Trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết thuộc Chương 4 – Vật lí hạt nhân trong chương trình Vật Lý 12.
Bài học này giúp bạn hiểu:
- Phản ứng hạt nhân – bao gồm phân hạch, nhiệt hạch và phóng xạ.
- Năng lượng liên kết – xác định bằng công thức Einstein: E=mc2E = mc^2.
- Ứng dụng của phản ứng hạt nhân trong sản xuất năng lượng và y học hạt nhân.
👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn kiểm tra kiến thức ngay! 🚀
Câu 1: Phản ứng hạt nhân là gì?
A. Là quá trình biến đổi hạt nhân này thành hạt nhân khác.
B. Là quá trình biến đổi của các nguyên tố hóa học.
C. Là sự phân hủy hạt nhân trong nguyên tử.
D. Là sự biến đổi của proton và neutron trong nguyên tử.
Câu 2: Năng lượng tối thiểu dùng để tách toàn bộ số nucleon ra khỏi hạt nhân được gọi là gì?
A. Bảo toàn năng lượng.
B. Năng lượng ion hóa.
C. Năng lượng liên kết riêng.
D. Năng lượng liên kết hạt nhân.
Câu 3: Mức độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào đại lượng vật lí nào?
A. Năng lượng liên kết.
B. Độ hụt khối.
C. Năng lượng liên kết riêng.
D. Số khối và số neutron.
Câu 4: Năng lượng E và khối lượng m tương ứng của cùng một vật được liên hệ với nhau bởi hệ thức nào?
\( A. \) \( E = mc. \)
\( B. \) \( E = mc^2. \)
\( C. \) \( E = m^2c. \)
\( D. \) \( E = m/c. \)
Câu 5: Phản ứng tổng hợp hạt nhân là gì?
A. Là phản ứng hạt nhân trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.
B. Là phản ứng hạt nhân trong đó hạt nhân phân hạch ra các phân tử nhỏ hơn.
C. Là phản ứng hạt trong đó hạt nhân phân rã ra các phân tử nhỏ hơn.
D. Phản ứng trong đó một hạt nhân nặng hợp nhất với một hạt nhân nhẹ để tạo ra hạt nhân mới.
Câu 6: Lực hạt nhân là gì?
A. Lực điện.
B. Lực từ.
C. Lực tương tác giữa các nucleon.
D. Lực tương tác giữa proton và electron.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phản ứng phân hạch hạt nhân?
A. Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.
B. Phản ứng phân hạch đẩy chuyển tỏa ra năng lượng rất lớn.
C. Để xảy ra phản ứng phân hạch, cần có nhiệt độ rất cao.
D. Sản phẩm phân hạch có số khối trung bình và bền vững hơn so với hạt nhân ban đầu.
Câu 8: Trong phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn nào sau đây?
A. Định luật bảo toàn động lượng.
B. Định luật bảo toàn điện tích.
C. Định luật bảo toàn số nucleon.
D. Định luật bảo toàn số proton.
Câu 9: Bản chất lực tương tác giữa các neuclon trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện.
B. lực hấp dẫn.
C. lực từ.
D. lực tương tác mạnh.
Câu 10. Hệ thức nào sau đây không đúng trong phản ứng hạt nhân \(^{A_1}_{Z_1}X + ^{A_2}_{Z_2}Y \rightarrow ^{A_3}_{Z_3}C + ^{A_4}_{Z_4}D?\)
\( A. \) \(A_1 + A_2 = A_3 + A_4.\)
\( B. \) \(Z_1 + Z_2 = Z_3 + Z_4.\)
\( C. \) \(Z_1 + Z_2 + Z_3 + Z_4 = 0.\)
\( D. \) \((A_1 – Z_1) + (A_2 – Z_2) = (A_3 – Z_3) + (A_4 – Z_4).\)
Câu 11. Biết khối lượng hạt nhân oxygen là 15,99492 amu, khối lượng của proton là 1,0073 amu và khối lượng của neutron là 1,0087 amu. Độ hụt khối của hạt nhân oxygen \(^{16}_8O\) là
\( A. \) 0,133 amu.
\( B. \) 0,145 amu.
\( C. \) 0,258 amu.
\( D. \) 0,312 amu.
Câu 12: Hạt nhân deuteri \(^2_1D\) có khối lượng 2,0136 amu. Biết khối lượng của proton là 1,0073 amu và khối lượng của neutron là 1,0087 amu. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(^2_1D\) là
\( A. \) 0,67 MeV.
\( B. \) 1,66 MeV.
\( C. \) 2,02 MeV.
\( D. \) 2,23 MeV.
Câu 13: Phân hạch một hạt nhân \(^{235}U\) trong lò phản ứng hạt nhân sẽ tỏa ra năng lượng 200 MeV. Biết \(N_A = 6,023.10^{23} mol^{-1}\). Nếu phân hạch 0,5 gam \(^{235}U\) thì năng lượng tỏa ra là
\( A. \) \(5,12.10^{23} MeV\)
\( B. \) \(2,56.10^{23} MeV.\)
\( C. \) \(10,24.10^{23} MeV\)
\( D. \) \(2,05.10^{23} MeV\)
Câu 14: Cho phương trình phản ứng \(\alpha + ^{27}_{13}Al \rightarrow ^{30}_{15}P + n \). Biết khối lượng \(m_\alpha=4.0015 amu\), \(m_{Al} = 26,97435 amu\), \(m_n=1.008670 amu\). Năng lượng của phản ứng này là
\( A. \) Tỏa ra 4,275152 MeV.
\( B. \) Thu vào 2,673405 MeV.
\( C. \) Tỏa ra \(4,275152.10^{17} J.\)
\( D. \) Thu vào \(2,673405.10^{17} J.\)
Câu 15: Hạt \(\alpha\) có động năng 3,1 MeV đập vào hạt nhân nhôm gây ra phản ứng \(\alpha + ^{27}_{13}Al \rightarrow ^{30}_{15}P + n \). Biết khối lượng của các hạt nhân là \(m_\alpha=4.0015 amu\), \(m_{Al} = 26,97435 amu\), \(m_p= 29.97005 amu\), \(m_n=1.008670 amu\), 1 amu= 931MeV/\(c^2\). Giả sử hai hạt sinh ra có cùng vận tốc. Động năng của hạt n là
\( A. \) 4,8716MeV.
\( B. \) 6,9367MeV.
\( C. \) 9,2367MeV.
\( D. \) 10,4696MeV.