Trắc Nghiệm Tài Chính Quốc Tế – Đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính quốc tế
Trường: Đại học Ngoại Thương (FTU)
Người ra đề: Giảng viên Phạm Thị Hồng Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên tài chính quốc tế
Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính quốc tế
Trường: Đại học Ngoại Thương (FTU)
Người ra đề: Giảng viên Phạm Thị Hồng Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên tài chính quốc tế

Mục Lục

Trắc nghiệm Tài chính quốc tế – Đề 9 là một trong những đề thi môn Tài chính quốc tế quan trọng, thường được sử dụng tại các trường đại học chuyên ngành Kinh tế, như Đại học Ngoại Thương (FTU). Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức về thị trường tài chính toàn cầu, các chính sách kinh tế quốc tế, và quản trị rủi ro tỷ giá.

Đề thi này do giảng viên Phạm Thị Hồng Anh, một trong những giảng viên uy tín tại FTU, biên soạn vào năm 2023. Đề dành cho sinh viên năm 3 ngành Tài chính – Ngân hàng, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tính toán và vận dụng kiến thức về kinh tế quốc tế. Hãy cùng Itracnghiem.vn khám phá đề thi này và thử sức ngay hôm nay!

Đề Thi Trắc Nghiệm Tài Chính Quốc Tế – Đề 9 (có đáp án)

Câu 1: Các công cụ sử dụng trên thị trường tiền tệ Châu Âu có tính lỏng cao do kỳ hạn gửi tiền phần lớn là:
A. Ngắn hạn
B. Dài hạn
C. Trên 1 năm
D. Không quy định cụ thể

Câu 2: Các công cụ sử dụng trên thị trường tiền tệ quốc tế có tính lỏng cao, độ an toàn lớn vì:
A. Thời gian giao dịch dài
B. Thời gian giao dịch ngắn
C. Thời gian giao dịch cố định từ 8g -11 sáng
D. Thời gian giao dịch không quy định cụ thể

Câu 3: Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ Châu Âu:
A. Quy định dự trữ bắt buộc và phí bảo hiểm tiền gửi
B. Không quy định dự trữ bắt buộc nhưng quy định phí bảo hiểm tiền gửi
C. Không quy định dự trữ bắt buộc và phí bảo hiểm tiền gửi
D. Quy định dự trữ bắt buộc nhưng không quy định phí bảo hiểm tiền gửi

Câu 4: Các phương án sau, đâu không phải là thiết chế tài chính quốc tế:
A. Tập đoàn đa quốc gia
B. Công ty tài chính
C. IMF
D. WB

Câu 5: Các phương án sau, đâu là thiết chế tài chính quốc tế:
A. Quỹ tương hỗ
B. Công ty tài chính
C. Tập đoàn đa quốc gia
D. Tổ chức tín dụng

Câu 6: Các yếu tố làm giảm cầu ngoại tệ trên FX là:
A. Vốn FDI vào tăng
B. Kim ngạch xuất khẩu tăng
C. Trả nợ nước ngoài tăng
D. Vay nợ nước ngoài tăng

Câu 7: Cán cân vãng lai phản ánh:
A. Luồng tiền trong nước
B. Luồng hàng hóa xuất nhập khẩu
C. Luồng hàng hóa thương mại
D. Luồng tài chính trong nước

Câu 8: Căn cứ để tính tỷ giá hối đoái thực tế là chỉ số giá của 2 nước có đồng tiền để tính tỷ giá hối đoái thực tế và:
A. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
B. Tỷ giá hối đoái chuyển khoản
C. Tỷ giá hối đoái giao ngay
D. Tỷ giá hối đoái thị trường

Câu 9: Chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ trong các hệ thống tiền tệ quốc tế có đặc trưng là:
A. Quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thông các giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền của các nước thành viên của khối
B. Quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thông các giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền chung của cả khối
C. Quy định về lưu thông không dùng tiền mặt bằng đồng tiền chung của cả khối
D. Không cần quy định về lưu thông tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và lưu thông các giấy tờ có giá khác ghi bằng đồng tiền chung của cả khối

