Câu hỏi trắc nghiệm SPSS Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: SPSS
Trường: Đại học Huế
Người ra đề: TS Trần Nguyễn Hà My
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 33
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: SPSS
Trường: Đại học Huế
Người ra đề: TS Trần Nguyễn Hà My
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 33
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Câu hỏi trắc nghiệm SPSS Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế chương 3 là một phần quan trọng trong môn học SPSS được giảng dạy tại trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Đề thi này do TS. Trần Nguyễn Hà My, giảng viên kỳ cựu của khoa Y tế Công cộng, trực tiếp biên soạn nhằm đánh giá khả năng sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích dữ liệu y khoa của sinh viên. Bài thi yêu cầu sinh viên hiểu sâu về các phương pháp thống kê thường dùng trong nghiên cứu y học, bao gồm phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định giả thuyết, và mô hình hồi quy. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm thứ tư hoặc năm cuối của các chuyên ngành Y tế Công cộng và Dược học.

Trắc nghiệm SPSS Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế chương 3

Câu 1: Để kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định tính ta vào:
A. General Tables
B. Custom Tables
C. Compare Mean
D. Descriptive Statistics/Crosstabs/Chi-Square

Câu 2: Khi thực hiện kiểm định chi-square nếu sig < 0,05 nghĩa là:
A. Nếu bác bỏ giả thuyết H0 thì mức độ tin cậy đạt trên 95%
B. Nếu công nhận giả thuyết H0 mức độ tin cậy đạt trên 95%
C. Không thể bác bỏ giả thuyết H0
D. Không thể công nhận giả thuyết H0

Câu 3: Khi thực hiện kiểm định chi-square, SPSS ra thông báo “18 cells (69.2%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .94.” Nghĩa là:
A. Có 18 ô chứa dữ liệu chiếm 69,2% các ô
B. Có 18 ô có giá trị khuyết chiếm 69,2% các ô
C. Có 18 ô có tần suất kỳ vọng dưới 5 chiếm 69,2% các ô
D. Tất cả đều sai

Câu 4: Khi thực hiện kiểm định chi-square có thể:
A. Kiểm định mối liên hệ giữa 02 biến trong đó có biến multiple
B. Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến không có biến multiple
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Kiểm định chi-square trong SPSS không còn tin cậy khi có:
A. Quá 15% số ô có tần suất kỳ vọng dưới 5
B. Quá 20% số ô có tần suất kỳ vọng dưới 5
C. Quá 25% số ô có tần suất kỳ vọng dưới 5
D. Quá 30% số ô có tần suất kỳ vọng dưới 5

Câu 6: Để xử lý câu hỏi mở:
A. Người xử lý phải đọc và thống kê bằng tay
B. Người xử lý có thể dùng SPSS để đọc và thống kê
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Khi chạy kiểm định trung bình một tổng thể ta phải:
A. Biết trước trị trung bình của tổng thể
B. Không cần biết trước trị trung bình của tổng thể
C. SPSS sẽ thống kê và tính toán cho ta trị trung bình của tổng thể
D. Tất cả đều sai

Câu 8: Khi chạy kiểm định trung bình của hai tổng thể ta phải:
A. Biết trước ít nhất trị trung bình của 01 tổng thể
B. Biết trước trị trung bình của 02 tổng thể
C. SPSS sẽ thống kê và tính toán cho ta trị trung bình của 02 tổng thể
D. Tất cả đều sai

Câu 9: Khi chạy kiểm định trung bình của hai tổng thể ta phải:
A. Có 02 biến định lượng
B. Có 02 biến định tính
C. Có 01 biến định lượng và 01 biến định tính
D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Khi chạy kiểm định trung bình của hai tổng thể từ Levene’s Test có nghĩa là:
A. Kiểm định trị trung bình của hai tổng thể
B. Kiểm định mối liên hệ của hai tổng thể
C. Kiểm định phương sai của hai tổng thể
D. Tất cả đều sai

Câu 11: Khi chạy kiểm định trung bình của hai tổng thể thì dấu sig. (2-tailed) < 0,05 thì:
A. Ta công nhận trị trung bình của hai tổng thể bằng nhau
B. Ta bác bỏ trị trung bình của hai tổng thể bằng nhau
C. Kiểm định không còn tin tưởng được
D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Khi chạy kiểm định trung bình của một tổng thể thì dấu sig. (2-tailed) < 0,05 thì:
A. Ta công nhận trị trung bình của tổng thể bằng trung bình tập mẫu
B. Ta bác bỏ sự bằng nhau của trị trung bình tổng và tập mẫu
C. Kiểm định không còn tin tưởng được
D. Tất cả đều sai

Câu 13: Trong phân tích dữ liệu người ta sử dụng mấy loại thang đo:
A. 02 loại
B. 03 loại
C. 04 loại
D. 05 loại

Câu 14: Trong Custom Tables muốn đưa biến vào phân tích ta dùng:
A. Đánh dấu các biến đưa vào phân tích sau đó click mũi tên đưa biến vào phân tích
B. Nắm kéo rê biến vào cột hoặc hàm để phân tích
C. Click vào các biến để SPSS đưa vào ô phân tích
D. Tất cả đều sai

Câu 15: Trong phân tích tương quan hệ số tương quan tuyến tính (tương quan đơn) là:
A. Kendall’s Tau-b
B. Spearman
C. Pearson
D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Hệ số tương quan biến thiên từ:
A. 0 đến 1
B. Từ -1 đến 1
C. Từ -1 đến 0
D. Tất cả đều sai

