Làm bài thi

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 2 Văn bản 1 – Lão Hạc (Nam Cao) là một nội dung quan trọng thuộc Bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống trong chương trình Ngữ văn 12.

Lão Hạc là một truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm thể hiện bi kịch của người nông dân nghèo trong xã hội cũ, đồng thời ngợi ca nhân cách cao đẹp của họ dù trong hoàn cảnh khốn cùng. Học sinh cần nắm vững các nội dung chính sau:

  • Nhân vật Lão Hạc: số phận bất hạnh, lòng tự trọng cao cả, tình yêu thương con sâu sắc.
  • Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm.
  • Nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao: giọng văn giản dị, giàu triết lý, xây dựng nhân vật chân thực.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm này và tham gia làm bài kiểm tra ngay bây giờ!

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài 2 Văn bản 1 – Lão Hạc (Nam Cao)

Câu 1: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện ngắn Lão Hạc:
A. Số phận đau thương, phẩm chất cao quý của người nông dân.
B. Giá trị của miếng ăn trong lúc đói.
C. Nỗi buồn của con người vì thất hứa với 1 con vật.
D. Cảnh gia đình ly tán vì nạn đói.

Câu 2: Nhận định nào chính xác nhất khi nói đến cái chết của Lão Hạc:
A. Thể hiện tính tự trọng của người nông dân, đồng thời gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến.
B. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc giản dị.
C. Là bằng chứng cảm động về tình cảm cha con mộc mạc giản dị, bên cạnh đó còn thể hiện tính tự trọng của người nông dân cũng như tố cáo xã hội thực dân phong kiến.
D. Sự đau khổ tột cùng của con người khi không còn cái gì ăn chỉ có thể nằm thoi thóp chờ đợi cái chết.

Câu 3: Trong tác phẩm Lão Hạc con trai lão Hạc đi phu vì:
A. Vì muốn đổi đời nhanh chóng.
B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.
C. Vì quá nghèo túng.
D. Vì cãi nhau với cha.

Câu 4: Vì sao Lão Hạc phải bán đi cậu Vàng:
A. Vì sợ kẻ trộm đánh bả.
B. Vì lão chán không muốn nuôi con chó nữa.
C. Vì con chó ăn quá nhiều.
D. Vì nếu nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.

Câu 5: Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo:
A. Là người có cái nhìn cay nghiệt, khinh bỉ đối với những người nghèo.
B. Là người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của lão Hạc và là người để lão gửi gắm niềm tin.
C. Là người vui vẻ, nói năng hoạt bát và vui tính.
D. Là người trầm tính, ít nói và rất cay độc.

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao:
A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình.
B. Luôn để nhân vật vào tình huống trớ trêu để bộc lộ mình đồng thời để các nhân vật khác nhận xét về họ. Bên cạnh đó còn xen kẽ đối thoại của nhân vật chính với các nhân vật khác để bộc lộ mình.
C. Đẩy mạnh đối thoại đội tâm của nhân vật.
D. Đặt nhân vật vào cuộc đấu tranh tư tưởng.

Câu 7: Nam Cao quê ở đâu:
A. Hà Tĩnh.
B. Hải Dương.
C. Hà Nam.
D. Nam Định.

Câu 8: Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn có tác dụng gì:
A. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết đồng thời thể hiện sự ngập ngừng ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Thể hiện dụng ý của tác giả.
C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.
D. Thể hiện sự nức nở không kiềm chế được của lão Hạc.

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của lão Hạc là:
A. Lão ăn phải bả chó.
B. Lão ân hận vì chót lừa cậu Vàng.
C. Lão vô cùng thương con.
D. Lão bị bệnh.

Câu 10: Qua các tác phẩm về người nông dân trong xã hội cũ, em nhận thấy cuộc đời và tính cách của người nông dân có đặc điểm gì:
A. Là những số phận nghèo khổ, bần cùng trong xã hội.
B. Thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của những con người có cùng cảnh ngộ.
C. Thể hiện nhân cách cao đẹp của con người trước mọi hoàn cảnh.
D. Họ là những người có số phận nghèo khổ, bần cùng trong xã hội nhưng luôn biết yêu thương trân trọng tình cảm. Dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn luôn giữ tấm lòng trong sạch cao đẹp.

Câu 11: Trong tác phẩm, lão Hạc là nhân vật có tính cách như thế nào:
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Câu 12: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn:
A. Sự yếu đuối của lão Hạc.
B. Sự già nua của lão Hạc.
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.
D. Sự cực khổ của lão Hạc.

Câu 13: Từ nào thay thế được từ “đi đời” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”:
A. Chết.
B. Hi sinh.
C. Bỏ mạng.
D. Hết đời.

Câu 14: Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút … kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì:
A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình.
B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình.
C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng.
D. Sự oán trách của lão Hạc đối với cuộc đời bất công.

Câu 15: Xác định tình huống truyện của tác phẩm Lão Hạc:
A. Con trai lão Hạc phải đi phu.
B. Lão Hạc bán đi con chó Vàng.
C. Cuộc trò chuyện giữa Lão và ông giáo.
D. Lão Hạc tự tử.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: