200 câu trắc nghiệm gây mê hồi sức – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. BS. Trương Quang Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Gây mê hồi sức
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. BS. Trương Quang Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

200 câu trắc nghiệm gây mê hồi sức – Phần 1 là một trong những bộ đề thi quan trọng trong môn gây mê hồi sức dành cho sinh viên chuyên ngành Y khoa. Bộ đề này thường được sử dụng tại các trường đại học y dược lớn, chẳng hạn như Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi do các giảng viên chuyên ngành gây mê hồi sức, tiêu biểu như TS. BS. Trương Quang Bình, biên soạn và cập nhật theo chương trình đào tạo mới nhất năm 2023. Để có thể làm tốt bài thi, sinh viên cần nắm vững các kiến thức nền tảng về dược lý học, sinh lý học, các phương pháp gây mê và hồi sức trong lâm sàng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 200 câu trắc nghiệm gây mê hồi sức – Phần 1(có đáp án)

Câu 1: Gây mê cho bệnh nhân mổ bướu tân dịch vùng cổ cần lưu ý
A. Chảy máu
B. Tụt nội khí quản
C. Phù nề thanh quản sau khi rút nội khí quản
D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Gây mê cho bệnh nhân mổ CCAM
A. CCAM là Dị dạng nang tuyến bẩm sinh
B. Đăng ký máu nhóm 1
C. Bệnh nhân thường bị viêm phổi kèm theo nên cần phải phối hợp thuốc khi dẫn đầu và duy trì mê.
D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Những lượng dịch cần bù trong lúc phẫu thuật là. Chọn câu sai
A. Nhu cầu căn bản
B. Lượng dịch thiếu hụt
C. Lượng dịch mất không tính được
D. Dịch pha để nuôi ăn tĩnh mạch

Câu 4: U trung thất có thể gây chèn ép các cơ quan:
A. Chèn ép tim
B. Chèn ép phổi
C. Chèn ép khí quản
D. Chèn ép tĩnh mạch chủ trên
E. Tất cả đúng

Câu 5: Nguy cơ tử vong trong quá trình điều trị u trung thất chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn. Chọn câu sai:
A. Không thể tử vong trong giai đoạn dẫn đầu
B. Có thể tử vong trong giai đoạn bóc tách u
C. Có thể tử vong trong giai đoạn hậu phẫu
D. Có thể tử vong trong giai đoạn hóa trị

Câu 6: Những chuẩn bị cần thiết trong tiền phẫu cho bệnh nhân u trung thất:
A. Chụp CT, hoặc MRI
B. X quang phổi, ECG, siêu âm tổng quát
C. Đăng ký máu
D. Chuẩn bị máy thở
E. Tất cả đúng

Câu 7: Những bệnh nhân u trung thất đã được hóa trị hoặc xạ trị, ngoài cận lâm sàng để chẩn đoán, cần thiết phải làm thêm xét nghiệm gì sau trong quá trình chuẩn bị tiền mê:
A. Chụp CT, hoặc MRI
B. X quang phổi, ECG, siêu âm tổng quát
C. Khí máu, ion đồ
D. Chức năng gan, chức năng thận

Câu 8: U trung thất chèn ép tĩnh mạch chủ trên, trong cuộc mổ chọn đường truyền ngoại biên nào là tốt nhất.
A. Tĩnh mạch cảnh ngoài
B. Tĩnh mạch khuỷa tay
C. Tĩnh mạch chi dưới
D. Tĩnh mạch vùng đầu

Câu 9: Tư thế quan trọng nhất khi dẫn đầu ở bệnh nhân bị u trung thất chèn ép khí phế quản.
A. Nằm ngửa
B. Nằm nghiêng phải
C. Nằm nghiêng trái
D. Tư thế mà bệnh nhi thích nghi khi nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ.