Câu 10: Chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ trong các hệ thống tiền tệ quốc tế có đặc trưng là:
A. Không có phương án đúng
B. Xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền không thành viên của khối
C. Xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thành viên của khối
D. Không cần xác định tỷ giá giữa đồng tiền chung với các đồng tiền thành viên của khối

Câu 11: Chuyển khoản đơn phương ròng là:
A. Giao dịch tài khoản vốn ròng
B. Một nội dung của tài khoản tài chính
C. Một nội dung của tài khoản vốn
D. Một nội dung của tài khoản vãng lai

Câu 12: Cơ chế rút vốn đặc biệt là của:
A. IMF
B. Asean
C. EU
D. AMF

Câu 13: Cơ chế vận hành trên thị trường tài chính quốc tế là:
A. Cơ chế nội bộ và đa phương
B. Cơ chế nội bộ, song phương
C. Cơ chế song phương và đa phương
D. Cơ chế nội bộ, song phương và đa phương

Câu 14: Cơ quan quản lý thường xuyên của IMF là:
A. Ban giám đốc điều hành
B. Đại hội đồng
C. Ban kiểm soát
D. Hội đồng thống đốc

Câu 15: Đặc trưng của hệ thống tiền tệ Bretton Woods 1944 là:
A. Hệ thống chế độ tỷ giá thả nổi
B. Hệ thống chế độ tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh chế độ bản vị đồng USD
C. Hệ thống chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý điều tiết của Nhà nước
D. Hệ thống chế độ tỷ giá thả nổi nhưng có thể điều chỉnh chế độ bản vị đồng USD

Câu 16: Đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền được chấp nhận để thanh toán trong các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối ở:
A. Trong phạm vi các tổ chức quốc tế mà nước phát hành đồng tiền đó tham gia
B. Nước phát hành đồng tiền đó
C. Phạm vi quốc tế
D. Trong nước và trong phạm vi quốc tế

Câu 17: Dưới chế độ bản vị vàng, hoạt động xuất nhập khẩu vàng:
A. Được tự do hoạt động
B. Bị cấm
C. Không hoạt động
D. Bị hạn chế

Câu 18: Euro là đồng tiền chung của:
A. BRIC
B. Liên minh châu Âu EU
C. Cộng đồng ASEAN
D. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Câu 19: Giá trị của SDR được xác định trên nguyên tắc “rổ tiền tệ” gồm 5 đồng tiền mạnh là:
A. USD, JPY, SGD, GBP, CAD
B. USD, JPY, EURO, GBP, CAD
C. USD, CHF, EURO, GBP, CAD
D. USD, JPY, EURO, HKD, CAD

Câu 20: Hệ thống Bretton Woods ra đời và tồn tại trong khoảng thời gian:
A. Từ 1945 – 1965
B. Từ 1944 – 1972
C. Từ 1944 – 1971
D. Từ 1944 – 1964

Câu 21: Hệ thống tiền tệ quốc tế được hiểu:
A. Là đồng tiền quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất
B. Là một chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ
C. Là đồng tiền quốc tế được sử dụng nhiều nhất
D. Là sự thống nhất về tiền tệ

Câu 22: Hệ thống tiền tệ quốc tế là chế độ tổ chức lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia, được thực hiện bằng những thỏa ước và quy định ràng buộc của các quốc gia, có hiệu lực:
A. Trong phạm vi không gian và thời gian nhất định
B. Không giới hạn về phạm vi thời gian nhưng giới hạn về phạm vi không gian
C. Không giới hạn về phạm vi không gian và thời gian
D. Không có phương án đúng

Câu 23: Hiện nay, có bao nhiêu nước trong liên minh châu Âu EU đã xóa bỏ đồng bản tệ để sử dụng đồng EUR?
A. 18/28 nước
B. 19/28 nước
C. 20/28 nước
D. 21/28 nước

Câu 24: Hoạt động không làm nảy sinh tài chính quốc tế là hoạt động:
A. Thanh toán chứng khoán
B. Thanh toán giữa người mua và người bán
C. Thanh toán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu
D. Thanh toán quốc tế

Câu 25: Hoạt động làm nảy sinh tài chính quốc tế là hoạt động:
A. Thanh toán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong nước
B. Thanh toán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu
C. Thanh toán giữa người mua và người bán
D. Thanh toán hàng đổi hàng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)