256 Câu Trắc Nghiệm Kinh Tế Môi Trường Phần 2

Năm thi: Tổng hợp
Môn học: Kinh tế môi trường
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Cuối năm
Độ khó: Dễ
Thời gian thi: 90′
Số lượng câu hỏi: 60
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: Tổng hợp
Môn học: Kinh tế môi trường
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Cuối năm
Độ khó: Dễ
Thời gian thi: 90′
Số lượng câu hỏi: 60
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

tổng hợp nhằm hỗ trợ sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức. Đề thi này có thể phù hợp cho sinh viên năm 3 hoặc năm 4 thuộc ngành Kinh tế hoặc Quản lý tài nguyên và môi trường. Đề thi bao gồm những kiến thức chuyên sâu về kinh tế môi trường, như các chính sách môi trường, phân tích chi phí – lợi ích, và các vấn đề bền vững trong phát triển kinh tế. Đề thi có thể được biên soạn bởi các giảng viên như PGS.TS Nguyễn Văn Nam từ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Xem ngay: 256 Câu Trắc Nghiệm Kinh Tế Môi Trường Phần 1

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Kinh Tế Môi Trường Phần 2

Câu 92: Chọn phát biểu đúng nhất.
A. Phân tích lợi ích – chi phí là một công cụ của thị trường, cho phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí có thể là đối lập nhau.
B. Phân tích lợi ích – chi phí là một công cụ của chính sách, cho phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí có thể là đối lập nhau.
C. Phân tích lợi ích – chi phí là một công cụ của cơ chế, cho phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí có thể là đối lập nhau.
D. Phân tích lợi ích – chi phí là một công cụ của luật pháp, cho phép người ra quyết định lựa chọn một trong các giải pháp tương đương nhau, thay thế nhau hoặc thậm chí có thể là đối lập nhau.

Câu 93: Chiết khấu giá trị tương lai nhằm mục đích…
A. tính giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích.
B. tính giá trị quá khứ của chi phí và lợi ích.
C. tính giá trị tương lai của chi phí và lợi ích.
D. để chiết khấu lũy thừa cho dự án.

Câu 94: Xác định yếu tố không chắc chắn nhằm…
A. xử lý rủi ro.
B. xử lý các yếu tố không chắc chắn.
C. xác định được đầy đủ các khả năng gây ra rủi ro và không chắc chắn.
D. giới thiệu về sự thất bại trong việc xử lý rủi ro và các yếu tố không chắc chắn.

Câu 95: Khi dự toán cho một công trình xử lý nước thải ngành chế biến cà phê theo công nghệ ướt, yếu tố nào cần được quan tâm?
A. Tính thời vụ chính là khả năng gây ra rủi ro và không chắc chắn.
B. Yếu tố công nghệ chính là khả năng gây ra rủi ro và không chắc chắn.
C. Yếu tố năng suất chính là khả năng gây ra rủi ro và không chắc chắn.
D. Yếu tố thời tiết chính là khả năng gây ra rủi ro và không chắc chắn.

Câu 96: Chọn phát biểu sai.
A. Lợi ích cá nhân chính là các yếu tố làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
B. Chi phí là tất cả các yếu tố làm giảm sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
C. Chi phí là tất cả các yếu tố làm tăng sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
D. Chi phí là tất cả các thiệt hại mà cá nhân phải gánh chịu.

Câu 97: Nếu một cá nhân nào đó thích tình trạng A hơn tình trạng hiện tại thì…
A. lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiện tại sang tình trạng A ≤ 0.
B. lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiện tại sang tình trạng A ≥ 0.
C. lợi ích từ việc dịch chuyển tình trạng hiện tại sang tình trạng A = 0.
D. chưa thể kết luận được việc dịch chuyển tình trạng.

Câu 98: Trước khi cá nhân đưa ra quyết định đầu tư thực sự, họ cần phải tiến hành phân tích lợi ích – chi phí thông qua…
A. 1 giai đoạn.
B. 2 giai đoạn.
C. 3 giai đoạn.
D. 4 giai đoạn.

Câu 99: Chọn phát biểu sai.
A. Phương án A được lựa chọn khi thỏa mãn điều kiện BA > CA.
B. Phương án A được lựa chọn khi thỏa mãn điều kiện BA < CA.
C. Đối với phương án A được lựa chọn khi thỏa mãn điều kiện BA – CA > 0.
D. Phương án được lựa chọn là phương án cho giá trị BA – CA lớn nhất.

Câu 100: Khi xét đến ý thích cá nhân trong việc chuyển sang tình trạng A, người ta xem xét … trường hợp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 101: Phân tích lợi ích – chi phí xã hội là việc…
A. so sánh mức độ thỏa mãn của từng cá nhân với nhau.
B. so sánh mức độ thỏa mãn của một cá nhân.
C. xác định chính sách cho mọi thành viên trong xã hội đều có lợi.
D. loại trừ chính sách mà mọi thành viên trong xã hội đều thiệt hại.

Câu 102: Chọn phát biểu sai.
A. WTP là ký hiệu của giá sẵn lòng trả.
B. WTP là ký hiệu của bằng lòng trả tiền.
C. WTP là ký hiệu của giá sẵn lòng trả hoặc bằng lòng trả tiền.
D. WTP là ký hiệu của đường cầu thị trường.

Câu 103: Bằng lòng trả tiền của một cá nhân phản ánh…
A. cường độ ý thích cơ bản của cá nhân về hàng hóa – dịch vụ trên thị trường.
B. mức độ chịu đựng của cá nhân về hàng hóa – dịch vụ trên thị trường.
C. cường độ ý thích cơ bản của cá nhân.
D. mức độ chịu đựng của cá nhân.

Câu 104: Trong phân tích lợi ích – chi phí xã hội, ta thấy giá trị WTP…
A. luôn luôn dương.
B. luôn luôn âm.
C. có thể dương và cũng có thể âm.
D. không thể kết luận về âm hoặc dương.

Câu 105: Giá trị WTP của 1 cá nhân…
A. giảm xuống khi có số đơn vị tiêu thụ tăng lên.
B. tăng thêm khi có số đơn vị tiêu thụ tăng lên.
C. quan hệ thuận với đơn vị tiêu thụ.
D. không thay đổi khi số đơn vị tiêu thụ tăng lên.

Câu 106: Chọn phát biểu sai.
A. Đường cầu xã hội biểu diễn cho nhu cầu mà tất cả các chủ thể của nền kinh tế cần tiêu thụ ở một mức giá chung.
B. Đường cầu xã hội là tổng hợp cộng ngang của tất cả các đường cầu cá nhân trên cùng một mức giá.
C. Đường cầu xã hội là tổng hợp cộng ngang của tất cả đường cầu cá nhân trên cùng một mức sản lượng.
D. Đường cầu xã hội là tổng tất cả hàng hóa – dịch vụ mà xã hội có nhu cầu.

Câu 107: Đường WTP có dạng…
A. càng tăng sản lượng tiêu thụ thì WTP càng giảm.
B. càng tăng sản lượng tiêu thụ thì WTP càng tăng.
C. càng tăng giá thì WTP càng giảm.
D. càng tăng giá thì WTP càng tăng.

Câu 108: Chọn phát biểu đúng.
A. Tính hiệu quả sẽ xảy ra khi không thể nào tổ chức lại sản xuất khiến cho tất cả mọi người được xấu hơn mà không một ai được tốt.
B. Tính hiệu quả sẽ xảy ra khi không thể nào tổ chức lại sản xuất khiến cho tất cả mọi người được tốt hơn mà không một ai bị xấu đi.
C. Tính phí hiệu quả sẽ xảy ra khi không thể nào tổ chức lại sản xuất khiến cho tất cả mọi người được tốt hơn mà không một ai bị xấu đi.
D. Tính phi hiệu quả sẽ xảy ra khi không thể nào tổ chức lại sản xuất khiến cho tất cả mọi người được xấu hơn mà không một ai được tốt.

Câu 109: Một nền kinh tế được coi là hiệu quả khi…
A. nó nằm trên ranh giới giữa tính lợi ích và khả năng.
B. nó nằm phía phải của ranh giới giữa tính lợi ích và khả năng.
C. nó đang nằm phía dưới của ranh giới giữa tính lợi ích và khả năng.
D. nó tiến ra ngoài của ranh giới giữa tính lợi ích và khả năng.

Câu 110: Chọn phát biểu đúng.
A. “Với những điều kiện nhất định, một nền kinh tế cạnh tranh sẽ đạt đến điểm nào đó trên đường cong khả năng – tiện ích tại điểm cân bằng của thị trường” là phát biểu của định lý 1 Pareto.
B. “Với những điều kiện nhất định, một nền kinh tế cạnh tranh sẽ đạt đến điểm nào đó bên phải đường cong khả năng – tiện ích tại điểm cân bằng của thị trường” là phát biểu của định lý 1 Pareto.
C. “Với những điều kiện nhất định, một nền kinh tế cạnh tranh sẽ đạt đến điểm nào đó trên đường cong khả năng – tiện ích tại điểm cân bằng của thị trường” là phát biểu của định lý 2 Pareto.
D. “Với những điều kiện nhất định, một nền kinh tế cạnh tranh sẽ đạt đến điểm nào đó bên phải đường cong khả năng – tiện ích tại điểm cân bằng của thị trường” là phát biểu của định lý 2 Pareto.

Câu 111: Cạnh tranh lý tưởng sẽ…
A. dẫn dắt nền kinh tế đến ranh giới.
B. là điều kiện phúc lợi tốt nhất về mặt xã hội.
C. tự bản thân nó có tính đến sự công bằng.
D. dẫn dắt nền kinh tế đến ranh giới và là điều kiện phúc lợi tốt nhất về mặt xã hội.

Câu 112: Nền kinh tế chưa nằm trên đường cong khả năng – tiện ích là do…
A. nguồn lực được phân phối có hiệu quả.
B. nguồn lực được phân phối chưa hiệu quả.
C. có sự dịch chuyển của nền kinh tế lên trên đường cong khả năng – tiện ích đó.
D. nền kinh tế không thể dịch chuyển lên đường cong khả năng – tiện ích.

Câu 113: Trường hợp đánh thuế nhập khẩu một mặt hàng nào đó để đền bù cho nhà sản xuất thì cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều có lợi, ta nói…
A. đã xuất hiện một hoàn thiện Pareto.
B. chưa xuất hiện một hoàn thiện Pareto.
C. chính phủ đang thực hiện chính sách tự do hóa mậu dịch.
D. chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.

Câu 114: Khi tổng lợi ích và tổng chi phí đối với sự dịch chuyển bằng nhau thì…
A. sự dịch chuyển của nền kinh tế sẽ không còn ý nghĩa.
B. cần có sự dịch chuyển của nền kinh tế.

Câu 115: Điều kiện cần để thực hiện sự chuyển dịch nền kinh tế từ tình trạng I sang tình trạng I’ là…
A. phần chi phí tăng thêm của các cá nhân này phải cao hơn mức đền bù cho phần chi phí của các cá nhân khác.
B. phần lợi ích tăng thêm của các cá nhân này phải đủ bảo đảm mức đền bù cao hơn cho phần lợi ích giảm đi của các cá nhân khác.
C. phần chi phí tăng thêm của các cá nhân này phải cao hơn mức lợi ích của các cá nhân khác.
D. tổng chi phí đối với sự dịch chuyển bằng nhau.

Câu 116: Đường cong chi phí được xây dựng dựa trên cơ sở…
A. mô tả hình học của chi phí sản xuất.
B. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất.
C. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng.
D. số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị.

Câu 117: Chi phí cận biên…
A. mô tả hình học của chi phí sản xuất.
B. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất.
C. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng.
D. là số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị.

Câu 118: Chi phí cận biên có thể là…
A. sự tiết kiệm chi phí nếu phải giảm sản xuất một đơn vị sản phẩm.
B. mô tả hình học của chi phí sản xuất.
C. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất.
D. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng.

Câu 119: Đường cong chi phí cận biên chính là…
A. số lượng hàng hóa – dịch vụ mà người tiêu dùng muốn tiêu thụ.
B. đường cung.
C. đường cầu.
D. đường cung và đường cầu trên thị trường.

Câu 120: Chọn phát biểu sai.
A. Khi tổng sản lượng được yêu cầu tăng lên thì các ngành kinh doanh có xu hướng tăng giá lên.
B. Trên đường cong AS, sản lượng cung thực tế (Q) tăng lên khi giá chung (P) tăng lên.
C. Trên đường cong AS, sản lượng cung thực tế (Q) tăng lên khi giá chung (P) giảm xuống.
D. Đường cong AS chính là sự mô phỏng mối quan hệ giữa sản lượng cung thực tế (Q) và giá chung (P).

Câu 121: Chọn phát biểu đúng.
A. Hàng hóa công chính là các loại hàng hóa – dịch vụ phi thị trường.
B. Hàng hóa công là một phần của hàng hóa phi thị trường.
C. Hàng hóa công chưa hẵn là hàng hóa phi thị trường.
D. Hàng hóa công là thuộc tính của hàng hóa – dịch vụ phi thị trường.

Câu 122: Thặng dư của người tiêu dùng là…
A. khả năng chịu đựng của người tiêu dùng khi thay đổi việc sử dụng hàng hóa – dịch vụ.
B. toàn bộ phúc lợi mà người tiêu dùng có được khi gia tăng việc sử dụng hàng hóa – dịch vụ.
C. khả năng chịu đựng của người tiêu dùng khi giảm sử dụng hàng hóa – dịch vụ.
D. khả năng của người tiêu dùng có thể chấp nhận được khi giảm sử dụng hàng hóa – dịch vụ.

Câu 123: Để xác định xem loại hàng hóa – dịch vụ có được cung cấp hay không, ta cần xem xét…
A. mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng với nhu cầu thực tế đối với hàng hóa – dịch vụ đó.
B. mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng với chi phí sản xuất ra loại hàng hóa – dịch vụ đó.
C. mối quan hệ giữa nhu cầu thực tế với chi phí sản xuất ra loại hàng hóa – dịch vụ đó.
D. năng lực sản xuất của nhà sản xuất.

Câu 124: Quyết định sản xuất được đưa ra khi…
A. chi phí sản xuất hàng hóa – dịch vụ nhỏ hơn thặng dư tiêu dùng.
B. chi phí sản xuất hàng hóa – dịch vụ lớn hơn thặng dư tiêu dùng.
C. chi phí sản xuất hàng hóa – dịch vụ bằng với thặng dư tiêu dùng.
D. cầu gây sức ép cung.

Câu 125: Tiền tệ hóa cuộc sống có nghĩa là…
A. dùng tiền tệ như là thước đo đại diện cho giá trị của cuộc sống.
B. không cần dùng tiền tệ để làm thước đo đại diện cho giá trị của cuộc sống.
C. mang tiền ra đổi lấy sự sống.
D. suy diễn sự sống bằng tiền.

Câu 126: Có………. chủ yếu để tiền tệ hóa cuộc sống.
A. 1 phương pháp.
B. 2 phương pháp.
C. 3 phương pháp.
D. 4 phương pháp.

Câu 127: Phương pháp suy diễn trong tiền tệ hóa cuộc sống đề cập đến…
A. giá trị tới hạn hoặc là khoản thu nhập bị mất đi khi xảy ra cái chết của cá nhân.
B. giá trị tới hạn hoặc là khoản thu nhập có được để đổi lấy cái chết của cá nhân.
C. toàn bộ giá trị của các hàng hóa – dịch vụ mà chính cá nhân không được tiêu thụ do xảy ra cái chết.
D. khoản thu nhập có được để trang trải cho cuộc sống.

Câu 128: Phương pháp khát vọng sống trong tiền tệ hóa cuộc sống đề cập đến…
B. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng rủi ro của cá nhân đó giảm xuống.
a. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng an tòan của cá nhân đó tăng lên.
c. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân giảm xuống khi khả năng rủi ro của cá nhân đó tăng lên.
d. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng rủi ro của cá nhân đó tăng lên.

Câu 129: Chọn phát biểu sai.
a. Giá trị thời gian cũng chính là giá trị thời gian được tiết kiệm.
b. Giá trị thời gian có thể được xem như là thặng dư của người tiêu dùng.
c. Giá trị thời gian chính là chi phí của hàng hóa – dịch vụ phi thị trường.
d. Giá trị thời gian được lượng hóa bằng việc so sánh giữa lượng thời gian nhân với giá trị đạt được nếu sử dụng toàn bộ lượng thời gian nhàn rỗi vào những công việc mang lại thu nhập.

Câu 130: Nhằm tránh việc xác định giá trị cuộc sống, người ta thường…
A. phân tích tính hiệu quả của chi phí dự án.
b. phân tích giá trị thời gian của dự án.
c. suy diễn chi phí của dự án.
d. suy diễn lợi ích của dự án.

Câu 131: Chọn phát biểu sai.
a. Giá trị xã hội thực chất không tồn tại trên thị trường nhưng nó phản ánh khá trung thực về chi phí xã hội.
b. Giá xã hội phản ánh chi phí cơ hội để sản xuất ra hàng hóa – dịch vụ phi thị trường.
c. Việc lượng giá về giá xã hội được thực hiện khá chính xác.
d. Việc lượng giá về giá xã hội rất khó thực hiện.

Câu 132: Chọn phát biểu đúng.
A. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1 USD hôm nay sẽ có trị giá ngang bằng với 1,1 USD ở năm tới.
b. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1 USD năm ngoái sẽ có trị giá ngang bằng với 1,1 USD ở năm nay.
c. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1 USD hôm nay sẽ có trị giá ngang bằng với 0,89 USD ở năm ngoái.
d. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1,1 USD hôm nay sẽ có trị giá ngang bằng với 1 USD ở năm ngoái.

Câu 133: Nhà đầu tư quyết định kiếm 1 USD hôm nay thay vì 1 USD ở vài tháng sau là do…
a. tâm lý kiếm tiền càng nhanh càng tốt.
b. sự so sánh trị giá đồng thu nhập ở những thời điểm khác nhau.
c. họ muốn lấy tiền gửi ngân hàng.
d. họ sợ lạm phát xảy ra.

Câu 134: Yếu tố chiết khấu thường được các nhà kinh tế môi trường sử dụng để…
a. tính giá trị tiền tệ trong việc phân tích lợi ích – chi phí.
b. tính toán các yếu tố đầu vào cho các dự án môi trường.
c. tính giá trị tiền tệ trong việc phân tích lợi ích – chi phí xã hội.
d. tính toán lợi ích trong việc phân tích lợi ích – chi phí xã hội.

Câu 135: với, r là tỉ lệ lãi suất và t là thời gian thu hồi vốn thì giá trị hiện tại (DRt) của 1 USD sau khoảng thời gian t được tính là…
a. DRt = (1+r)t.
b. DRt = (1+r)-t.
c. DRt = (1-r)t.
d. DRt = (1-r)-t.

Câu 136: Với lãi suất 12%/năm thì sau 3 năm giá trị của 1 USD còn lại bằng………. USD.
A. (1 + 0,12)-3.
b. (1 + 0,12)3.
c. (1 – 0,12)-3.
d. (1 – 0,12)3.

Câu 137: Với lãi suất 13%/năm thì sau 3 năm giá trị của 1 USD bị hao mòn mất………. USD.
A. ≈ 0,31 USD.
b. 0,13 USD.
c. ≈ 0,69 USD.
d. 0,87 USD.

Câu 138: PDV là ký hiệu của…
A. yếu tố chiết khấu.
b. giá trị chiết khấu.
c. giá trị chiết khấu hiện tại.
d. cơ cấu chiết khấu.

Câu 140: Nếu tỷ suất chiết khấu là 10% năm thì…
a. 1,1 đồng được tiêu thụ cho năm tới chỉ đúng bằng trị giá 1 đồng của năm nay.
b. 1.1 đồng được tiêu thụ cho năm nay đúng bằng trị giá 1 đồng của năm tới.
c. 1 đồng được tiêu thụ cho năm nay đúng bằng trị giá 0,9 đồng của năm tới.
d. 1 đồng được tiêu thụ cho năm tới chỉ đúng bằng trị giá 0,9 đồng của năm nay.

Câu 142: NPV là ký hiệu của…
A. hiện giá thuần.
b. tỷ suất chiết khấu.
e. yếu tố chiết khấu.
c. giá trị chiết khấu.

Câu 143: PV là ký hiệu của…
a. hiện giá thuần.
b. tỷ suất chiết khấu.
c. hiện giá.
f. yếu tố chiết khấu.

Câu 144: Cho bảng tính sau:
a. Với tỷ suất chiết khấu như nhau giữa các năm thì ta chọn dự án A.
b. Với tỷ suất chiết khấu như nhau giữa các năm thì ta chọn dự án B.
c. Với tỷ suất chiết khấu như nhau giữa các năm thì ta chọn dự án C.
d. Với tỷ suất chiết khấu như nhau giữa các năm thì chưa có đủ dữ liệu để quyết định lựa chọn dự án.

Câu 145: Nếu ta sử dụng tỷ suất chiết khấu càng cao thì…
A. sự khác biệt về giá trị tiền tệ của 1 đồng giữa các năm càng thấp.
B. sự khác biệt về giá trị tiền tệ của 1 đồng giữa các năm càng cao.
C. không ảnh hưởng gì đến giá trị của tiền tệ.
D. không ảnh hưởng gì đến việc phân tích lợi ích – chi phí xã hội của dự án.

Câu 146: IRR là ký hiệu của…
A. hệ số hoàn vốn nội bộ.
B. mức chi phí của dự án.
C. lợi ích của dự án.
D. hiện giá của dự án.

Câu 148: Với r min là lãi suất đi vay nếu phải vay vốn để đầu tư thì một dự án đầu tư được chấp nhận chỉ khi…
A. IRR >= r min.
B. IRR ≤ r min.
C. IRR < r min.
D. IRR = r min.

Câu 149: Chọn phát biểu đúng.
A. Các dự án ngắn hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên nhỏ hơn mức tàn phá thực sự của nó.
B. Các dự án dài hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên nhỏ hơn mức tàn phá thực sự của nó.
C. Các dự án dài hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên lớn hơn mức tàn phá thực sự của nó.
D. Các dự án ngắn hạn gây ô nhiễm môi trường thì chiết khấu sẽ làm cho giá trị của các thiệt hại trở nên lớn hơn mức tàn phá thực sự của nó.

Câu 150: Chọn phát biểu đúng.
A. Chiết khấu càng thấp đối với các dự án khai thác tài nguyên không tái tạo thì tốc độ khai thác càng mãnh liệt hơn.
B. Chiết khấu cao hay thấp đối với các dự án khai thác tài nguyên không ảnh hưởng đến tốc độ khai thác.
C. Chiết khấu càng cao đối với các dự án khai thác tài nguyên không tái tạo thì tốc độ khai thác càng thấp.
D. Chiết khấu càng cao đối với các dự án khai thác tài nguyên không tái tạo thì tốc độ khai thác càng mãnh liệt hơn.

Câu 151: Chọn phát biểu đúng.
A. Lợi ích – chi phí tư nhân thường được đánh giá bởi giá trị thị trường, còn lợi ích – chi phí xã hội không thể đánh giá bằng giá trị thị trường được.
B. Lợi ích – chi phí xã hội thường được đánh giá bởi giá trị thị trường, còn lợi ích – chi phí tư nhân không thể đánh giá bằng giá trị thị trường được.
C. Lợi ích – chi phí tư nhân và lợi ích – chi phí xã hội thường được đánh giá bởi giá trị thị trường.
D. Lợi ích – chi phí tư nhân và lợi ích – chi phí xã hội đều không thể đánh giá bởi giá trị thị trường được.

Câu 152: Khi tính toán và chiết khấu dòng tiền trong cùng điều kiện, người ta có thể chọn….
A. IRR.
B. IRR hoặc NPV.
C. NPV.
D. NP.

Câu 153: Khi tính toán và chiết khấu dòng tiền với các điều kiện khác nhau thì…
A. IRR không hiệu quả bằng NPV.
B. IRR hiệu quả cao hơn NPV.
C. IRR sử dụng nhiều tỉ lệ chiết khấu để đánh giá các kế hoạch đầu tư.
D. NPV sử dụng một tỉ lệ chiết khấu để đánh giá các kế hoạch đầu tư.

Câu 154: IRR được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn vì…
A. quy trình tính toán của nó rất đơn giản.
B. quy trình tính toán của nó đưa ra các giả định ở mỗi giai đoạn như tỉ lệ chiết khấu.
C. IRR đơn giản hoá dự án thành nhiều con số duy nhất.
D. do không thể tính toán được NPV.

Câu 155: Muốn tính toán……….. phải đưa ra các giả định ở mỗi giai đoạn như tỉ lệ chiết khấu, khả năng nhận tiền thanh toán…
A. NPV.
B. IRR.
C. NPV và IRR.
D. Phân bổ nguồn vốn.

Câu 156: Đối với các dự án có dòng tiền không ổn định…
A. IRR là chỉ số tốt được lựa chọn để phân tích.
B. NPV là chỉ số tốt được lựa chọn để phân tích.
C. Cả IRR và NPV đều là các chỉ số tốt được lựa chọn để phân tích.
D. Không nên dùng IRR và NPV để phân tích.

Câu 157: Chọn phát biểu đúng.
A. Tầng lớp dân cư giàu hơn thì lợi ích ròng nhận được từ các dự án công thường ít hơn.
B. Tầng lớp dân cư giàu hơn thì lợi ích ròng nhận được từ các dự án công thường nhiều hơn.
C. Tầng lớp dân cư nghèo hơn thì lợi ích ròng nhận được từ các dự án công thường ít hơn.
D. Tầng lớp dân cư nghèo hơn thì lợi ích ròng nhận được từ các dự án công thường âm.

Câu 158: Với MU1 là lợi ích biên của tầng lớp người nghèo và MU2 là lợi ích biên của tầng lớp người giàu thì…
A. 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người nghèo sẽ đem lại lợi ích thấp hơn 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người giàu.
B. MU1 < MU2.
C. MU1 = MU2.
D. 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người nghèo sẽ đem lại lợi ích cao hơn 1 USD tăng thêm trong thu nhập của người giàu.

Câu 159: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả được ký hiệu là…
A. PPT.
B. PPP.
C. WTP.
D. OECD.

Câu 160: Việc đánh giá dung lượng tiêu thụ về một loại hàng hóa – dịch vụ môi trường thông qua…
A. cơ chế giá cả trên thị trường.
B. chi phí để sản xuất.
C. việc tiếp cận tự do về hàng hóa – dịch vụ.
D. khả năng cung ứng hàng hóa – dịch vụ.

Câu 161: Việc tiếp cận tự do về hàng hóa – dịch vụ công…
A. sẽ làm cực đại hóa việc sử dụng tài nguyên.
B. giá cả hàng hóa – dịch vụ rất cao.
C. dẫn đến sử dụng hàng hóa – dịch vụ dưới khả năng.
D. không làm thay đổi mức độ sử dụng hàng hóa.

Câu 162: Việc định giá hàng hóa – dịch vụ môi trường gặp khó khăn do…
A. thị trường tự do thất bại trong việc phân phối nguồn tài nguyên.
B. thị trường tự do thành công trong việc phân phối nguồn tài nguyên.
C. người ta không muốn cực đại hóa việc tiếp cận tài nguyên.
D. loại hàng hóa – dịch vụ này không nên cho tiếp cận tự do.

Câu 163: Chọn phát biểu sai.
A. Thị trường tự do có thể thực hiện được việc cải thiện về chất lượng môi trường.
B. Thị trường tự do không thể thực hiện được việc cải thiện về chất lượng môi trường.
C. Nếu người tiêu dùng thay đổi thị hiếu bằng cách muốn sử dụng các sản phẩm ít gây ô nhiễm thì sức mạnh của thị trường phát huy tác dụng.
D. Không có mối liên hệ giữa thị trường tự do với việc cải thiện về chất lượng môi trường.

Câu 164: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đề cập đến…
A. giá cả của một hàng hóa – dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ vào trong tổng chi phí sản xuất ra nó.
B. giá cả của một hàng hóa – dịch vụ không cần phải được biểu hiện vào trong tổng chi phí sản xuất ra nó.
C. không cần tính đến chi phí của tất cả các tài nguyên được sử dụng vào trong giá cả của một hàng hóa – dịch vụ.
D. hiện trạng thiếu thông tin về giá cả hàng hóa – dịch vụ.

Câu 165: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả…
A. không bắt buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí làm xuống cấp tài nguyên môi trường vào trong tính toán.
B. buộc những người gây ô nhiễm phải đưa lợi ích của mình vào trong tính toán.
C. buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí thị trường của mình vào trong tính toán.
D. buộc những người gây ô nhiễm phải đưa các chi phí làm xuống cấp tài nguyên môi trường vào trong tính toán.

Câu 166: Công cụ nào sau đây được áp dụng theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả?
A. Thuế xanh.
B. Giấy phép xã thải.
C. Lệ phí ô nhiễm.
D. Dấu hiệu về giá cả và các công cụ kinh tế như “thuế xanh”, giấy phép thải, thu lệ phí ô nhiễm.

Câu 167: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả có thể gây biến dạng trong mậu dịch quốc tế vì…
A. một vài quốc gia thực hiện trợ cấp cho đầu tư kiểm soát ô nhiễm.
B. một vài quốc gia khác lại không muốn thực hiện trợ cấp trong đầu tư kiểm soát ô nhiễm.
C. một vài quốc gia thực hiện trợ cấp cho đầu tư kiểm soát ô nhiễm trong khi đó một vài quốc gia khác lại không thực hiện.
D. các quốc gia đều thực hiện trợ cấp cho đầu tư kiểm soát ô nhiễm.

Câu 168: OECD quy định nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phải trở thành một nguyên tắc căn bản của việc kiểm soát ô nhiễm trong các quốc gia thành viên vào năm…
A. 1972.
B. 1973.
C. 1975.
D. 1989.

Câu 169: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả sửa đổi đã được cộng đồng châu Âu phê duyệt trong khuyến cáo vào năm…
A. 1972.
B. 1973.
C. 1975.
D. 1989.

Câu 170: Vào năm…….., OECD đã đưa ra khuyến cáo về việc áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả đối với trường hợp ô nhiễm ngoài dự kiến:
A. 1972.
B. 1973.
C. 1975.
D. 1989.

Câu 171: Chọn phát biểu sai.
A. Buộc tất cả những ai xả chất thải đều trả cùng giá tiền cho mỗi đơn vị xả thêm sẽ đạt đến một sự phân bố hiệu quả kinh tế của chi phí kiểm soát chất thải.
B. Buộc tất cả những ai xả chất thải đều trả cùng giá tiền cho mỗi đơn vị xả thêm dẫn đến bất cứ một lượng chất thải nào được sinh ra cũng đã thu một chi phí nhất định để quản lý và kiểm soát nó.
C. Luật và cơ chế thường đưa đến hệ quả là tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm cao hơn nhiều so với các công cụ kinh tế.
D. Luật và cơ chế thường cho kết quả là tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm thấp nhiều so với các công cụ kinh tế.

Câu 172: Với MNPB là lợi ích tăng thêm mà một xí nghiệp đang gây ô nhiễm nhận được từ việc thay đổi mức độ hoạt động của nó bằng một đơn vị và MEC là giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên quan đến một đơn vị hoạt động tăng thêm thì…
A. mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định ở trên đường MNPB.
B. mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định ở trên đường MEC.
C. mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định tại điểm MNPB = MEC.
D. mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định tại điểm MNPB > MEC.

Câu 173: Mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm là điểm tại đó…
A. mức độ ô nhiễm bằng không.
B. ô nhiễm khác không nhưng vẫn trong mức độ chấp nhận được.
C. MNPB cao nhất.
D. MEC thấp nhất.

Câu 174: Lệ phí đánh vào việc phát thải chất thải gây ô nhiễm môi trường là…
A. lệ phí phát thải.
B. lệ phí bảo vệ môi trường.
C. lệ phí môi trường theo sản phẩm.
D. lệ phí môi trường theo sản phẩm thay thế.