Câu 10: Dẫn đầu cho bệnh nhân u trung thất chèn ép các cơ quan.
A. Tư thế thích hợp, tiền mê, thuốc mê tĩnh mạch, giãn cơ, đặt NKQ
B. Tư thế thích hợp, tiền mê, thuốc mê hô hấp, giãn cơ, đặt NKQ
C. Tư thế thích hợp, oxy 100%, thuốc mê sevoflurane, đặt NKQ

Câu 11: Các thủ thuật trong gây mê – phẫu thuật u trung thất
A. Đặt thông tiểu.
B. Đặt thông dạ dày.
C. Đặt huyết áp động mạch xâm lấn.
D. Đặt catheter tĩnh mạch trung ương.
E. Tất cả đúng

Câu 12: Đăng ký máu cho phẫu thuật u trung thất
A. Nhóm 1.
B. Nhóm 2
C. Nhóm 3.
D. Cấp cứu đỏ

Câu 13: Phương pháp vô cảm cho bệnh nhân tháo lồng bằng hơi:
A. Có thể tiền mê để tháo lồng bằng hơi.
B. Có thể gây mê nội khí quản để tháo lồng bằng hơi.
C. Gây mê mask để tháo lồng bằng hơi
D. Câu a, b, đúng
E. Câu a, c đúng

Câu 14: Khám tiền mê cho bệnh nhân tắc ruột cần lưu ý:
A. Rối loạn huyết động.
B. Rối loạn điện giải
C. Dấu hiệu mất nước.
D. Dấu hiệu suy hô hấp
E. Tất cả đúng

Câu 15: Chuẩn bị tiền phẫu cho bệnh nhân xoắn ruột. Chọn câu đúng:
A. Điều chỉnh huyết động thật ổn định rồi mới đưa vào phòng mổ.
B. Điều chỉnh điện giải trở về bình thường rồi đưa vào phòng mổ
C. Điều chỉnh kiềm toan trở về bình thường rồi đưa vào phòng mổ
D. Chỉ cần đảm bảo thể tích tuần hoàn, huyết động tương đối, các rối loạn khác tiếp tục điều chỉnh trong quá trình phẫu thuật

Câu 16: Nguy cơ nguy hiểm thường gặp khi dẫn đầu trên bệnh nhân tắc ruột, chọn câu sai
A. Trào ngược dạ dày thực quản, gây hít sặc
B. Rối loạn huyết động nặng hơn sau khi cho thuốc mê
C. Suy hô hấp nặng hơn sau khi dẫn đầu
D. Tình trạng điện giải vẫn như trước khi chuyển vào phòng mổ.

Câu 17: Các bước khi dẫn đầu cho bệnh nhân tắc ruột, chọn câu sai
A. Gắn các phương tiện theo dõi, dẫn mê nhanh, thủ thuật Sellick, Succinylcholine, đặt NKQ
B. Gắn các phương tiện theo dõi, hút dạ dày, dẫn mê nhanh, thủ thuật Sellick, Succinylcholine, đặt NKQ
C. Gắn các phương tiện theo dõi, hút dạ dày, dẫn mê nhanh, thủ thuật Sellick, Rocuronium liều cao, đặt NKQ

Câu 18: Mục đích của ấn sụn nhẫn (thủ thuật Sellick), chọn câu sai
A. Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa trào ngược thụ động dịch dạ dày vào hầu họng, vào phổi
B. Được thực hiện sau khi bệnh nhân vừa mất tri giác
C. Khi cổ duỗi tối đa, ấn nhẹ nhàng lên sụn nhẫn, đè thực quản lên cột sống
D. Thực hiện thủ thuật này liên tục cho tới khi đặt được NKQ dù bệnh nhân bị nôn ói.

Câu 19: Các thủ thuật trong gây mê hồi sức cho bệnh nhân phẫu thuật tắc ruột
A. Lập đường truyền tĩnh mạch ngoại biên
B. Đặt thông dạ dày
C. Đặt thông tiểu
D. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt catheter động mạch cho những bệnh nhân tiên lượng nặng
E. Tất cả đúng

Câu 20: Các thông số cần theo dõi trong gây mê hồi sức cho bệnh nhân phẫu thuật tắc ruột
A. ECG
B. Huyết áp
C. SpO2
D. Lượng máu mất
E. Tất cả đúng

Câu 21: Gây mê cho bệnh nhân xoắn ruột cần lưu ý những vấn đề nào sau đây
A. Là một cấp cứu ngoại khoa khẩn
B. Phải chuẩn bị máu và các chế phẩm của máu đầy đủ
C. Vừa điều chỉnh các rối loạn vừa phẫu thuật
D. Cần đặt NKQ dạ dày đầy.
E. Tất cả đúng

Câu 22: Tháo xoắn có thể gây ra những rối loạn sau:
A. Đau
B. Giảm thể tích tuần hoàn
C. Sốc do nhiễm độc
D. Nhiễm toan
E. Tất cả đúng

Câu 23: Bệnh nhân mổ tháo xoắn, tình trạng huyết động đang bình thường, ngay sau khi tháo xoắn huyết áp tụt nhanh, xử trí ban đầu là:
A. Noradrenaline
B. Adrenaline
C. Dopamine và Dobutamine
D. Bơm máu hoặc huyết tương hoặc HES

Câu 24: Biến chứng của tháo lồng bằng hơi, chọn câu đúng
A. Chảy máu
B. Thủng ruột
C. Tắc ruột
D. Vỡ dạ dày

Câu 25: Chỉ định phẫu thuật nội soi, ngoại trừ
A. Viêm ruột thừa cấp
B. Lồng ruột giờ thứ 5
C. Nang ống mật chủ
D. Còn ống động mạch

Câu 26: Khám tiền mê cho bệnh nhân có chỉ định mổ nội soi, cần lưu ý những bệnh lý kèm theo nào sau
A. Tim mạch, hô hấp, xơ gan. Tăng nhãn áp
B. Hệ niệu, hệ sinh dục, hệ tiêu hóa
C. Hệ cơ, xương, khớp

Câu 27: Chống chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng, ngoại trừ
A. Bệnh nhân viêm ruột thừa kèm suy tim do thiếu máu mãn
B. Bệnh nhân viêm ruột thừa kèm viêm phổi
C. Bệnh nhân viêm ruột thừa kèm sứt môi.
D. Bệnh nhân viêm ruột thừa kèm xơ gan

Câu 28: Khí nào được dùng để bơm vào cơ thể trong phẫu thuật nội soi
A. Khí oxygen
B. Khí cacbon dioxide
C. Khí metan
D. Khí NO

Câu 29: Những nguyên tắc khi bơm hơi vào ổ bụng, ngoại trừ
A. Bệnh nhân phải ở tư thế nằm ngửa
B. Bơm tốc độ chậm 1.5 l/p – 2.5 l/p.
C. Thể tích bơm 4 – 6 lit.
D. Áp lực bơm lớn hơn 2 lần huyết áp hệ thống

Câu 30: Dấu hiệu nào không cần thiết phải theo dõi trong phẫu thuật nội soi nang ống mật chủ:
A. ECG
B. Huyết áp
C. CVP
D. Capnography

Câu 31: Nguyên nhân chính gây hạ thân nhiệt nặng ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng là:
A. Do máy điều hòa
B. Do dịch truyền để trong phòng mổ
C. Do cacbon dioxide
D. Do ánh sáng của đèn nội soi

Câu 32: Biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật nội soi ổ bụng, ngoại trừ:
A. Chảy máu
B. Nhiễm trùng
C. Rối loạn nhịp tim
D. Nhiễm độc tia laser

Câu 33: Nguyên nhân chính gây biến chứng rối loạn nhịp tim nặng trong phẫu thuật nội soi ổ bụng là do
A. Đặt troca chạm vào gan
B. Đặt troca gây thủng cơ hoành
C. Đặt troca gây thủng mặc treo tràng trên
D. Do CO2

Câu 34: Những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân ngay trên bàn mổ trong phẫu thuật nội soi, ngoại trừ:
A. Rung thất
B. Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
C. Thuyên tắc khí
D. Thủng tạng rỗng

Câu 35: Những bệnh lý nào có thể phẫu thuật nội soi, ngoại trừ:
A. Nang ruột đôi
B. Tràn mủ và dày dính màng tim
C. Còn ống động mạch
D. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Câu 36: Mục đích chính của đặt thông dạ dày trong phẫu thuật nội soi ổ bụng:
A. Tránh vỡ dạ dày
B. Thoát CO2 dư ra ngoài
C. Tạo phẫu trường thông thoáng hơn

