Trắc nghiệm Vật lí 12 bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng

Làm bài thi

Trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng là một trong những nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Vật lí nhiệt trong chương trình Vật Lý 12.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

  • Hiện tượng nóng chảy và đông đặc – sự chuyển thể từ rắn sang lỏng và ngược lại.
  • Nhiệt nóng chảy riêng – đại lượng đặc trưng cho mỗi chất, biểu thị nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy một đơn vị khối lượng chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
  • Công thức tính nhiệt lượng khi nóng chảy hoặc đông đặc:
    Q=λmQ = \lambda m
    Trong đó:

    • QQ là nhiệt lượng (J)
    • λ\lambda là nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)
    • mm là khối lượng chất (kg)

Nắm vững kiến thức này giúp bạn hiểu rõ hơn về sự chuyển thể của chất, ứng dụng trong thực tế như luyện kim, chế tạo vật liệu và bảo quản thực phẩm.

👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức ngay bây giờ! 🚀

Câu 1: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là gì?
A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1°C.

Câu 2: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?
A. 2,77.105 J/kg.
B. 3,34.105 J/kg.
C. 0,25.105 J/kg.
D. 1,80.105 J/kg.

Câu 3: Nhiệt nóng chảy riêng là thông tin cần thiết trong
A. xác định nhiệt độ nóng chảy của vật.
B. xác định tính chất của chất làm vật.
C. xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung.
D. xác định khối lượng của chất.

Câu 4: Nhiệt lượng cần truyền cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật.
B. độ tăng nhiệt độ của vật và tính chất của chất làm vật.
C. khối lượng của vật và độ tăng nhiệt độ của vật.
D. khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của một chất?
A. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
B. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là: Q = λm.
D. Được đo bằng đơn vị J/kg.

Câu 6: Nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 2,77.105 J/kg. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khối sắt sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Khối sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng.
C. 1 kg sắt cần thu nhiệt lượng 2,77.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
D. 1 kg sắt tỏa ra nhiệt lượng 2,77.105 J khi hóa lỏng hoàn toàn.

Câu 7: Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước bằng thí nghiệm thì không cần đo đại lượng nào sau đây?
A. Nhiệt độ nước sau khi đun.
B. Thời gian đun nước.
C. Công suất dòng điện.
D. Khối lượng chất cần đo trong thí nghiệm.

Câu 8: Đối với vật rắn kết tinh khi đang nóng chảy, khi ta vẫn cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật
A. vẫn tăng đều.
B. giảm đều.
C. không thay đổi.
D. lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu 9: Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 10 tấn thép. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy thép trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là
A. 2,77.109 J.
B. 2,77.109 kJ.
C. 2,77.106 J.
D. 2,77.103 kJ.

Câu 10: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục đá có khối lượng 100 g ở 0 °C là
A. 334 kJ.
B. 33 400 J.
C. 33,4.104 J.
D. 3340 kJ.

Câu 11 Nhiệt nóng chảy của chì là 0,25.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 5 kg chì là
A. 1,25.106 J.
B. 125 000 kJ.
C. 12 500 J.
D. 125 kJ.

Câu 12: Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 35°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1085°C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
A. 2,895.104 J.
B. 2,895.102 J.
C. 2,895.108 J.
D. 2,895.106 J.

Câu 13: Thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 27°C trong một lò nung điện có công suất 25 000 W là bao nhiêu? Lò nung này chỉ có 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1085°C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
A. 41,9 s.
B. 23,3 s.
C. 46,6 s.
D. 83,7 s.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: