1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Trần Thị Minh Tâm
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Trần Thị Minh Tâm
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên dược

Mục Lục

1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 1 là một tập hợp bài kiểm tra quan trọng dành cho sinh viên năm ba ngành Dược lý học tại các trường đại học y dược trên cả nước, đặc biệt là trường Đại học Y Dược TP.HCM. Tài liệu này được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có PGS.TS. Trần Thị Minh Tâm, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Dược lý. Phần 1 của tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các kiến thức cơ bản về dược động học, dược lực học, và các nhóm thuốc chính được giảng dạy trong các chương đầu của môn học. Tài liệu này giúp sinh viên củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng phân tích và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá tài liệu này và bắt đầu ôn tập ngay nhé!

Bộ đề 1000 câu trắc nghiệm dược lý 1 phần 1 (Có đáp án) 

Câu 1: Nguồn gốc của thuốc, chọn câu sai:
A. Từ thực vật
B. Từ động vật
C. Từ khoáng vật
D. Từ chất hữu cơ

Câu 2: Khái niệm dược lực học:
A. Là môn khoa học nghiên cứu về thuốc
B. Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống
C. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
D. Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc

Câu 3: Khái niệm về dược động học:
A. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
B. Nghiên cứu tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn hay tác dụng ngoại ý
C. Nghiên cứu số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng, tác dụng phụ
D. Nghiên cứu tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý

Câu 4: Vai trò của dược động học:
A. Giúp người thầy thuốc biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể
B. Giúp người thầy thuốc biết số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc, tác dụng phụ
C. Là động học của sự hấp thu, phân giải, chuyển hóa và thải trừ thuốc
D. Đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc

Câu 5: Dược lý thời khắc là:
A. Không nói về hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các thay đổi của môi trường sống
B. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của thuốc
C. Nghiên cứu những thay đổi về tình cảm thụ của cá thể
D. Số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc

Câu 6: Dược lý thời khắc, chọn câu sai:
A. Người thầy thuốc cần biết để chọn thời điểm và liều lượng thuốc tối ưu
B. Hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các thay đổi của môi trường sống như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…
C. Các hoạt động này biến đổi nhịp nhàng, có chu kỳ, gọi là nhịp sinh học (trong ngày, trong tháng, trong năm)
D. Tác động của thuốc cũng không có thể thay đổi theo nhịp này

Câu 7: Khái niệm dược lý di truyền:
A. Nghiên cứu những thay đổi về tình cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc do nguyên nhân di truyền
B. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
C. Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống
D. Nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc

Câu 8: Phân biệt dược lực học và dược động học:
A. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tương tác của môi trường lên cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc.
B. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động của môi trường lên cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của thuốc đến cơ thể sống.
C. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
D. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động qua lại của thuốc và cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về cơ chế tác động thuốc lên cơ thể sống

Câu 9: Chọn nhận định sai:
A. Không có thuốc nào vô hại
B. Không phải thuốc đắt tiền luôn luôn là thuốc tốt nhất
C. Chỉ dùng khi thật cần, hết sức tránh lạm dụng thuốc
D. Các thuốc có cùng hoạt chất thì có thể thay thế lẫn nhau

Câu 10: Chọn nhận định đúng:
A. Trong quá trình hành nghề, thầy thuốc phải luôn luôn học hỏi để nắm được các kiến thức dược lý của các thuốc mới hoặc những hiểu biết mới, những áp dụng mới của các thuốc cũ
B. Các chỉ định của thuốc là không thay đổi
C. Đối tượng bệnh nhân cho từng thuốc không đổi
D. Các bác sĩ, dược sĩ được thay đổi chỉ định dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân

Câu 11: Dược lý cảnh giác hay Cảnh giác thuốc là:
A. Môn khoa học chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng
B. Môn khoa học giao thoa giữa Dược lý – Di truyền – Hoá sinh và Dược động học
C. Nghiên cứu những thay đổi về tình cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc
D. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của thuốc

Câu 12: Chọn câu đúng:
A. Cảnh giác thuốc (Pharmacovigilance) chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng
B. Phản ứng độc hại là những phản ứng không mong muốn xảy ra một cách ngẫu nhiên với các liều thuốc vẫn dùng để dự phòng, chẩn đoán hay điều trị bệnh
C. Có thể sau khi dùng phổ biến mới phát hiện được tác dụng gây độc của thuốc
D. Tất cả đúng

Câu 13: Về di truyền người thiếu men gì thì dễ bị tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống sốt rét… ngay cả với liều điều trị thông thường:
A. G6PD
B. G6PP
C. G4PD
D. G4PP

Câu 14: Kể tên 4 quá trình xảy ra khi thuốc vào cơ thể theo đúng trình tự:
A. Hấp thu, Chuyển hóa, Phân phối, Thải trừ
B. Phân phối, Hấp thu, Chuyển hóa, Thải trừ
C. Hấp thu, Phân phối, Chuyển hóa, Thải trừ
D. Hấp thu, Chuyển hóa, Phân phối, Thải trừ

Câu 15: Các quá trình dược động học không bao gồm:
A. Hấp thu
B. Phân phối
C. Tích lũy
D. Thải trừ

Câu 16: Kể tên 4 quá trình dược động học:
A. Hấp thu, Phân phối, Chuyển hóa, Thải trừ
B. Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa, Thải trừ
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 17: Chọn câu sai:
A. Giai đoạn đầu tiên khi thuốc vào cơ thể là quá trình hấp thu
B. Quá trình hấp thu chỉ xảy ra ở đường tiêu hóa
C. Hấp thu chịu ảnh hưởng của dạng bào chế
D. Hấp thu qua đường tiêm xảy ra nhanh hơn đường uống

Câu 18: Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử:
A. PM ≤ 600
B. PM ≤ 500
C. PM ≤ 700
D. PM ≤ 200

Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai:
A. Để thực hiện được những quá trình dược động học, thuốc phải vượt qua các màng tế bào
B. Thuốc là các acid hoặc các base yếu
C. Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử PM ≤ 500
D. Thuốc đa số có PM từ 100 – 1.000

Câu 20: Tính chọn lọc của receptor thể hiện bởi đặc điểm:
A. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ duy nhất đủ với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác
B. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ đủ hoặc lớn hơn với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác
C. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ đủ hoặc nhỏ hơn với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác
D. Tất cả đều đúng

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không phù hợp:
A. Thuốc tan tốt trong mỡ ít có khả năng thấm vào hệ thần kinh trung ương hơn so với thuốc tan trong nước
B. Thuốc được phân bố chủ yếu ở những nơi có mức cung cấp máu dồi dào như tim, phổi, gan, thận
C. Tỷ lệ thuốc gắn kết với protein huyết tương ảnh hưởng lớn đến sự phân phối của thuốc
D. Thuốc có tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương càng cao thì tỷ lệ thuốc ở dạng tự do càng thấp, tác dụng thuốc càng yếu

Câu 22: Hấp thu thuốc là quá trình vận chuyển thuốc từ nơi đưa thuốc vào (cửa ngõ vào) tới:
A. Máu
B. Dịch nội mô
C. Huyết tương
D. Tất cả đúng

Câu 23: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc:
A. Ảnh hưởng của đường đưa thuốc vào cơ thể
B. Ảnh hưởng của dạng bào chế
C. Ảnh hưởng của dạng bào chế
D. Tất cả đúng

Câu 24: Chọn câu sai:
A. Hấp thu thuốc qua đường uống chịu ảnh hưởng của trạng thái lý hóa của dạ dày và ruột
B. Các phản ứng giữa thuốc với thức ăn và các thành phần khác của dịch tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc
C. Các dạng bào chế thuốc của thuốc không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc
D. Độ phân ly của thuốc trong dịch tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc

Câu 25: Sự thay đổi pH có thể làm thay đổi khả năng hấp thu thuốc:
A. Giảm hấp thu với acid yếu, tăng hấp thu với base yếu
B. Giảm hấp thu với base yếu, tăng hấp thu với acid yếu
C. Giảm hấp thu với acid yếu, tăng hấp thu với base yếu
D. Giảm hấp thu với base yếu, tăng hấp thu với acid yếu

Câu 26: Thuốc tan trong nước được hấp thu qua màng bằng cơ chế khuếch tán thụ động ở trạng thái:
A. Không ion hóa
B. Ion hóa
C. Không phân ly
D. Không câu nào đúng

Câu 27: Nhận định đúng về chuyển hóa của thuốc trong cơ thể:
A. Đa số thuốc được chuyển hóa ở gan
B. Các thuốc bị chuyển hóa chủ yếu bởi hệ enzym monooxygenase gắn với cytochrom P450
C. Các thuốc chuyển hóa qua 2 pha (pha 1 và pha 2)
D. Tất cả đúng

Câu 28: Những đường dùng thuốc nào sau đây không qua gan chuyển hóa lần đầu:
A. Tiêm dưới da
B. Đặt trực tràng
C. Đường uống
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 29: Chọn câu sai:
A. Chuyển hóa lần đầu qua gan làm thuốc bị mất hoạt tính rất nhiều
B. Các thuốc chuyển hóa qua gan làm tăng sinh khả dụng của thuốc
C. Các thuốc chuyển hóa qua gan làm giảm sinh khả dụng của thuốc
D. Thuốc khi chuyển hóa qua gan một phần có thể trở thành chất có hoạt tính (tiền thuốc)

Câu 30: Cơ quan thải trừ thuốc quan trọng nhất:
A. Gan
B. Da
C. Thận
D. Phổi

Câu 31: Vận chuyển thuốc một cách lọc là:
A. Do sự chênh lệch áp lực thủy tĩnh
B. Xảy ra đối với những thuốc có khối lượng phân tử thấp (100 – 200)
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Cả hai câu trên đều sai

Câu 32: Các phân tử vận chuyển theo cách lọc:
A. Tan được trong nước
B. Tan được trong lipid
C. Tan được trong nước và lipid
D. Tan được trong tất cả các môi trường

Câu 33: Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất về vận chuyển bằng cách lọc:
A. Phân tử có khối lượng phân tử thấp (100 – 200)
B. Tan được trong nước nhưng không tan được trong lipid sẽ chui qua các ống dẫn của màng sinh học
C. Do sự chênh lệch áp lực thủy tĩnh
D. Tất cả đều đúng

Câu 34: Nhiều thuốc không vào được thần kinh trung ương theo con đường vận chuyển bằng cách lọc là do:
A. Ống dẫn mao mạch não đường kính nhỏ từ 7 – 9Å
B. Ống dẫn mao mạch não đường kính lớn hơn 30Å
C. Ống dẫn mao mạch cơ vân đường kính nhỏ từ 7 – 9Å
D. Ống dẫn mao mạch cơ vân đường kính lớn hơn 30Å

Câu 35: Vận chuyển bằng cách lọc áp dụng được cho:
A. Những thuốc có trọng lượng phân tử lớn hơn 500
B. Những thuốc tan được trong lipid
C. Những thuốc kích thước nhỏ chui qua được các ống dẫn của màng sinh học
D. Những thuốc có thể phân li thành ion tốt

Câu 36: Vận chuyển bằng cách khuếch tán thụ động:
A. Từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. Từ nơi có môi trường acid sang môi trường base
C. Từ nơi có môi trường base sang môi trường acid
D. Từ nơi có áp suất cao sang áp suất thấp

Câu 37: Áp lực thủy tĩnh đóng vai trò quan trọng trong:
A. Vận chuyển thuốc bằng cách lọc
B. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Cả 3 câu trên

Câu 38: Sự chênh lệch nồng độ là điều kiện cần thiết trong:
A. Vận chuyển thuốc bằng cách lọc
B. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Cả 3 câu trên sai

Câu 39: Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Điều kiện của sự khuếch tán thụ động là thuốc ít bị ion hóa và có nồng độ cao ở bề mặt màng.
B. Chất ion hóa sẽ khó tan trong nước
C. Chất không ion hóa sẽ tan được trong nước và dễ hấp thu qua màng
D. Tất cả sai

Câu 40: Chọn câu sai:
A. Những phân tử thuốc tan được trong nước/lipid sẽ chuyển qua màng từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. Base có pKa thấp là base mạnh và acid có pKa cao là acid mạnh
C. Sự khuếch tán của acid và base yếu phụ thuộc vào hằng số phân ly pKa của thuốc và pH của môi trường
D. Chất ion hóa sẽ dễ tan trong nước

Câu 41: Những chất khuếch tán được qua màng là chất:
A. Có tính acid mạnh
B. Không bị ion hóa
C. Có khả năng phân li
D. Có tính base mạnh

Câu 42: Sự khuếch tán của acid và base yếu phụ thuộc vào:
A. Áp suất thủy tĩnh
B. Độ nhớt của môi trường
C. Hằng số phân ly pKa của thuốc và pH của môi trường
D. Bề mặt của môi trường

Câu 43: Thuốc mang tính acid như Aspirin sẽ được hấp thu nhiều ở:
A. Ruột non vì môi trường mang tính base
B. Dạ dày và phần trên ống tiêu hóa
C. Sự hấp thu trên hệ thống ống tiêu hóa đều như nhau
D. Tùy vào từng lứa tuổi

Câu 44: Khi bị ngộ độc thuốc, muốn ngăn cản hấp thu hoặc thuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta sẽ:
A. Thay đổi pH của môi trường dịch cơ thể
B. Thay đổi độ nhớt của môi trường dịch cơ thể
C. Thay đổi pKa của thuốc
D. Thay đổi vị trí tác dụng của thuốc

Câu 45: Đối với một chất khí (ví dụ thuốc mê bay hơi), sự khuếch tán từ không khí tới phế nang vào máu phụ thuộc:
A. Áp lực riêng phần
B. Độ hòa tan của khí mê trong máu
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai

Câu 46: Quá trình vận chuyển tích cực có sự tham gia của:
A. Chất vận chuyển
B. Có thể cần ATP
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 47: Chất vận chuyển (carrier) là những chất đặc hiệu:
A. Có sẵn trên màng tế bào
B. Được đưa từ bên ngoài vào
C. Chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của thuốc
D. Tất cả đều sai

Câu 48: Sự vận chuyển tích cực phụ thuộc số lượng chất vận chuyển (carrier), đây là đặc tính:
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hòa
C. Có tính cạnh tranh
D. Có tính đối lập

Câu 49: Nêu 4 đặc điểm của sự vận chuyển:
A. Tính bão toàn, tính đặc hiệu, tính cạnh tranh, có thể bị ức chế
B. Tính bão hòa, tính đặc hiệu, tính cạnh tranh, có thể bị hạn chế
C. Tính bão hòa, tính đặc hiệu, tính cạnh tranh, có thể bị ức chế
D. Tính bão hòa, tính đặc trưng, tính cạnh tranh, có thể bị ức chế

Câu 50: Mỗi carrier chỉ tạo phức với vài chất có cấu trúc đặc hiệu với nó. Đó là đặc điểm gì?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hòa
C. Có tính cạnh tranh
D. Có thể bị ức chế

Câu 51: Các thuốc có cấu trúc gần giống nhau có thể gắn cạnh tranh với một carrier, chất nào có ái lực mạnh hơn sẽ gắn được nhiều hơn. Đó là đặc điểm gì?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hòa
C. Có tính cạnh tranh
D. Có thể bị ức chế

Câu 52: Một số thuốc (như actinomycin D) làm carrier giảm khả năng gắn thuốc để vận chuyển. Đó là đặc điểm gì?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hòa
C. Có tính cạnh tranh
D. Có thể bị ức chế

Câu 53: Hai hình thức vận chuyển tích cực đó là:
A. Vận chuyển thuận lợi
B. Vận chuyển tích cực thực thụ
C. Cả A,B đúng
D. Cả A,B sai

Câu 54: Vận chuyển thuận lợi là khi:
A. Khi kèm theo carrier lại có cả sự chênh lệch bậc thang nồng độ
B. Khi kèm theo carrier
C. Có sự chênh lệch bậc thang nồng độ
D. Khi kèm theo carrier hoặc có sự chênh lệch bậc thang nồng độ