Câu 17: Khi phân tích tương quan chúng ta phải:
A. Đưa biến độc lập vào Independent
B. Đưa biến độc lập vào Dependent
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 18: Chạy hồi quy tuyến tính trên SPSS chúng ta phải:
A. Đưa biến độc lập vào Independent
B. Đưa biến độc lập vào Dependent
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Trong phân tích ANOVA (kiểm định trung bình nhiều tổng thể) thì Post Hoc:
A. Kiểm định trước
B. Kiểm định sau
C. Kiểm định bằng nhau của phương sai nhóm
D. Tất cả đều sai

Câu 20: Trong phân tích ANOVA ta có thể:
A. Tìm được sự khác nhau trung bình các nhóm trong mẫu nghiên cứu
B. Tìm được mối liên hệ các nhóm trong mẫu nghiên cứu
C. Tìm được sự khác nhau trung bình các nhóm trong tổng thể nghiên cứu
D. Tìm được mối liên hệ các nhóm trong tổng thể nghiên cứu

Câu 21: Trong kiểm định trung bình nhiều tổng thể thì từ 2-sided dùng để:
A. Kiểm định khi biết trước mối tương quan là thuận
B. Kiểm định khi biết trước mối tương quan là nghịch
C. Kiểm định khi không biết trước mối tương quan là nghịch hay thuận
D. Tất cả đều sai

Câu 22: Trong khâu khởi tạo biến nếu ta để sai kiểu biến type có thể dẫn đến:
A. SPSS không chạy các phân tích thống kê cho biến đó
B. Dữ liệu nhập vào SPSS sẽ bị sai lệch
C. Không làm ảnh hưởng gì
D. Tất cả đều sai

Câu 23: Trong khâu khởi tạo biến nếu ta để sai thang đo thể dẫn đến:
A. SPSS không chạy các phân tích thống kê cho biến đó
B. SPSS chạy phân tích thống kê mô tả sai đối với biến đó
C. Có một số phân tích thống kê và kiểm định sẽ bị sai lệch khi thực hiện trên SPSS
D. Tất cả đều đúng

Câu 24: Khi thực hiện kiểm định sự phân bố một mẫu ta chạy kiểm định nào sau đây:
A. Kiểm định chi bình phương
B. Kiểm định chi-square 1 mẫu
C. Kiểm định trung bình 2 mẫu
D. Phân tích phương sai (ANOVA)

Câu 25: Thang đo mạnh nhất trong việc biểu đạt thông tin của đối tượng nghiên cứu là:
A. Thang đo định danh
B. Thang đo tỷ lệ
C. Thang đo thứ bậc
D. Thang đo khoảng cách

Câu 26: Thang đo yếu nhất trong việc biểu đạt thông tin của đối tượng nghiên cứu là:
A. Thang đo định danh
B. Thang đo tỷ lệ
C. Thang đo thứ bậc
D. Thang đo khoảng cách

Câu 27: Phát biểu nào trong số các phát biểu sau về độ lệch chuẩn đúng:
A. Là căn bậc hai của phương sai
B. Có cùng đơn vị tính với số liệu dùng để tính độ lệch chuẩn của tiêu thức số lượng
C. Luôn luôn nhỏ hơn độ lệch tuyệt đối bình quân
D. Cả A và B đúng

Câu 28: Để có thể nhập tất cả các thông tin có thể thu thập được từ câu hỏi sau, cần tạo tối thiểu bao nhiêu biến? “Anh/chị/ông/bà thường đọc báo ở đâu? (chỉ chọn tối đa 2 trả lời) Nhà.  Nơi làm việc (cơ quan, văn phòng). Nơi bán hàng. Nơi khác, ghi cụ thể nơi khác ….”
A. Một biến
B. Hai biến
C. Ba biến
D. Ba hoặc nhiều hơn ba biến

Câu 29: Các biến trên tạo ra là:
A. Đều là biến kiểu số
B. Đều là biến kiểu chuỗi ký tự
C. Có ít nhất 1 biến kiểu chuỗi ký tự
D. Đều là biến định lượng

Câu 30: Dữ liệu thu thập được từ câu hỏi trên được nhập vào trong các biến tương ứng có thể áp dụng tính toán nào?
A. Tính được tần số và phần trăm
B. Tính được trung bình
C. Tính được độ lệch chuẩn
D. Tính được tất cả các tính toán trên

Câu 31: Để có thể nhập tất cả các thông tin có thể thu thập được từ câu hỏi xếp hạng các chủ đề sau đây trên báo, cần tạo ra bao nhiêu biến? “Hãy xếp hạng các chủ đề sau đây trên báo Saigon Tiếp Thị tùy theo mức độ quan tâm của anh/chị/ông/bà đối với từng loại chủ đề? (Chủ đề nào quan tâm nhất thì ghi số 1, quan tâm thứ nhì thì ghi số 2, quan tâm thứ ba thì ghi số 3)” Thông tin thị trường _____ Mua sắm _____ Gia đình _____
A. Một biến
B. Ba biến
C. Sáu biến
D. Chín biến

Câu 32: Các biến trên tạo ra là:
A. Đều là biến kiểu số
B. Đều là biến kiểu chuỗi ký tự
C. Đều là biến định lượng
D. Tất cả đều đúng

Câu 33: Dữ liệu thu thập được từ câu hỏi trên được nhập vào trong các biến tương ứng có thể áp dụng tính toán nào?
A. Tính được tần số và phần trăm
B. Tính được trung bình
C. Tính được độ lệch chuẩn
D. Tính được tất cả các tính toán trên

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)