Trắc nghiệm Sinh học đại cương A1 – Phần 6

Năm thi: 2023
Môn học: SInh học đại cương
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thia qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: SInh học đại cương
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thia qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Sinh học đại cương A1 phần 6 là một trong những đề thi môn Sinh học đại cương dành cho sinh viên năm nhất ngành Sinh học tại các trường đại học. Đây là môn học quan trọng, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về sinh học, từ cấu trúc tế bào đến di truyền học. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực sinh học. Để làm tốt bài thi, sinh viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức cơ bản và nâng cao trong môn học.

Trắc nghiệm Sinh học đại cương A1 – Phần 6

Câu 1:Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: Màng sinh chất đóng vai trò quan trọng trong ..(1).. giữa tế bào và môi trường ngoài. Sự vận chuyển có thể là thụ động -.(2).. hoặc theo phương thức ..(3).. kèm theo tiêu dùng năng lượng ATP.
A. 1. Sự trao đổi chất; 2. Chủ động; 3. Không
B. 1. Sự chuyển hóa vật chất;2. Không tiêu dùng năng lượng; 3. Chủ động
C. 1. Sự trao đổi chất; 2. Chủ động; 3. Không tiêu dùng năng lượng
D. 1. Sự trao đổi chất, 2. Không tiêu dùng năng lượng; 3. Chủ động

Câu 2:Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây?
A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
C. Vận chuyển thụ động
D. Vận chuyển khuếch tán

Câu 3:Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì:
A. Nước sẽ thẩm thấu vào màng tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.
B. Nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
C. Do sự chênh lệch nồng độ chất tan ở trong và ngoài tế bào.
D. Nước vận chuyển chủ động qua màng tế bào.

Câu 4:Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì
A. Nước sẽ thẩm thấu vào màng tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.
B. Nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
C. Do sự chênh lệch nồng độ chất tan ở trong và ngoài tế bào.
D. Nước vận chuyển chủ động qua màng tế bào.

Câu 5:Cách vận chuyển các chất qua màng sinh chất cần tiêu tốn năng lượng là:
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Vận chuyển chủ động, nhập bào và xuất bào
D. Nhập bào và xuất bào

Câu 6:Năng lượng là gì?
A. Khả năng sinh công
B. Thế năng
C. Sự sinh công
D. Động năng

Câu 7:Đường cấu tạo của phân tử ATP là:
A. Ribôzo
B. Xenlulôzơ
C. Đêôxiribôzo
D. Đường đối

Câu 8:Chuyển hóa vật chất là: I. Cơ thể lấy các chất từ môi trường và thải ra ngoài những chất cặn bã II. Tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào III. Cơ thể lấy các chất và năng lượng từ môi trường cung cấp cho các hoạt động sống
A. I
B. II
C. I, III
D. III

Câu 9:ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào vì: 1. ATP có chứa các liên kết cao năng mang nhiều năng lượng. 2. Các liên kết cao năng dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. 3. Năng lượng trong tế bào chỉ được tích trữ trong ATP 4. ATP có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động của tế bào.
A. 1, 2, 4
B. 1,3
C. 1, 4
D. 1, 2, 3

Câu 10:ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách:
A. Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP, rồi lại gắn ngay nhóm phôtphat để trở thành ATP.
B. Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP và tích lũy năng lượng để trở thành ATP.
C. Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng đồng thời tự phân hủy để cung cấp tối đa năng lượng cho các hợp chất khác.
D. ATP tự phân hủy để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hợp chất khác.

Câu 11:Dạng năng lượng chủ yếu của tế bào là:
A. Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.
B. Điện năng giúp tế bào thực hiện các hoạt động sinh lí luôn diễn ra.
C. Nhiệt năng giúp sưởi ấm tế bào cũng như cơ thể.
D. Động năng giúp tế bào trao đổi chất.

Câu 12:Câu nào không đúng khi nói về chuyển hóa vật chất trong tế bào?
A. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
B. Chuyển hóa vật chất chỉ diễn ra khi tế bào đang sinh trưởng.
C. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

Câu 13:Các dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào sinh vật là:
A. Điện năng, hóa năng, nhiệt năng và các dạng năng lượng tạo ra trong sự tổng hợp các chất hữu cơ.
B. Các dạng năng lượng được tạo ra trong sự tổng hợp các chất hữu cơ
C. Điện năng, hóa năng và nhiệt năng
D. Các dạng năng lượng được tạo ra do sự phân giải các chất hữu cơ.