Câu 55: Vận chuyển tích cực thực thụ:
A. Là vận chuyển đi ngược bậc thang nồng độ, từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao hơn.
B. Đòi hỏi phải có năng lượng được cung cấp do ATP thủy phân
C. Cả A, B sai
D. Cả A, B đúng

Câu 56: Sự vận chuyển của Na+, K+, Ca++, I-, acid amin là:
A. Vận chuyển tích cực thực thụ
B. Vận chuyển thuận lợi
C. Vận chuyển bằng cách lọc
D. Tất cả đều đúng

Câu 57: Sự vận chuyển thực thụ thường được gọi là:
A. Các “bơm”
B. Các “chất mang”
C. Các “tải”
D. Các “cổng”

Câu 58: Sự vận chuyển glucose thuộc loại:
A. Vận chuyển tích cực thực thụ
B. Vận chuyển thuận lợi
C. Vận chuyển bằng cách lọc
D. Khuếch tán

Câu 59: Sự hấp thu, chọn câu đúng:
A. Không tính đến các đường hấp thu ngoài đường uống
B. Là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm) vào máu
C. Là quá trình thứ hai của dược động học
D. Không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc

Câu 60: Sự hấp thu không phụ thuộc vào:
A. Độ hòa tan của thuốc
B. pH tại chỗ hấp thu
C. Diện tích vùng hấp thu
D. Độ ổn định của thuốc

Câu 61: Nói về độ hòa tan của thuốc, đặc điểm nào sau đây là đúng:
A. Dạng dịch treo là dễ hấp thu nhất
B. Dạng dung dịch nước dễ hấp thu nhất
C. Dạng dung dịch dầu dễ hấp thu nhất
D. Các dạng thuốc đều hấp thu như nhau

Câu 62: Chọn câu sai:
A. pH tại chỗ hấp thu sẽ có ảnh hưởng đến độ ion hoá và độ tan của thuốc
B. Nồng độ càng cao càng hấp thu nhanh
C. Diện tích vùng hấp thu càng lớn thì hấp thu càng nhanh
D. Nồng độ càng thấp càng dễ hấp thu

Câu 63: Tại phổi, niêm mạc ruột việc hấp thu diễn ra nhanh là do:
A. pH thấp
B. Nhiều chất dịch
C. Diện tích hấp thu lớn
D. Tất cả đúng

Câu 64: Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Đường đưa thuốc vào cơ thể ảnh hưởng đến việc hấp thu
B. Đường hấp thu nhiều nhất là đường tiêu hóa
C. Một thuốc chỉ có thể có một đường hấp thu
D. Thuốc tiêm tĩnh mạch hấp thu chậm hơn tiêm bắp

Câu 65: Các đường hấp thu ngoài đường tiêu hóa bao gồm:
A. Thuốc tiêm
B. Thuốc đặt trực tràng
C. Thuốc dùng ngoài
D. Tất cả đúng

Câu 66: Nhược điểm của thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa là:
A. Dễ tạo phức với thức ăn hoặc bị các enzym tiêu hóa phá huỷ
B. Đa số thuốc kích thích niêm mạc tiêu hóa, gây viêm loét
C. Khó điều chỉnh liều
D. Khó tuân thủ điều trị

Câu 67: Các đường hấp thu thuốc bao gồm:
A. Đường uống
B. Đường tiêu hóa
C. Đường ngoài tiêu hóa như thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài …
D. Câu B, C đúng

Câu 68: Thuốc ngậm dưới lưỡi được xếp vào đường hấp thu nào sau đây:
A. Thuốc dùng ngoài
B. Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa
C. Thuốc dạng đặc biệt
D. Thuốc ngậm

Câu 69: Ưu điểm của thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa là:
A. Dễ sử dụng
B. Dễ điều chỉnh liều
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 70: Nhược điểm của sự hấp thu qua đường tiêu hóa là:
A. Bị enzyme tiêu hóa phá hủy
B. Tạo phức với thức ăn
C. Kích thích niêm mạc gây loét
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 71: Các dạng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa bao gồm:
A. Thuốc ngậm dưới lưỡi
B. Thuốc dùng đường uống
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 72: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thuốc ngậm dưới lưỡi là một dạng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa
B. Thuốc đặt trực tràng là một dạng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa
C. Thuốc dùng đường uống ít bị enzyme tiêu hóa phá hủy
D. Thuốc dùng đường uống không tạo phức với thức ăn