Câu 37: Trong phẫu thuật trên bệnh nhân suy gan, gây mê cần chú ý:
A. Huyết áp giảm
B. Chảy máu kéo dài
C. Thiếu Oxy
D. Tất cả đều đúng

Câu 38: Thuốc dãn cơ ưu tiên dùng trên bệnh nhân bị suy gan:
A. Rocuronium
B. Vecuronium
C. Suxamethonium
D. Atrarium

Câu 39: Thuốc nào không dùng cho bệnh nhân suy gan:
A. Fentanyl
B. Midazolam
C. Propofol
D. Acetaminophen

Câu 40: Nguy cơ nào sau đây có thể xảy ra khi dẫn đầu cho bệnh nhân thalassemia:
A. Sốc do nhiễm độc
B. Bệnh thalassemia gây tăng đông tạo huyết khối làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp
C. Đặt NKQ khó do lách quá to gây chèn ép khí quản
D. Trào ngược dạ dày thực quản

Câu 41: Thuốc nào sau đây chống chỉ định khi gây mê cho bệnh nhân thalassemia có chỉ định cắt lách:
A. Propofol hoặc Ketamine
B. Fetanyl hoặc Sufetanyl
C. Rocuronium hoặc Norcurone
D. Sevoflurane hoặc Isoflurane
E. Không có thuốc nào kể trên chống chỉ định

Câu 42: Mục tiêu của việc thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật của WHO, chọn câu sai:
A. Tạo văn hóa giao tiếp trong phòng mổ.
B. Hạn chế tối đa mổ lộn bệnh nhân.
C. Hạn chế tối đa mổ lộn bên
D. Hạn chế những phương pháp gây mê không thích hợp.
E. Chỉ thực hiện khi phẫu thuật bệnh nặng

Câu 43: 3 giai đoạn của bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật là:
A. Bắt đầu (Sign in), đối chiếu của nhóm phẫu thuật (Time out), Kết thúc (Sign out).
B. Đối chiếu của nhóm phẫu thuật (Time out), Bắt đầu (Sign in), Kết thúc (Sign out).
C. Bắt đầu (Sign in), Giữa cuộc mổ, Kết thúc (Sign out).

Câu 44: Nguy cơ mất máu khối lượng lớn trong phẫu thuật ở trẻ em là:
A. Mất máu > 5 ml/kg
B. Mất máu > 7 ml/kg
C. Mất máu > 10 ml/kg
D. Mất máu > 15 ml/kg

Câu 45: Vô cảm cho bệnh nhi để chụp cắt lớp, chọn câu sai:
A. Chỉ thực hiện khi cần bệnh nhân nằm yên và bệnh nhân không hợp tác
B. Thuốc an thần thường được lựa chọn là Midazolam
C. Chỉ gây mê sau khi tiền mê bằng Midazolam, phenobarbital không có hiệu quả
D. Thuốc gây mê thường được lựa chọn là Norcuron

Câu 46: Phương pháp vô cảm trong nội soi tiêu hóa ở trẻ em, chọn câu sai:
A. Mê nội khí quản cho bệnh nhân nội soi dạ dày
B. Mê mask cho bệnh nhân nội soi đại tràng
C. Tiền mê bằng Ketamine để nội soi dạ dày
D. Có thể nội soi tỉnh với bệnh nhi lớn và chịu hợp tác

Câu 47: Xử trí co thắt thanh quản toàn phần. Chọn câu đúng nhất:
A. Ngưng ngay kích thích
B. Cho thuốc mê Propofol tĩnh mạch
C. Thuốc giãn cơ Suxamethonium
D. Đặt nội khí quản
E. Tất cả đúng

Câu 48: Chỉ định sử dụng corticoids cho bệnh nhân có tiền căn có bệnh lý đã hoặc đang sử dụng corticoids được gây mê – phẫu thuật. Chọn câu sai:
A. Bệnh nhân sử dụng corticoids liên tục hơn 01 tuần
B. Bệnh nhân sử dụng corticoids liên tục hơn 01 tuần và ngưng chưa được 01 năm
C. Cho Hydrocortison (1,5 – 2 mg/kg/TM) trước khi dẫn đầu.
D. Không cần duy trì sau phẫu thuật

Câu 49: Gây tê vùng hoặc gây tê trục ở trẻ em. Chọn câu đúng nhất:
A. Chỉ cần gây tê là có thể phẫu thuật mà không cần gây mê cho tất cả các bệnh nhân
B. Gây mê kết hợp với gây tê nhằm mục đích giảm đau và giảm thuốc mê.
C. Tất cả các loại thuốc tê đều an toàn tuyệt đối
D. Thuốc tê Bupivacaine (Marcaine) không gây độc cho tim.

Câu 50: Đặt CVP cho bệnh nhân trong phòng mổ. Chọn câu sai:
A. Mục đích lớn nhất là đo áp lực tĩnh mạch trung ương và truyền máu khi bệnh nhân mất máu do phẫu thuật
B. Dễ thực hiện hơn ngoài trại do bệnh nhân nằm yên.
C. Tai biến nhẹ hơn so với khi thực hiện ở ngoài trại
D. Phòng chống nhiễm khuẩn tốt hơn do môi trường phòng mổ tốt hơn

Câu 51: Phân loại Mallampatti, chọn câu sai:
A. Độ I: Thấy được khẩu cái mềm, vòm hầu, lưỡi gà, cột trước, cột sau
B. Độ II: Thấy được khẩu cái mềm, vòm hầu và lưỡi gà.
C. Độ III: Thấy được khẩu cái mềm và đáy lưỡi gà.
D. Độ IV: Thấy được khẩu cái mềm

Câu 52: Trẻ em có thể cho được uống nước đường lần cuối trước khi phẫu thuật:
A. 30 phút
B. 1 giờ
C. 3 giờ
D. 4 giờ

Câu 53: Trẻ em dưới 10 tháng tuổi bình thường có cần tiền mê trước khi phẫu thuật hay không?
A. 
B. Không

Câu 54: Hệ thống Jackson-Rees sử dụng gây mê cho trẻ em, nếu đặt lưu lượng khí thấp hơn quy định sẽ gây hậu quả gì?
A. Thiếu oxy
B. Hít lại khí thở ra
C. Quá liều thuốc mê hô hấp
D. Không đủ liều thuốc mê hô hấp

Câu 55: Bóng giúp thở của hệ thống Jackson – Rees sử dụng cho trẻ 3 tuổi có thể tích là bao nhiêu?
A. 0,5 lít
B. 1 lít
C. 2 lít
D. 3 lít

Câu 56: Mặt nạ của hệ thống Jackson – Rees trong suốt dùng để làm gì?
A. Đẹp hơn mặt nạ màu đen
B. Dễ dàng làm vệ sinh
C. Nhìn thấy được màu môi
D. Nhìn thấy được chất nôn
E. b và c đúng

Câu 57: Airway thích hợp cho trẻ em khi ướm thử bên ngoài ở đâu?
A. Mép miệng – Góc hàm
B. Mép miệng – Vành tai
C. Cánh mũi – Góc hàm
D. Cánh mũi – Vành tai

Câu 58: Công thức chọn ống NKQ ở trẻ em lớn hơn 2 tuổi là (tuổi tính bằng năm):
A. 4 + tuổi/2
B. 4 + tuổi/3
C. 4 + tuổi/4
D. 4 + tuổi/5

Câu 59: Trẻ sơ sinh thiếu tháng chọn ống NKQ nào?
A. 2,5 – 3.0
B. 3.5
C. 4.0
D. 4.5

Câu 60: Đề phòng hạ thân nhiệt cho trẻ em lúc gây mê dễ hơn điều trị hạ thân nhiệt cho trẻ sau khi gây mê.
A. Đúng
B. Sai

Câu 61: Ống nghe không cần thiết khi thực hiện gây mê cho trẻ em vì đã có những phương tiện theo dõi hiện đại khác.
A. Đúng
B. Sai

Câu 62: Thuốc mê hô hấp dùng dẫn đầu cho trẻ em được chọn là gì?
A. Sevoflurane
B. Desflurane
C. Isoflurane
D. Halothane
E. a và d

Câu 63: Phản ứng phụ của Succinylcholine là gì?
A. Tăng nhịp tim
B. Tăng Kali máu
C. Giảm Kali máu
D. a và b đúng

Câu 64: Bù dịch trong lúc gây mê nhằm bảo đảm điều gì?
A. Nhu cầu căn bản
B. Lượng dịch thiếu hụt
C. Lượng dịch mất không tính được
D. Lượng máu mất
E. Tất cả đúng

Câu 65: Bù máu và các sản phẩm của máu trong quá trình gây mê nhằm giải quyết vấn đề gì?
A. Đảm bảo thể tích lưu hành nội mạch
B. Đảm bảo khả năng vận chuyển Oxy
C. Đảm bảo chức năng các yếu tố đông máu
D. Tất cả đúng

Câu 66: Khi phải gây mê cho bệnh nhân có bệnh sử suyễn phải chú ý việc sử dụng corticoid để làm gì?
A. Giảm liều thuốc mê
B. Tăng liều thuốc mê
C. Bổ sung corticoid trong lúc gây mê
D. Tăng liều thuốc giãn cơ

Câu 67: Thuốc kháng Histamine được lựa chọn để tiền mê khi gây mê cho bệnh nhân suyễn.
A. Đúng
B. Sai

Câu 68: Gây mê không đủ sâu là một trong những nguyên nhân gây ra co thắt phế quản ở bệnh nhân suyễn trong lúc phẫu thuật.
A. Đúng
B. Sai

Câu 69: Rút NKQ sớm cuối cuộc mổ là một trong những biện pháp đề phòng co thắt phế quản ở những bệnh nhân suyễn.
A. Đúng
B. Sai

Câu 70: Thuốc dãn cơ được ưu tiên lựa chọn ở bệnh nhân suyễn là gì?
A. Succinylcholine
B. Pancuronium
C. Vecuronium
D. Rocuronium
E. Atracurium

Câu 71: Khi gây mê bệnh nhân suyễn, hệ thống Jackson – Rees được ưu tiên lựa chọn hơn hệ thống nữa kín.
A. Đúng
B. Sai

Câu 72: Bệnh nhân 5 tuổi, có bệnh sử suyễn, đang sử dụng corticoid, cần phẫu thuật gãy lồi cầu trong xương cánh tay, nhịn ăn uống đầy đủ. Phương pháp vô cảm được ưu tiên lựa chọn là gì?
A. Mê mask với thuốc mê hô hấp + Gây tê đám rối TK cánh tay + Acetaminophen
B. Mê NKQ với thuốc mê hô hấp + Fentanyl liều cao
C. Tiền mê + Gây tê đám rối TK cánh tay + Acetaminophen

Câu 73: Gây mê trẻ sinh non thiếu tháng cần chú ý điều gì?
A. Bệnh lý kèm theo
B. Ngưng thở sau khi gây mê
C. Hạ thân nhiệt trong lúc gây mê
D. SpO2
E. Tất cả đúng

Câu 74: Thuốc nào sau đây không được sử dụng để dẫn đầu với bệnh nhân có dạ dày đầy?
A. Ketamine
B. Propofol
C. Sevoflurane
D. Etomidate

Câu 75: Thủ thuật Sellick là:
A. Đè sụn giáp lên cột sống cổ
B. Đè sụn nhẫn lên cột sống cổ
C. Đè sụn khí quản lên cột sống cổ
D. Đè xương móng lên cột sống cổ

Câu 76: Thủ thuật Sellick được thực hiện khi nào?
A. Sau khi tiền mê
B. Sau khi tiêm thuốc dãn cơ
C. Khi bệnh nhi vừa mất tri giác
D. Sau khi đặt NKQ

Câu 77: Thủ thuật Sellick nhằm ngăn ngừa bệnh nhân nôn mữa lúc dẫn đầu.
A. Đúng
B. Sai

Câu 78: Preoxygenation là thuật ngữ dùng để chỉ động tác gì?
A. Cho bệnh nhân thở oxy 100% sau khi đặt NKQ
B. Cho bệnh nhân thở oxy 100% trước khi tiêm thuốc dãn cơ
C. Cho bệnh nhân thở oxy 100% trước khi dẫn đầu mê
D. Cho bệnh nhân thở oxy 100% trong suốt quá trình gây mê

Câu 79: Rocuronium 0,3 mg/kg (TM) có thể thay thế việc sử dụng Succinylcholine để đặt NKQ khi bệnh nhân có dạ dày đầy.
A. Đúng
B. Sai

Câu 80: Bệnh nhân được chẩn đoán Hemophilia chỉ cần chuẩn bị máu truyền trong lúc phẫu thuật.
A. Đúng
B. Sai

Câu 81: Bệnh nhân Hemophilia có thể có kết quả xét nghiệm TS bình thường.
A. Đúng
B. Sai

Câu 82: Do truyền máu nhiều lần, bệnh nhân Hemophilia có thể nhiễm các bệnh khác: Viêm gan siêu vi, HIV.
A. Đúng
B. Sai

Câu 83: Bệnh nhi Hemophilia không hợp tác có thể được tiêm bắp Ketamine trước khi đưa vào phòng mổ, hoặc tiêm bắp Gentamicin phòng ngừa viêm nội tâm mạc nếu có chỉ định.
A. Đúng
B. Sai

Câu 84: Đặt NKQ đường mũi để cắt Amygdales cho bệnh nhân Hemophilia.
A. Đúng
B. Sai

Câu 85: Bệnh nhi Hemophilia A chỉ cần truyền yếu tố VIII sau khi hoàn tất phẫu thuật.
A. Đúng
B. Sai

Câu 86: Bệnh nhi Hemophilia, 5 tuổi, cắt lọc vết thương hoại tử bàn chân trong 30 phút. Phương pháp vô cảm an toàn nhất được lựa chọn:
A. Tiền mê + Gây tê xương cùng + Acetaminophen
B. Mê NKQ thuốc mê hô hấp + Fentanyl
C. Mê mask thuốc mê hô hấp hay tĩnh mạch + Acetaminophen
D. Ketamine tiêm bắp + Mê mask thuốc mê hô hấp + Acetaminophen

Câu 87: Bệnh nhi Hemophilia phải được cột chặt tay chân giai đoạn hồi tỉnh để tránh bị té ngã.
A. Đúng
B. Sai

Câu 88: Co thắt thanh quản ở trẻ em trong lúc gây mê do:
A. Bệnh nhân mê nông ở giai đoạn II
B. Kích thích do phẫu thuật
C. Kích thích do đặt NKQ
D. Tất cả đúng

Câu 89: Khi xảy ra co thắt thanh quản trong lúc gây mê phải xử trí bằng cách tăng thông khí với oxy 100%.
A. Đúng
B. Sai

Câu 90: Phù phổi cấp là một biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn hậu phẫu sau khi xảy ra co thắt thanh quản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 91: Ngưng ngay kích thích và đưa bệnh nhân ra khỏi giai đoạn II là nguyên tắc điều trị co thắt thanh quản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 92: Propofol có thể cắt được phản xạ co thắt thanh quản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 93: Isoflurane có thể cắt được phản xạ co thắt thanh quản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 94: Fentanyl có thể cắt được phản xạ co thắt thanh quản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 95: Dấu hiệu nào không có trong co thắt thanh quản toàn phần?
A. Môi tím tái
B. Thở rít
C. SpO2 giảm
D. Ngưng tim

Câu 96: Co thắt thanh quản có thể tái phát.
A. Đúng
B. Sai

Câu 97: Thuốc nào sau đây có khả năng gây tăng thân nhiệt ác tính?
A. Ketamine
B. Halothane
C. Propofol
D. Succinylcholine
E. b và d đúng

Câu 98: Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhi tăng thân nhiệt ác tính lúc gây mê, ngoại trừ:
A. Co cứng cơ toàn thân
B. Tăng thân nhiệt nhanh
C. Nước tiểu màu xá xị
D. Capnography giảm

Câu 99: Thuốc đặc trị tăng thân nhiệt ác tính là gì?
A. Mannitol
B. Dantrolene
C. Corticoid
D. Acetaminophen

Câu 100: Tai biến trong gây mê – phẫu thuật lõm ngực:
A. Tràn khí màng phổi
B. Thủng tim
C. Ngộ độc thuốc tê do gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain
D. Tất cả đều đúng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)