Câu 14:Câu nào không đúng khi nói về chức năng của phân tử ATP?
A. Năng lượng trong ATP được sử dụng để sinh công cơ học.
B. Năng lượng trong ATP được sử dụng cho hoạt động sống của tế bào.
C. Năng lượng trong ATP được sử dụng để tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
D. Năng lượng trong ATP được sử dụng để vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Câu 15:Câu sai trong các câu dưới đây là:
A. Các chất hữu cơ được phân giải dần để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP dùng cho các hoạt động
của tế bào
B. Động vật ăn thực vật đề nhận năng lượng từ các chất hữu cơ. Năng lượng được chuyển trong chuỗi,
lưới thức ăn và hệ sinh thái.
C. Năng lượng của sinh giới được bắt đầu từ ánh sáng mặt trời được cây xanh hấp thụ và được chuyển
thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.
D. Vi sinh vật nhận năng lượng từ thực vật rồi chuyển sang cho động vật

Câu 16:Trong phân tử enzim, vùng cấu trúc đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:
A. Trung tâm hoạt động
B. Trung tâm xúc tác
C. Trung tâm liên kết
D. Trung tâm phản ứng

Câu 17:Trong các cách tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào, ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó:
A. Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.
B. Sản phẩm của con đường chuyển hóa đóng vai trò như một chất hoạt hóa enzim, làm tăng tốc độ của quá trình chuyển hóa.
C. Sản phẩm của con đường chuyển hóa đóng vai trò như một enzim xúc tác cho quá trình chuyển hóa ngược trở lại.
D. Sản phẩm của con đường chuyển hóa lập tức bị phân hủy để bắt đầu tham gia một con đường chuyển hóa mới.

Câu 18:Cơ chất là:
A. Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do emzim xúc tác
B. Chất tham gia phản ứng do emzim xúc tác
C. Chất tham gia cấu tạo enzim
D. Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại

Câu 19:Câu sai trong các câu cho dưới đây là:
A. Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế bào có thể sử dụng nhiều loại enzim
khác nhau
B. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH… ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
C. Tế bào có thể điều hòa quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim hoặc ức chế hoặc hoạt hóa các enzim
D. Các chất trong tế bào được chuyển hóa (từ chất này sang chất khác) thông qua hàng loạt phản ứng có xúc tác của enzim.

Câu 20:Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách:
A. điều chỉnh độ pH của tế bào.
B. điều chỉnh hoạt tính của các enzim.
C. điều chỉnh nồng độ cơ chất
D. điều chỉnh nồng độ enzim.

Câu 21:Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccarôzơ là:
A. Peptidaza
B. Saccaraza
C. Lactaza
D. Nuclêaza

Câu 22:Thành phần cơ bản của enzim là:
A. Prôtêin
B. Lipit
C. Axit nucleic
D. Cacbonhydrat.

Câu 23:Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì hoạt tính của enzim thay đổi thế nào?
A. Càng tăng nồng độ cơ chất, hoạt tính của enzim càng tăng.
B. Thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng nếu tăng nồng độ cơ chất quá ngưỡng, thì cũng không làm tăng hoạt tính của enzim.
C. Hoạt tính của enzim càng giảm dần nếu càng tăng nồng độ cơ chất.
D. Thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng sau đó giảm dần và mất hoạt tính vì tăng nồng độ cơ chất quá ngưỡng.

Câu 24:Câu nào sai trong những câu sau khi nói về hoạt tính và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
A. Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, chất ức chế, chất hoạt hoá, nồng độ cơ chất…
B. Mỗi enzim có thể xúc tác mọi loại phản ứng trong tế bào
C. Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.
D. Enzim có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên hàng triệu lần

Câu 25:Trong hô hấp tế bào, chuỗi chuyển êlectron hô hấp diễn ra ở:
A. Màng trong ti thể
B. Tế bào chất
C. Màng ngoài ti thể
D. Chất nền ti thể

Câu 26:Thứ tự diễn ra các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào là
A. Hoạt hóa đường – Chu trình Crep – Chuỗi chuyển êlecteron hô hấp.
B. Hoạt hóa đường – Đường phân – Chu trình Crep – Chuỗi chuyển êlecteron hô hấp.
C. Chu trình Crep – Đường phân – Chuỗi chuyển êlecteron hô hấp.
D. Đường phân – Chu trình Crep – Chuỗi chuyển êlecteron hô hấp.

Câu 27:Hô hấp tế bào là?
A. Quá trình chuyển hóa hoàn toàn năng lượng trong các chất hữu cơ thành năng lượng của các phân tů ATP.
B. Quá trình vận chuyển O2 và CO2 trong tế bào.
C. Quá trình tế bào lấy khí O2 và loại bỏ CO2.
D. Quá trình phân giải hoàn toàn chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời chuyển năng lượng của chất hữu cơ thành năng lượng của các phân tử ATP.

Câu 28:Sản phẩm của sự phân giải các chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp tế bào là:
A. Khí cacbonic, nước và năng lượng
B. Ôxi, nước, và năng lượng.
C. Nước, khí cacbonic và đường
D. Nước, đường và năng lượng.

Câu 29:Sơ đồ tóm tắt nào dưới đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucôzơ — axit piruvic + năng lượng.
B. Glucôzơ — cacbonic + năng lượng.
C. Glucôzơ — cacbonic + nước.
D. Glucôzơ → nước + năng lượng.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)