Câu 175: Mức thu được áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải là…
A. lệ phí phát thải.
B. lệ phí bảo vệ môi trường.
C. lệ phí môi trường theo sản phẩm.
D. lệ phí môi trường theo sản phẩm thay thế.

Câu 176: Lệ phí được đánh vào các sản phẩm có hại cho môi trường khi được sử dụng được gọi là…
A. lệ phí phát thải.
B. lệ phí bảo vệ môi trường.
C. lệ phí môi trường theo sản phẩm.
D. lệ phí môi trường theo sản phẩm thay thế.

Câu 177: Giấy phép mua bán ô nhiễm có thể chuyển nhượng được nhờ vào…
A. sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm.
B. lệ phí phát thải.
C. lệ phí bảo vệ môi trường.
D. lệ phí môi trường theo sản phẩm thay thế.

Câu 178: Thông qua chuyển nhượng giấy phép mua bán ô nhiễm…
A. người bán côta gây ô nhiễm có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường.
B. người mua côta gây ô nhiễm có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường.
C. cả người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường.
D. chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm không thay đổi nhưng mục đích bảo vệ môi trường đạt được.

Câu 179: Chọn phát biểu sai.
A. Ký quỹ môi trường giúp nhà nước tiết kiệm đầu tư kinh phí khắc phục ô nhiễm môi trường từ ngân sách.
B. Ký quỹ môi trường khuyến khích doanh nghiệp chủ động bảo vệ môi trường.
C. Ký quỹ môi trường giúp doanh nghiệp lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
D. Ký quỹ môi trường giúp làm cho chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm không thay đổi nhưng mục đích bảo vệ môi trường đạt được.

Câu 180: Công cụ nào không thuộc trợ cấp môi trường?
A. Trợ cấp không hoàn lại.
B. Các khoản cho vay ưu đãi.
C. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
D. Ưu đãi thuế.

Câu 181: Chọn phát biểu đúng.
A. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
B. Tiêu chuẩn môi trường là những giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
C. Tiêu chuẩn môi trường chính là phát triển bền vững của quốc gia.
D. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.

Câu 182: Bộ tài nguyên và môi trường ban hành quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT không bao gồm việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường nào sau đây?
A. TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
B. TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
C. TCVN 5939:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
D. QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giấy và bột giấy.

Câu 186: Với Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải và Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải thì nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước được tính là…
A. Cmax = C/Kq/Kf.
B. Cmax = C x Kq x Kf.
C. Cmax = C + Kq + Kf.
D. Cmax = C – Kq – Kf.

Câu 187: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải có Q ≤ 50 là…
A. 0,9.
B. 1.
C. 1,1.
D. 1,2.

Câu 188: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải có 50 < Q ≤ 200 là…
A. 0,9.
B. 1.
C. 1,1.
D. 1,2.

Câu 189: Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải có Q > 200 là…
A. 0,9.
B. 1.
C. 1,1.
D. 1,2.

Câu 190: Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí P ≤ 20.000 là…
A. 1.
B. 0,9.
C. 0,8.
D. 0,7.

Câu 191: Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí 20.000 < P ≤ 100.000 là…
A. 1.
B. 0,9.
C. 0,8.
D. 0,7.

Câu 192: Giá trị hệ số Kp ứng với lưu lượng nguồn thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải vào môi trường không khí P > 100.000 là…
A. 1.
B. 0,9.
C. 0,8.
D. 0,7.

Câu 193: Giá trị hệ số Kv ứng với vùng 1 là…
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 0,8
D. 1,0.

Câu 194: Giá trị hệ số Kv ứng với vùng 2 là…
A. 0,4.
B. 0,6.
C. 0,8.
D. 1,0.

Câu 195: Giá trị hệ số Kv ứng với vùng 3 là…
A. 0,6.
B. 0,8.
C. 1,0.
D. 1,2.

Câu 196: Giá trị hệ số Kv ứng với vùng 4 là…
A. 0,6.
B. 0,8.
C. 1,0.
D. 1,2.

Câu 197: Giá trị hệ số Kv ứng với vùng 5 là…
A. 1,0.
B. 1,2.
C. 1,4.
D. 1,6.

Câu 198: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải F ≤ 50 là…
A. 0,9.
B. 1,0.
C. 1,1.
D. 1,2.

Câu 199: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải 50 < F ≤ 500 là…
A. 0,9.
B. 1,0.
C. 1,1.
D. 1,2.

Câu 200: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải 500 < F ≤ 5000 là…
A. 0,9.
B. 1,0.
C. 1,1.
D. 1,2.

Câu 201: Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải F > 5000 là…
A. 0,9.
B. 1,0.
C. 1,1.
D. 1,2.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)