Trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 2: Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học là một trong những nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Vật lí nhiệt trong chương trình Vật Lý 12.
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:
- Nội năng – khái niệm về năng lượng bên trong của vật chất do chuyển động của các phân tử cấu tạo nên nó.
- Các cách làm thay đổi nội năng – thông qua thực hiện công và truyền nhiệt.
- Định luật I của nhiệt động lực học – quy tắc bảo toàn năng lượng khi có sự trao đổi nhiệt giữa hệ và môi trường.
Nắm vững những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hiện tượng nhiệt trong đời sống và ứng dụng vào các bài toán nhiệt động lực học.
👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức ngay bây giờ! 🚀
Câu 1: Vì các phân tử tương tác với nhau nên chúng có
D. thế năng.
A. năng lượng.
B. cơ năng.
C. động năng.
Câu 2: Thế năng phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào?
D. Khoảng cách giữa các phân tử.
A. Tốc độ chuyển động của phân tử.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
Câu 3: Đơn vị của nội năng là gì?
B. Jun (J).
A. Niu-tơn (N).
C. Oát (W).
D. Vôn (V).
Câu 4: Theo định luật I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng các đại lượng nào?
A. Công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
B. Động năng và thế năng.
C. Động năng và nhiệt lượng mà vật nhận được.
D. Công, động năng và thế năng.
Câu 5: Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách nào?
A. Thực hiện công và nhận nhiệt lượng
B. Thực hiện công và truyền nhiệt.
C. Nhận công và nhận nhiệt lượng.
D. Nhận công và truyền nhiệt.
Câu 6: Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác?
D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0.
A. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0. B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
C. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0.
Câu 7: Quy ước dấu nào sau đây phù hợp với định luật I của nhiệt động lực học?
D. Vật nhận công: A > 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
A. Vật thực hiện công: A < 0; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.
B. Vật thực hiện công: A > 0; vật truyền nhiệt lượng: Q < 0.
C. Vật nhận công: A < 0; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.
Câu 8: Giả sử cung cấp cho vật một công 500 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường là 200 J. Nội năng của vật tăng hay giảm bao nhiêu?
D. Tăng 300 J.
A. Giảm 300 J.
B. Giảm 200 J.
C. Tăng 200 J.
Câu 9: Hệ thức nào dưới đây phù hợp với quá trình một khối khí trong bình bị nung nóng?
A. ΔU = Q khi Q > 0.
B. ΔU = A khi A < 0. C. ΔU = A khi A > 0
D. ΔU = Q khi Q < 0.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?
D. Nội năng là nhiệt lượng.
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
C. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Câu 11: Một lượng khí bị nén đã nhận được công là 105 kJ. Khí nóng lên và đã tỏa nhiệt lượng 75 kJ ra môi trường. Độ biến thiên nội năng của lượng khí này là
A. 30 kJ.
B. 180 kJ.
C. -30 kJ.
D. 105 kJ.
Câu 12: Một lượng khí nhận nhiệt lượng 50 J do được đun nóng; đồng thời nhận công 30 J do bị nén. Độ tăng nội năng của lượng khí này là
C. 80 J.
A. 50 J.
B. 30 J.
D. -20J.
Câu 13: Thực hiện công 200 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 20 J. Độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh là
D. 180 J.
A. 200 J.
B. 20 J.
C. -180 J.
Câu 14: Một vật khối lượng 1 kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng dài 21 m, nghiêng 30° so với mặt phẳng ngang. Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng là 4,1 m/s. Lấy g = 9,8 m/s². Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng. Mặt phẳng nghiêng thực hiện công lên vật là
D. -102,9 J.
A. 94,495 J.
B. -94,495 J.
C. 102,9 J.