Câu 73: Ưu điểm của thuốc ngậm dưới lưỡi là, chọn câu sai:
A. Thuốc vào thẳng vùng tuần hoàn nên không bị dịch vị phá huỷ
B. Thuốc vào thẳng vùng tuần hoàn nên không bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất
C. Thuốc vào thẳng vùng tuần hoàn nên không bị enzyme tiêu hóa phá huỷ
D. Thuốc vào thẳng vùng tuần hoàn nên không bị đào thải

Câu 74: Chọn câu đúng:
A. Thuốc thường được hấp thu ở dạ dày
B. Thuốc ít được hấp thu ở ruột non
C. Ở dạ dày có pH = 1 – 3 nên chỉ hấp thu các thuốc có tính base
D. Ở dạ dày có pH = 1 – 3 nên chỉ hấp thu các thuốc có tính acid yếu

Câu 75: Thuốc được hấp thu ở dạ dày có đặc điểm:
A. Base yếu
B. Phải bị ion hoá
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 76: Đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua dạ dày, chọn câu sai:
A. Có pH = 1 – 3 nên chỉ hấp thu các acid yếu
B. Có pH = 1 – 3 nên chỉ hấp thu các base yếu
C. Có pH = 1 – 3 nên chỉ hấp thu các chất ion hóa
D. Ít hấp thu vì niêm mạc ít mạch máu

Câu 77: Chọn câu đúng về sự hấp thu ở dạ dày:
A. Khi đói hấp thu nhanh hơn nhưng dễ bị kích thích
B. Nói chung ít hấp thu vì chứa nhiều cholesterol
C. Nói chung ít hấp thu vì thời gian thuốc ở dạ dày không lâu
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 78: Chọn câu sai về sự hấp thu thuốc ở ruột non:
A. Thuốc mang amin bậc 4 sẽ bị ion hoá mạnh khó hấp thu
B. Thuốc ít hoặc không tan trong lipid thì ít được hấp thu
C. Là nơi hấp thu yếu hơn dạ dày
D. Các loại cura ít được hấp thu ở ruột non

Câu 79: Điểm thuận lợi của ruột non khi hấp thu thuốc:
A. Có diện tích hấp thu rất rộng (> 40 m²)
B. Được tưới máu nhiều
C. pH tăng dần tới base (pH từ 6 đến 8)
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 80: Thuận lợi của việc dùng thuốc đặt trực tràng:
A. Khi không dùng đường uống được (do nôn, do hôn mê hoặc ở trẻ em)
B. Thuốc rẻ tiền, dễ mua
C. Thuốc dễ bảo quản
D. Thuốc nhỏ gọn, tiện lợi

Câu 81: Chọn câu sai về sinh khả dụng:
A. Sinh khả dụng phản ánh sự hấp thu thuốc
B. Là tỷ lệ phần trăm lượng thuốc vào được vùng tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận tốc hấp thu thuốc so với liều đã dùng
C. Là thông số dược động học của sự hấp thu
D. Sinh khả dụng phản ánh sự chuyển hóa thuốc

Câu 82: Chọn câu sai về các yếu tố làm thay đổi sinh khả dụng:
A. Tuổi
B. Tình trạng bệnh lý: táo bón, tiêu chảy, suy gan
C. Thể trọng
D. Tương tác thuốc, tương tác thức ăn

Câu 83: Sự phân phối, chọn câu đúng:
A. Là quá trình xảy ra đồng thời với hấp thu
B. Một phần thuốc sẽ gắn vào protein của huyết tương, phần thuốc tự do không gắn vào protein sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô và nơi tác dụng
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 84: Chọn câu sai về sự phân phối thuốc:
A. Giữa nồng độ thuốc tự do (T) và phức hợp protein – thuốc (P – T) luôn có sự cân bằng động
B. Quá trình phân phối thuốc không phụ thuộc vào tuần hoàn khu vực
C. Khi được hấp thu vào máu, một phần thuốc sẽ gắn vào protein của huyết tương
D. