389 Câu Trắc nghiệm Hóa Lý Dược – Phần 4

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá lí dược
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Vũ Đình Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 89
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá lí dược
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Vũ Đình Hoàng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120 phút
Số lượng câu hỏi: 89
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

389 Câu Trắc nghiệm Hóa Lý Dược – Phần 4 là một trong những đề thi thuộc môn  Hóa lí dược của ngành Dược học. Đề thi này được thiết kế nhằm kiểm tra kiến thức về hóa lý và các quá trình liên quan đến dược phẩm như động học, nhiệt động học và cân bằng hóa học. Các sinh viên sẽ phải nắm vững những nguyên tắc hóa học cơ bản và áp dụng chúng vào lĩnh vực dược lý, giúp chuẩn bị tốt cho các kỳ thi chuyên ngành. Đề thi này được biên soạn bởi PGS.TS Vũ Đình Hoàng, một giảng viên nổi tiếng về Hóa Dược tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về kỹ thuật hóa dược và các quá trình bào chế thuốc​. Đề thi phù hợp với sinh viên ngành Dược, đặc biệt là sinh viên năm ba trở lên, giúp họ củng cố kiến thức nền tảng và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 389 Câu Trắc nghiệm Hóa Lý Dược – Phần 4 (có đáp án)

Câu 301: Sự keo tụ tương hổ là quá trình keo tụ do:
A. Sự hiện diện chất điện ly khi thêm vào hệ keo
B. Sự tương tác của hai loại keo có điện tích khác nhau
C. Sự tương tác hai loại keo cùng điện tích
D. Do khối lượng các tiểu phân keo tự hút nhau thành keo tụ

Câu 302: Keo Fe(OH)₃ có thể được điều chế bằng phương pháp:
A. Phương pháp thẩm tích
B. Phương pháp siêu lọc
C. Phương pháp điện thẩm tích
D. Phương pháp thay thế dung môi
E. Tất cả sai

Câu 303: Khi cho 1 lượng nhỏ xà phòng natri vào hệ chứa 6ml nước và 3ml dầu, lắc mạnh ta được nhũ dịch dầu trong nước. Điều này được giải thích như sau:
A. Xà phòng natri đã làm giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha dầu nước
B. Xà phòng natri đã tạo lớp áo bảo vệ giúp các hạt dầu khỏi dính vào nhau
C. Xà phòng natri đã làm giảm năng lượng tự do bề mặt của các hạt dầu
D. Xà phòng natri là chất hoạt động bề mặt gồm một phần thân dầu và một phần thân nước
E. Các câu trên đều đúng

Câu 304: Muối stearat trimetyl amoni bromur là chất hoạt động bề mặt có đặc tính:
A. Khi cho vào nước phân ly thành anion
B. Được dung trong môi trường kiềm
C. Tạo bọt tốt
D. Có khả năng sát khuẩn tốt

Câu 305: Khi hòa tan một lượng xà phòng natri vào nước sẽ có hiện tượng:
A. Xà phòng natri phân tán trên bề mặt của dung dịch
B. Xà phòng natri làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch
C. Xà phòng natri phân tán vào trong lòng chất lỏng làm tăng sức căng bề mặt của dung dịch
D. Xà phòng natri phân tán trên bề mặt và trong lòng như nhau, không làm thay đổi sức căng bề mặt

Câu 306: Tween và span là các chất hoạt động bề mặt thường được dùng trong:
A. Kem đánh răng
B. Kỹ nghệ nhuộm
C. Mỹ phẩm
D. Bột giặt

Câu 307: Khi có sự hấp phụ chất lỏng lên chất rắn, yếu tố nào sau đây không bị ảnh hưởng:
A. Bản chất của chất hấp phụ
B. Bản chất của chất bị hấp phụ
C. Nồng độ của chất hấp phụ
D. Áp suất của khí quyển lên bề mặt dung dịch

Câu 308: Tốc độ phản ứng có thể được biểu thị như sau:
A. Là sự thay đổi thành phần của chất tham gia theo thời gian
B. Là sự biến đổi sản phẩm theo thời gian
C. Là sự biến đổi nồng độ chất tham gia theo thời gian
D. Là sự thay đổi của thời gian theo nồng độ

Câu 309: Hằng số tốc độ của phản ứng bậc nhất được biểu thị:
A. k = (3,203/t) ln|A₀|/|A|
B. k = (3,203/t) ln|A|/|A₀|
C. k = (2,303/t) lg|A₀|/|A|
D. k = (2,303/t) lg|A|/|A₀|

Câu 310: Đặc điểm của phản ứng bậc nhất:
A. Hằng số tốc độ phản ứng có thứ nguyên là t⁻¹
B. Chu kỳ bán hủy T₁/₂ = 0,693/k
C. Tuổi thọ có công thức T₉₀ = k/0,105
D. Câu a, b đúng

Câu 311: Công thức tính hằng số tốc độ phản ứng bậc nhất theo thực nghiệm:
A. k = (2,303/t) lg(n₂−n₀)/(n₂−n₁)
B. k = t/(2,303) lg(n₂−n₀)/(n₂−n₀)
C. k = (2,303/t) ln(n₂−n₀)/(n₂−n₁)
D. k = (5,303) (1/ln(n₂−n₀))/(n₂−n₀)

Câu 312: Keo xanh phổ được điều chế bằng cách:
A. Phản ứng giữa FeCl₂ và Fericyanur kali
B. Phản ứng giữa FeCl₂ và Ferocyanur kali
C. Phản ứng giữa FeCl₃ và Fericyanur kali
D. Phản ứng giữa FeCl₃ và Ferocyanur kali

Câu 313: Khi quan sát keo lưu huỳnh ta có thể thấy:
A. Màu trắng đục
B. Trắng xanh
C. Trắng vàng
D. Trắng hồng
E. Tất cả đều đúng

Câu 314: Khi cho phenol vào nước, tùy theo hàm lượng giữa hai chất ta có thể tạo thành các hệ sau:
A. Dung dịch của phenol trong nước
B. Dung dịch của nước trong phenol
C. Nhũ dịch phenol trong nước
D. Nhũ dịch nước trong phenol
E. Tất cả đều đúng

Câu 315: Giản đồ hòa tan hạn chế của phenol và nước có dạng:
A. Là một đường cong lồi
B. Là một parabol có đỉnh cực tiểu
C. Là một đường tròn
D. Là một parabol có đỉnh cực đại

Câu 316: Điểm cực đại của giản đồ pha phenol-nước được gọi là:
A. Điểm giới hạn
B. Điểm tới hạn
C. Điểm tương đương
D. Điểm cực đại

Câu 317: Trong quá trình chiết suất, yếu tố cơ bản quyết định cách chiết nhiều lần có lợi hơn một lần là:
A. Tăng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha
B. Lực chiết
C. Kỹ thuật định lượng
D. Thời gian chiết

Câu 318: Để chiết iod từ dung dịch nước người ta có thể dùng các dung môi sau:
A. Cồn ethylic
B. Acid axetic
C. Glyxerin
D. Benzen

Câu 319: Từ việc khảo sát hằng số tốc độ của một phản ứng phân hủy thuốc, ta có thể xác định được:
A. Chu kỳ bán hủy của thuốc
B. Thời hạn sử dụng thuốc
C. Tuổi thọ của thuốc
D. Có kế hoạch phân phối và bảo quản thuốc hợp lý
E. Tất cả đều đúng

Câu 320: Thông thường các thuốc dưới dạng hỗn dịch hoặc nhũ dịch phân hủy theo phản ứng:
A. Bậc không
B. Bậc một
C. Bậc hai
D. Bậc ba

Câu 321: Chất nào có thể được sử dụng làm chất tẩy rửa trong vùng nước cứng:
A. Natri stearat
B. Calci acetat
C. Natri dobecyl benzene sulfonat
D. Calci stearat

Câu 322: Trong quá trình hấp phụ, than nào có khả năng hấp phụ tốt nhất:
A. Than đước
B. Than gáo dừa
C. Than đá
D. Than gòn

Câu 323: Quá trình acid axetic bị hấp phụ trên than hoạt là quá trình hấp phụ:
A. Hóa học
B. Hóa lý
C. Vật lý
D. Bề mặt

Câu 324: Kể tên một số chế phẩm dược chứa than hoạt được sản xuất tại Việt Nam:
A. Carbophos
B. Acticarbine
C. Quinocarbin
D. Normogastryl

