Trắc nghiệm Vật lí 12 bài 6: Nhiệt hoá hơi riêng

Làm bài thi

Trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 6: Nhiệt hoá hơi riêng là một trong những nội dung quan trọng thuộc Chương 1 – Vật lí nhiệt trong chương trình Vật Lý 12.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

  • Hiện tượng hóa hơi và ngưng tụ – sự chuyển thể từ lỏng sang khí và ngược lại.
  • Nhiệt hóa hơi riêng – đại lượng đặc trưng cho mỗi chất, biểu thị nhiệt lượng cần thiết để làm bay hơi hoàn toàn một đơn vị khối lượng chất đó ở nhiệt độ sôi.
  • Công thức tính nhiệt lượng khi hóa hơi hoặc ngưng tụ:
    Q=LmQ = Lm
    Trong đó:

    • QQ là nhiệt lượng (J)
    • LL là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg)
    • mm là khối lượng chất (kg)

Hiểu rõ về nhiệt hóa hơi riêng giúp bạn nắm được các ứng dụng thực tế như quá trình bay hơi của nước, hệ thống làm mát, chưng cất và công nghệ điều hòa không khí.

👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức ngay bây giờ! 🚀

Câu 1: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là bao nhiêu?
A. 8,57.105 J/kg.
B. 2,26.106 J/kg.
C. 0,4.106 J/kg.
D. 2,85.105 J/kg.

Câu 2: Nhiệt hóa hơi riêng là thông tin cần thiết trong việc thiết kế thiết bị nào sau đây?
A. Điều hòa.
B. Máy biến áp.
C. Nhiệt kế.
D. Quạt điện.

Câu 3: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng là gì?
A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1°C.

Câu 4: Đơn vị của nhiệt hóa hơi riêng là gì?
A. J/kg.
B. J/kg.K.
C. J. kg/K .
D. J/K.

Câu 5: Nhiệt hóa hơi riêng được kí hiệu là gì?
A. Q.
B. L.
C. λ.
D. c.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt hóa hơi riêng của một chất?
A. Được kí hiệu là L.
B. Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau.
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt hóa hơi như nhau.
D. Được đo bằng đơn vị J/kg.

Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260.106 J/kg có nghĩa là gì?
A. 1 kg nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
B. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa lỏng.
C. 1 kg nước tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
D. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.

Câu 8: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất càng cao thì sẽ cần nhiều năng lượng hơn để chuyển trạng thái từ
A. thể lỏng sang thể khí.
B. thể khí sang thể lỏng.
C. thể rắn sang thể khí.
D. thể khí sang thể rắn.

Câu 9: Khi một chất đang hóa hơi ở nhiệt độ sôi, nếu ta vẫn cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của nó sẽ
A. vẫn tăng đều.
B. giảm đều.
C. không thay đổi.
D. lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu 10: Trong quá trình đun sôi 5 lít nước trên bếp, bạn A do sơ suất đã quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 2 lít nước trong ấm do sơ suất đó là
A. 11.3.106 J.
B. 6,78.106 J.
C. 4,,52.106 J.
D. 2,26.106 J.

Câu 11: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100°C là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước ở 30°C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C là
A. 51,08 J.
B. 51,08 kJ.
C. 510 800 J.
D. 5 108 000 J.

Câu 12: Sau khi đun nóng một lượng nước đến 100°C, tiếp tục đun cho đến khi khối lượng nước giảm 0,5 kg so với ban đầu do một phần nước đã chuyển thành hơi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm hóa hơi lượng nước trên là
A. 113.104 J.
B. 11.3.104 J.
C. 113 kJ.
D. 11,3 kJ.

Câu 13: Một bạn học sinh tính nhiệt lượng cần để làm 2,0 g nước đá từ -20°C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100°C là 2,26.106 J/kg, nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,34.105 J/kg. Nhiệt lượng cho quá trình này gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 4600 J.
B. 6200 J.
C. 7000 J.
D. 850 J.

Câu 14: Vận động viên chạy Marathon mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hóa khoảng 20% năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động chạy. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ của cơ thể không đổi. Nếu vận động viên dùng hết 11 000 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra khỏi cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đổi và nhiệt hóa hơi riêng của nước trong cơ thể vận động viên là 2,45.106 J/kg.
A. 0,0009 lít.
B. 0,009 lít.
C. 0,09 lít.
D. 0,9 lít.

Câu 15: Một ấm đun nước có công suất 700 W chứa 450 g nước ở 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Sau khi đun nước đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun sôi nước trong 1 phút 30 giây. Khối lượng nước còn lại sau khoảng thời gian này là
A. 270 g.
B. 180 g.
C. 324 g.
D. 432 g.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: