Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm dược lý 2 – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý học
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. Nguyễn Thị Bích Liên
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 43
Đối tượng thi: Sinh viên dược
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý học
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: TS. Nguyễn Thị Bích Liên
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 43
Đối tượng thi: Sinh viên dược

Mục Lục

Tổng hợp câu hỏi Trắc nghiệm Dược lý 2 – Phần 1 là một phần quan trọng trong môn Dược lý học tại các trường đại học Y Dược, nơi sinh viên được trang bị kiến thức về các loại thuốc, cơ chế tác dụng, liều lượng và tương tác thuốc. Đề thi này được thiết kế bởi giảng viên TS. Nguyễn Thị Bích Liên của trường Đại học Y Dược TP.HCM và dành cho sinh viên năm thứ ba ngành Dược học. Nội dung của đề thi bao gồm các chủ đề như hệ thần kinh, thuốc chống viêm, kháng sinh, và các liệu pháp điều trị khác, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị cho các kỳ thi cuối kỳ. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này ngay nhé!

Bài tập trắc nghiệm dược lý 2 phần 1 ( có đáp án)

Câu 1: Các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, ngoại trừ:
A. Ceftazidim
B. Cefalotin
C. Ceftriaxon
D. Cefotaxim
E. Cefoperazon

Câu 2: Chỉ định trị liệu nào sau đây đúng:
A. Levofloxacin – nhiễm trùng sinh dục do Treponema pallidum
B. Neomycin – lao không điển hình do Mycobacterium avium ở người bị AIDS
C. Ceftriaxon – nhiễm trùng sinh dục do Nesseria gonorrhoeae
D. Erythromycin – viêm màng não do Haemophylus influenza
E. Doxycyclin – nhiễm trùng sinh dục do Chlamydia ở phụ nữ mang thai

Câu 3: Kháng sinh nào sau đây được chỉ định cứu nguy cho bệnh nhân nhiễm Acinetobacter baumannii đa đề kháng:
A. Linezolid
B. Vancomycin
C. Colistin
D. Azithromycin
E. Cefepim

Câu 4: Các phát biểu sau đây đúng với Vancomycin:
A. Ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
B. Hiệu lực cao trên vi khuẩn E.coli tiết ESBL
C. Thời gian bán thải kéo dài nên uống 1 lần/ngày
D. Có ngưỡng trị liệu hẹp
E. Dùng 1 liều duy nhất trong điều trị nhiễm trùng sinh dục do Chlamydia

Câu 5: Thuốc – độc tính nào sau đây là đúng:
A. Cefuroxim – thuốc kháng vitamin K
B. Tetracycline – thiếu máu tiêu huyết ở người thiếu G6PD
C. Acid nalidixic – vàng răng
D. Troleandomycin – viêm gan ứ mật
E. Amikacin – hội chứng xám

Câu 6: Thuốc nào sau đây không hiệu lực trên lậu cầu khuẩn:
A. Ciprofloxacin
B. Ceftriaxon
C. Spectinomycin
D. Azithromycin
E. Meropenem

Câu 7: Erythromycin có các tác dụng phụ sau, ngoại trừ:
A. Buồn nôn, nôn ói
B. Tiêu chảy do rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột
C. Viêm gan ứ mật khi dung dạng muối eslolat
D. Viêm tắc tĩnh mạch khi tiêm tĩnh mạch
E. Loạn nhịp khi dùng liều cao

Câu 8: Kháng sinh được chỉ định trong nhiễm trùng hô hấp do H. influenza:
A. Azithromycin
B. Erythromycin
C. Acid nalidixic
D. Ceftriaxon
E. Norfloxacin

Câu 9: Thuốc nào sau đây có hiệu quả trong bệnh tiêu chảy do nhiễm E.coli khi đi du lịch:
A. Vancomycin
B. Ofloxacin
C. Streptomycin
D. Lincomycin
E. Roxithromycin

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với Penicilin G:
A. Thường dùng đường uống
B. Hiệu lực cao trên tụ cầu khuẩn tiết penicilinase
C. Khoảng an toàn rộng
D. Thời gian bán thải kéo dài
E. Phối hợp với cilastatin trong điều trị nhiễm trùng sinh dục do lậu cầu

Câu 11: Phối hợp nào sau đây làm tăng độc tính trên thận:
A. Vancomycin + gentamycin
B. Ampicilin + sulbactam
C. Cefotaxim + metronidazol
D. Ciprofloxacin + cefixim
E. Clarithromycin + amoxicilin

Câu 12: Các phát biểu sau đây đúng với Spiramycin:
A. Tác động trên Bacteroides
B. Sinh khả dụng giảm khi uống kèm với sữa
C. Hiệu lực kháng khuẩn phụ thuộc nồng độ
D. Dùng liều duy nhất 1g trong điều trị viêm đường tiểu do E.coli
E. Làm giảm tác động của thuốc ngừa thai đường uống

Câu 13: Thuốc – cơ chế tác động nào sau đây là đúng:
A. Ceftriaxon – ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn
B. Tazobactam – ức chế tổng hợp acid nucleic
C. Levofloxacin – ức chế men topoisomerase
D. Clindamycin – ức chế men beta lactamase
E. Ticarcilin – thay đổi tính thấm màng bào tương

Câu 14: Kháng sinh nào sau đây không hiệu lực trên P. aeruginosa:
A. Ceftazidim
B. Roxithromycin
C. Amikacin
D. Cefsulodin
E. Aztreonam

Câu 15: Cephalosporin nào sau đây có thể gây rối loạn đông máu:
A. Cefaclor
B. Cefazolin
C. Cefoperazon
D. Cephalexin
E. Cefuroxim

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với lincomycin:
A. Ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn ở ribosom 50S
B. Hiệu quả cao trên cầu khuẩn Gram (+)
C. Hấp thu tốt khi dùng đường uống
D. Phân bố tốt vào xương và các dịch cơ thể
E. Thường gây tiêu chảy do kích thích nhu động ruột

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng với aztreonam:
A. Là kháng sinh thuộc nhóm carbapenem
B. Hiệu lực cao trên vi khuẩn hiếu khí Gram (-)
C. Chỉ định trong viêm phổi do K. pneumonia tiết ESBL
D. Có thể gây tiêu chảy do rối loạn hệ tạp khuẩn đường ruột
E. Thường dùng phối hợp với cilastatin

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng với norfloxacin:
A. Là một quinolon đường tiểu
B. Phân bố tốt ở mô
C. Thời gian bán thải kéo dài
D. Độc tính cao trên thần kinh thính giác
E. Chỉ định trong viêm đường tiểu do E. coli

Câu 19: Kháng sinh nào sau đây có hiệu lực trên vi khuẩn tiết ESBL:
A. Chloramphenicol
B. Meropenem
C. Levofloxacin
D. Cotrimoxazol
E. Amikacin

Câu 20: Tác dụng phụ nào sau đây là của chloramphenicol:
A. Thiếu máu bất sản do suy tủy
B. Kháng vitamin K
C. Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ
D. Chậm phát triển xương
E. Viêm ruột kết giả mạc

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng với các kháng sinh nhóm aminosid:
A. Paronomycin dùng đường uống để trị amib trong lòng ruột
B. Neomycin ít độc tính trên thận nhất trong nhóm aminosid
C. Tobramycin không gây độc tính trên ốc tai
D. Amikacin có hoạt tính kháng khuẩn yếu nhất
E. Streptomycin tác động tốt trên các chủng vi khuẩn Gram (-) đa đề kháng

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng với phối hợp Quinupristin + Dalfopristin:
A. Tỷ lệ phối hợp Quinupristin + Dalfopristin là 1:5
B. Phân bố tốt vào dịch não tủy
C. Thường dùng trong dự phòng phẫu thuật tiêu hóa
D. Cảm ứng men CYP 3A4
E. Chỉ định trong nhiễm trùng sinh dục do lậu cầu

Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng với chloramphenicol:
A. Phổ kháng khuẩn hẹp trên vi khuẩn Gram (-) hiếu khí
B. Không qua được hàng rào máu não
C. Đào thải phần lớn ở dạng nguyên thủy qua nước tiểu
D. Nên dùng liều cao để có hiệu lực diệt khuẩn trong điều trị thương hàn
E. Gây tăng nồng độ warfarin khi sử dụng đồng thời

Câu 24: Cần hiệu chỉnh liều kháng sinh nào sau đây trên bệnh nhân suy thận:
A. Gentamycin
B. Doxycyclin
C. Erythromycin
D. Pefloxacin
E. Cefoperazon

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với kháng sinh nhóm quinolon:
A. Gồm các kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn bằng phương pháp hóa học
B. Có đề kháng chéo giữa các fluoroquinolon
C. Có hiệu ứng hậu kháng sinh
D. Hấp thu tốt qua đường uống
E. Đào thải chủ yếu qua thận, ngoại trừ sparfloxacin

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với imipenem:
A. Hiệu lực trên Pseudomonas aeruginosa mạnh hơn so với meropenem
B. Cần phối hợp với cilastatin để tránh bị thủy phân ở ống thận
C. Rất bền với men betalactamase, kể cả ESBL
D. Phân bố tốt ở các mô, kể cả dịch não tủy
E. Cảm ứng mạnh men cephalosporinase

Câu 27: Các kháng sinh sau có hiệu lực mạnh trên họ khuẩn đường ruột (enterobacterceae), ngoại trừ:
A. Tobramycin
B. Ceftriaxon
C. Chloramphenicol
D. Pristinamycin
E. Colistin

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng với telithromycin:
A. Hiệu lực cao trên vi khuẩn gây bệnh phổi như MRSA
B. Sử dụng trong các nhiễm trùng hô hấp mắc phải ở cộng đồng
C. Đào thải chủ yếu qua thận
D. Cảm ứng mạnh men cephalosporinase do vi khuẩn tiết ra
E. Thời gian bán thải ngắn nên dùng 3 lần/ngày

Câu 29: Kháng sinh nào sau đây có hiệu lực diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ:
A. Roxithromycin
B. Cephalexin
C. Ciprofloxacin
D. Piperacilin
E. Vancomycin

Câu 30: Không phối hợp Amikacin với thuốc nào sau đây khi gây mê:
A. Furosemid
B. Neostigmin
C. Adrenalin
D. D-tubocurarin
E. Amphotericin B

Câu 31: Các thuốc sau đây chỉ có tác dụng ở dạng triphosphat, ngoại trừ:
A. Acyclovir
B. Zidovudin
C. Emtricitabin
D. Lamivudin
E. Nevirapin

Câu 32: Thuốc nào sau đây tác động tốt trên virus HIV và HBV:
A. Ritonavir
B. Tefonovir
C. Stavudin
D. Zalcitabin
E. Delavirdin

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng với Acyclovir:
A. Hoạt tính trên Cytomegalovirus kém hơn ganciclovir
B. Hấp thu kém tốt khi dùng đường uống
C. Hiệu quả cao khi điều trị Herpes mạn tính
D. Phối hợp với Amantadin gây chứng buồn ngủ nặng
E. Bệnh Zona uống liều thấp hơn so với bệnh mụn rộp

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng với foscamet:
A. Có cấu trúc nucleoside
B. Tác dụng trực tiếp trên enzym phiên mã ngược của virus HIV
C. Thường sử dụng đường uống do sinh khả dụng cao
D. Có thể gây viêm tụy cấp
E. Dùng để phòng ngừa dịch cúm vùng

Câu 35: Thuốc kháng HIV – tác dụng phụ nào sau đây là đúng:
A. Atazanavir – rối loạn chuyển hóa mỡ
B. Efavirenz – ảo giác, lú lẩn
C. Zidovudin – mất bạch cầu hạt
D. Enfuvirtid – rối loạn chuyển hóa
E. Abacavir – phản ứng quá mẫn

Câu 36: Thuốc kháng HIV nào sau đây chống chỉ định trên phụ nữ mang thai:
A. Efavirenz
B. Stavudin
C. Zidovudin
D. Nevirapin
E. Saquinavir

Câu 37: Sulfumid hấp thu chậm, tác động chủ yếu ở lòng ruột:
A. Sulfamethoxazol
B. Sulfadiazin
C. Sulfacetamid
D. Sulfaguanidin
E. Sufadoxin

Câu 38: Cơ chế tác động của Sulfamid:
A. Ức chế dihydrofolat reductase
B. Ức chế dihydropteroat synthetase
C. Đối kháng tương tranh với PABA
D. A và C đúng
E. B và C đúng

Câu 39: Điều này sau đây là sai đối với Sulfamid:
A. Phân bố tốt ở mô và dịch ngoại bào
B. Chuyển hóa ở gan thành dạng acetyl mất hoạt tính
C. Tác dụng phụ là ngứa, ban đỏ, nhạy cảm với ánh sang
D. Cần acid hóa nước tiểu để tránh độc tính trên thận
E. Gây viêm não do ở trẻ sơ sinh

Câu 40: Phối hợp có sulfamid dùng trong phòng chống sốt rét:
A. Sulfamethoxazol + trimethoprim
B. Sulfamoxol + Trimethoprim
C. Sulfadiazin + Trimethoprim
D. Sulfadiazin + Pyrimethamin
E. Sulfadoxin + Pyrimethamin

Câu 41: Cặp thuốc kháng lao – tác dụng phụ nào sau đây là sai:
A. Rifampicin – Độc gan
B. Isoniazid – viêm dây thần kinh ngoại biên
C. Ethambutol – Viêm dây thần kinh mắt
D. Pyrazinamid – giảm acid uric máu
E. Streptomycin – độc thận

Câu 42: Thuốc kháng nấm phổ rộng, kém hấp thu qua đường uống và có độc tính cao nên được sử dụng giới hạn ở bệnh viện bằng đường IV để điều trị nấm toàn thân:
A. Amphotericin B
B. Griseofulvin
C. Nystatin
D. Flucytosin
E. Miconazol

Câu 43: Thuốc kháng nấm trị viêm màng não do Cryptococcus, ngoại trừ:
A. Ketoconazol
B. Fluconazol
C. Amphotericin B
D. Nystatin
E. Itraconazol

Xem thêm phần 2 và phần 3 tại đây:
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm dược lý 2 Phần 2
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm dược lý 2 Phần 3

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)