Câu 325: Trước khi sử dụng phương pháp sắc ký trao đổi ion để tách ion Ni²⁺ và Co²⁺, người ta phải:
A. Rửa sạch cột bằng nước đến khi hết ion H⁺
B. Rửa cột bằng 200ml nước cất
C. Rửa cột với tốc độ dịch chảy 2-3 ml/phút
D. Rửa cột đến khi dịch chảy ra có màu xanh

Câu 326: Thứ tự của các bước thực hiện khi tách hỗn hợp dung dịch chứa ion Ni²⁺ và Co²⁺:
A. Cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl
B. Rửa nước, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl
C. Rửa nước, cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat I, dd citrat II, dd HCl
D. Cho hỗn hợp chứa ion Niken và Coban vào cột, rửa nước, dd citrat II, dd citrat I, dd HCl

Câu 327: Yếu tố ảnh hưởng đến thứ tự tách Ni²⁺ và Co²⁺ phụ thuộc vào:
A. pH của dung dịch citrat I
B. Tốc độ chảy của dung dịch citrat I
C. Nồng độ của dd citrat I
D. Bản chất của các ion Ni²⁺ và Co²⁺ đối với nhựa trao đổi ion
E. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 328: Khi cho dd NaCl vào keo Fe(OH)₃ sẽ đưa đến kết quả:
A. Giúp bảo vệ keo Fe(OH)₃ bền hơn
B. Không ảnh hưởng đến độ bền của keo Fe(OH)₃
C. Gây đông tụ keo Fe(OH)₃
D. Chuyển keo Fe(OH)₃ thành FeCl₃

Câu 329: Khi cho keo gelatin tiếp xúc với keo Fe(OH)₃, keo gelatin có vai trò:
A. Bảo vệ keo Fe(OH)₃ khỏi tác động của NaCl
B. Gây đông tụ keo Fe(OH)₃
C. Gây đông tụ keo Fe(OH)₃ theo nguyên tắc keo tụ tương hổ
D. Không có tác dụng gì với keo Fe(OH)₃

Câu 330: Phương pháp nào sau đây không được dùng để phân loại nhũ dịch:
A. Pha loãng nhũ dịch với một lượng nước để khảo sát độ bền của nhũ dịch
B. Đo độ dẫn điện của nhũ dịch
C. Nhuộm màu và quan sát nhũ dịch
D. Đo kích thước các tiểu phân của hạt phân tán trong nhũ dịch

Câu 331: Cho phản ứng xảy ra trong pin như sau: Cd + CuSO₄ = Cu + CdSO₄. Biểu thức tính sức điện động tiêu chuẩn là:
A. E₀ = ₘₐₑ₂⁺/ₘₐₑ + ₖ₂⁺/ₖ
B. E₀ = ₘₐₑ₂⁺/ₘₐₑ + ₖ₂⁺/ₖ
C. E₀ = ₖ₂⁺/ₖ – ₘₐₑ₂⁺/ₘₐₑ
D. Tất cả sai

Câu 332: Thế điện cực của điện cực calomel được tính theo công thức sau:
A. 0,2678 – 0,059 log aCl⁻
B. 0,2678 + 0,059 log aCl⁻
C. 0,2224 – 0,059 log aCl⁻
D. 0,2224 + 0,059 log aCl⁻

Câu 333: Thế điện cực của điện cực Ag/AgCl được tính theo công thức sau:
A. 0,2678 – 0,059 log aCl⁻
B. 0,2678 + 0,059 log aCl⁻
C. 0,2224 – 0,059 log aCl⁻
D. 0,2224 + 0,059 log aCl⁻

Câu 334: Dung dịch keo là hệ phân tán có kích thước hạt phân tán nằm trong khoảng:
A. Nhỏ hơn 10⁻⁸ cm
B. Lớn hơn 10⁻³ cm
C. Từ 10⁻⁷ cm đến 10⁻⁵ cm
D. Từ 10⁻⁵ cm đến 10⁻³ cm

Câu 335: Hệ phân tán lỏng trong lỏng gọi là hệ:
A. Huyền phù
B. Sương mù
C. Sol lỏng
D. Nhũ tương

Câu 336: Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Nồng độ
D. Thể tích

Câu 337: Trong pin điện hóa:
A. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Anot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Anot là điện cực không xác định được

Câu 338: Trong pin điện hóa:
A. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Catot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Catot là điện cực không xác định được

Câu 339: Trong quá trình điện phân:
A. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Anot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Anot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Anot là điện cực không xác định được

Câu 340: Trong quá trình điện phân:
A. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa
B. Catot là điện cực xảy ra quá trình khử
C. Catot là điện cực xảy ra quá trình oxi hóa và khử
D. Catot là điện cực không xác định được

Câu 341: Cho pin: Zn/ZnSO₄// CuSO₄/Cu quá trình điện cực là:
A. Zn – 2e = Zn²⁺ và Cu – 2e = Cu²⁺
B. Zn – 2e = Zn²⁺ và Cu²⁺ + 2e = Cu
C. Zn²⁺ + 2e = Zn và Cu²⁺ + 2e = Cu
D. Zn – 2e = Zn²⁺ và Cu + 2e = Cu²⁺

Câu 342: Cho quá trình phân ly chất điện li yếu: AB = A⁺ + B⁻. Ban đầu có a mol AB, gọi α là độ phân ly, khi cân bằng hằng số phân ly là:
A. k = a/(a – α)
B. k = a·α/(1 – α)
C. k = a·α²/(1 – α)
D. k = α·a/(a(1 – α))

Câu 343: Cho phản ứng xảy ra trong pin như sau: Sn⁴⁺ + Sn = 2Sn²⁺. Biểu thức tính sức điện động của pin là:
A. E = E₀ – (RT/nF) ln [2Sn²⁺]/[Sn⁴⁺]
B. E = E₀ + (RT/nF) ln [2Sn²⁺]/[Sn⁴⁺]
C. E = E₀ – (RT/nF) ln [Sn²⁺]²/[Sn⁴⁺]
D. E = E₀ + (RT/nF) ln [Sn²⁺]²/[Sn⁴⁺]

Câu 344: Phản ứng xảy ra trên điện cực Calomel:
A. Hg₂Cl₂ + 2e = 2Hg + 2Cl⁻
B. Hg₂Cl₂ + 2e = Hg + Cl⁻
C. Hg₂Cl₂ + 2e = Hg + 2Cl⁻
D. Hg₂Cl₂ + 2e = 2Hg + Cl⁻

Câu 345: Chọn phát biểu đúng:
A. Hệ phân tán là hệ bao gồm các hạt phân bố trong một môi trường nào đó, các hạt luôn luôn là một cấu tử
B. Hệ phân tán là hệ bao gồm các hạt phân bố trong một môi trường nào đó, các hạt luôn luôn là nhiều cấu tử
C. Hệ phân tán là hệ bao gồm pha phân tán và môi trường phân tán, pha phân tán luôn luôn là nhiều cấu tử
D. Hệ phân tán là hệ bao gồm pha phân tán và môi trường phân tán và môi trường phân tán với pha phân tán có thể là một hoặc nhiều cấu tử

Câu 346: Thực hiện phản ứng trao đổi để điều chế keo AgI khi cho dư AgNO₃: AgNO₃ + KI = AgI + KNO₃. Ký hiệu keo sẽ là:
A. [mAgI·nNO₃⁻(n-x)Ag⁺]
B. [mAgI·nAg⁺(n-x)NO₃⁻]
C. [mAgI·nAg⁺(n+x)NO₃⁻]
D. [mAgI·nNO₃⁻(n+x)Ag⁺]

Câu 347: Thực hiện phản ứng trao đổi để điều chế keo AgI khi cho dư AgNO₃: AgNO₃ + KI = AgI + KNO₃. Ion tạo thế là:
A. K⁺
B. I⁻
C. Ag⁺
D. NO₃⁻

Câu 348: Keo hydronol sắt (III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl₃ vào nước sôi. Ký hiệu của keo là:
A. [mFe(OH)₃·nFe³⁺(3n – x)Cl⁻]
B. [mFe(OH)₃·Fe³⁺(3n – x)Cl⁻]
C. [mFe(OH)₃·nFe³⁺(3n + x)Cl⁻]
D. [mFe(OH)₃·nFe³⁺(n – x)Cl⁻]

Câu 349: Keo hydronol sắt(III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl₃ vào nước sôi. Ion tạo thế là:
A. Cl⁻
B. Fe³⁺
C. OH⁻
D. H⁺

Câu 350: Keo hydronol sắt(III) được điều chế bằng cách cho từ từ FeCl₃ vào nước sôi. Hạt keo mang điện tích là:
A. Âm
B. Dương
C. Không mang điện tích
D. Không thể xác định

Câu 351: Cho 3 hệ phân tán: Huyền phù, keo và dung dịch thực. Độ phân tán của chúng là:
A. Hệ keo < dung dịch thực < huyền phù.
B. Dung dịch thực < hệ keo < huyền phù.
C. Huyền phù < hệ keo < dung dịch thực.
D. Hệ keo < huyền phù < dung dịch thực.

Câu 352: Các tính chất điện học của hệ keo bao gồm:
A. Tính chất điện di và điện thẩm
B. Tính chảy và sa lắng
C. Tính chất điện di và sa lắng
D. Câu A, B đều đúng

Câu 353: Sức căng bề mặt:
A. Là năng lượng tự do bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt phân chia pha
B. Là năng lượng bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt
C. Là năng lượng tự do bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt riêng
D. Là năng lượng bề mặt tính cho một đơn vị diện tích bề mặt riêng

Câu 354: Quá trình hấp phụ sẽ:
A. Làm giảm ΔG của pha khí
B. Làm giảm ΔG của hệ
C. Là quá trình tỏa nhiệt
D. Câu A, C đều đúng

Câu 355: Sức căng bề mặt chi phối:
A. Khả năng thấm ướt
B. Khả năng hòa tan
C. Khả năng thẩm thấu
D. Khả năng tạo bọt

Câu 356: Phương trình hấp phụ Langmuir chỉ áp dụng cho:
A. Hấp phụ đơn lớp
B. Hấp phụ đa lớp
C. Hấp thụ đa lớp
D. Hấp thụ đơn lớp

Câu 357: Hiện nay để xác định diện tích bề mặt riêng cho chất rắn người ta dùng phương pháp hấp phụ và giải hấp phụ Nitơ lỏng. Vậy thuyết hấp phụ nào cho kết quả đáng tin cậy nhất:
A. Langmuir
B. B.E.T
C. Brunauer
D. Freundlich

Câu 358: Quá trình hấp phụ vật lý khác với hấp phụ hóa học:
A. Nhiệt hấp phụ nhỏ
B. Là thuận nghịch
C. Không làm biến đổi chất hấp phụ
D. Câu A, B, C đúng

Câu 359: Nguyên lý I nhiệt động học được mô tả theo ngôn ngữ toán học có dạng:
A. ΔU = Q – A
B. ΔU = A – Q
C. ΔU = A + Q
D. ΔU = QP

Câu 360: Hệ cô lập là hệ không trao đổi chất và… với môi trường:
A. Công
B. Năng lượng
C. Nhiệt
D. Bức xạ

Câu 361: Định luật Faraday được phát biểu:
A. Lượng chất bị tách ra hay bị hòa tan khi điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng đi qua dung dịch điện ly
B. Lượng chất bị tách ra hay bị hòa tan khi điện phân tỉ lệ nghịch với điện lượng đi qua dung dịch điện ly
C. Lượng chất bị tách ra khi điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng đi qua dung dịch điện ly
D. Lượng chất bị tách ra khi điện phân tỉ lệ nghịch với điện lượng đi qua dung dịch điện ly

Câu 362: Cho một điện cực oxi hóa khử có quá trình điện cực: Ox + ne = Kh. Điện thế của điện cực sẽ là:
A. φ = φ₀ + (RT/nF) ln (aₒₓ/aₖₕ)
B. φ = φ₀ – (RT/nF) ln (aₒₓ/aₖₕ)
C. φ = φ₀ – (RT/nF) ln (aₖₕ/aₒₓ)
D. a, b, c đều sai

Câu 363: Cho điện cực loại 1, có phản ứng điện cực: Men⁺ + ne = Me. Điện thế của điện cực sẽ là:
A. φ = φ₀ + (RT/nF) ln (aMe²⁺/aMe)
B. φ = φ₀ – (RT/nF) ln (aMe/aMe²⁺)
C. φ = φ₀ + (RT/nF) ln (aMe/aMe²⁺)
D. Tất cả đều đúng

Câu 364: Cho điện cực loại 2, có phản ứng điện cực: B + ne = Bn⁻. Điện thế của điện cực sẽ là:
A. φ = φ₀ + (RT/nF) ln aBⁿ⁻
B. φ = φ₀ – (RT/nF) ln aBⁿ⁻
C. φ = φ₀ + (RT/nF) ln aB
D. φ = φ₀ – (RT/nF) ln aB

Câu 365: Cho điện cực: Ag, AgCl/KCl có phản ứng điện cực: AgCl + e = Ag + Cl⁻. Điện thế của điện cực là:
A. φ = φ₀ + (RT/2F) ln aAg⁺
B. φ = φ₀ – (RT/2F) ln aCl⁻
C. φ = φ₀ + (RT/F) ln aAg⁺
D. φ = φ₀ – (RT/F) ln aCl⁻

Câu 366: Cho pin điện hóa: Pt, H₂/H⁺ // Fe³⁺, Fe²⁺/Pt, phản ứng xảy ra trong pin là:
A. H₂ + 2Fe³⁺ = 3Fe²⁺ + 2H⁺
B. H₂ + 2Fe²⁺ = 2Fe³⁺ + 2H⁺
C. H₂ + Fe³⁺ = Fe²⁺ + 2H⁺
D. H₂ + Fe²⁺ = Fe³⁺ + 2H⁺

Câu 367: Cho điện cực antimoine OH⁻/Sb₂O₃, Sb có phản ứng điện cực là:
A. Sb₂O₃ + 3H₂O + 6e = 2Sb + 6OH⁻
B. Sb₂O₃ + H₂O + 6e = 2Sb + 6OH⁻
C. Sb₂O₃ + 3H₂O + 6e = Sb + 6OH⁻
D. Sb₂O₃ + 3H₂O + 6e = 2Sb + OH⁻

Câu 368: Cho phản ứng xảy ra trong pin như sau: H₂ + Cl₂ = 2HCl. Pin được hình thành từ các điện cực là:
A. Pt, H₂/HCl/Cl₂, Pt
B. Pt, Cl₂/HCl/Cl₂, Pt
C. Pt, H₂/HCl/H₂, Pt
D. Pt, Cl₂/HCl/H₂, Pt

Câu 369: Hệ sinh công và nhiệt, có:
A. Q < 0 và A > 0
B. Q > 0 và A > 0
C. Q < 0 và A < 0
D. Q > 0 và A < 0

Câu 370: Khi hệ nhận công từ môi trường, thì công:
A. Công > 0
B. Công > 0
C. Công ≤ 0
D. Công ≥ 0

Câu 371: Hệ dị thể là:
A. Hệ gồm một pha trở lên
B. Hệ gồm hai pha
C. Hệ gồm hai pha trở lên
D. Hệ gồm ba pha trở lên

Câu 372: Điện cực kim loại M được phủ một lớp muối ít tan của nó và nhúng vào dung dịch có chứa anion của muối đó (M/MA/An⁻) là điện cực:
A. Loại 1
B. Loại 2
C. Loại 3
D. Câu A, B, C đều đúng

Câu 373: Điện thế khuyếch tán chỉ xuất hiện trong mạch:
A. Mạch không tải
B. Mạch có tải
C. Mạch nồng độ
D. Mạch điện cực

Câu 374: Phản ứng bậc một: A → sản phẩm. Biểu thức phương trình động học của phản ứng bậc một là:
A. ln CA/CA₀ = kt
B. ln CA₀/CA = kt
C. (1/k) ln CA₀/CA = t
D. b, c đúng

Câu 375: Phản ứng bậc một: A → sản phẩm. Biểu thức chu kỳ bán hủy là:
A. t₁/₂ = k/ln2
B. t₁/₂ = 1/kCA₀
C. t₁/₂ = ln2/k
D. t₁/₂ = 1/CA₀

Câu 376: Phản ứng bậc hai: 2A → sản phẩm. Biểu thức phương trình động học của phản ứng bậc một là:
A. 1/CA₀ – 1/CA = kt
B. CA – CA₀/CA·CA₀ = kt
C. 1/CA – 1/CA₀ = kt
D. b, c đúng

Câu 377: Hòa tan 1 mol KNO₃ vào 1kg nước, nhiệt độ đông đặc của dung dịch thấp hơn của nước là 3,01 độ, hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86. Độ điện ly của KNO₃ trong dung dịch là:
A. 52%
B. 62%
C. 5,2%
D. 6,2%

Câu 378: Biết độ dẫn điện giới hạn của dung dịch HCl, CH₃COONa và NaCl lần lượt là 426,1; 91; và 126,5 cm²·Ω⁻¹·dl⁻¹. Độ dẫn điện đương lượng giới hạn của dung dịch CH₃COOH ở 25°C là:
A. 390,6 (cm²·Ω⁻¹·dl⁻¹)
B. 380 (cm²·Ω⁻¹·dl⁻¹)
C. 400 (cm²·Ω⁻¹·dl⁻¹)
D. 370 (cm²·Ω⁻¹·dl⁻¹)

Câu 379: Một axít yếu có hằng số điện ly K = 10⁻⁵. Nếu axít có nồng độ là 0,1M thì độ điện ly của axít là:
A. 0,001
B. 0,01
C. 0,1
D. 1,0

Câu 380: Chu kỳ bán hủy của phản ứng bậc 1 là 5,7 (h). Hằng số tốc độ phản ứng là:
A. k = 8,223 (h⁻¹)
B. k = 8,223 (h)
C. k = 0,1216 (h)
D. k = 0,1216 (h⁻¹)

Câu 381: Chu kỳ bán hủy của phản ứng bậc 1 là 5,7 (h). Thời gian cần thiết để phân hủy hết 75% là:
A. t = 1,14 (h)
B. t = 11,4 (h⁻¹)
C. t = 11,4 (h)
D. t = 1,14 (h⁻¹)

Câu 382: Chu kỳ bán hủy của phản ứng bậc 1 là 5,7 (h). Thời gian cần thiết để phân hủy hết 87,5% là:
A. t = 0,171 (h)
B. t = 17,1 (h)
C. t = 1,71 (h)
D. t = 171 (h)

Câu 383: Lượng chất phóng xạ Poloni sau 14 ngày giảm đi 6,85% so với ban đầu. Biết phản ứng phóng xạ là bậc 1. Hằng số tốc độ phóng xạ là:
A. k = 0,00507 (ngày⁻¹)
B. k = 0,9934 (ngày)
C. k = 0,00507 (ngày)
D. k = 0,9934 (ngày⁻¹)

Câu 384: Lượng chất phóng xạ Poloni sau 14 ngày giảm đi 6,85% so với ban đầu. Biết phản ứng phóng xạ là bậc 1. Chu kỳ bán hủy của Poloni là:
A. t₁/₂ = 136,7 (ngày)
B. t₁/₂ = 13,67 (ngày)
C. t₁/₂ = 1,367 (ngày)
D. t₁/₂ = 1367 (ngày)

Câu 385: Một đồng vị phóng xạ sau 1 (giờ) phân hủy hết 75%. Hằng số tốc độ phóng xạ là:
A. 0,0231 (ph⁻¹)
B. 0,231 (ph⁻¹)
C. 2,31 (ph⁻¹)
D. 23,1 (ph⁻¹)

Câu 386: Một đồng vị phóng xạ sau 1 (giờ) phân hủy hết 75%, có chu kỳ bán hủy là:
A. 300 ph
B. 30 ph
C. 3 ph
D. 0,3 ph

Câu 387: Một đồng vị phóng xạ sau 1 (giờ) phân hủy hết 75%. Thời gian cần thiết để phân hủy hết 87,5% là:
A. 9 ph
B. 0,9 ph
C. 90 ph
D. 900 ph

Câu 388: Một đồng vị phóng xạ sau 1 (giờ) phân hủy hết 75%. Lượng chất phân hủy sau 15 phút là:
A. 2,927%
B. 2,927%
C. 28,27%
D. 29,27%

Câu 389: Phản ứng giữa A và B có nồng độ ban đầu như nhau sau 10 phút xảy ra hết 25% lượng ban đầu. Chu kỳ bán hủy của phản ứng bậc 2 này là:
A. 35 ph
B. 30 ph
C. 25 ph
D. 20 ph

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)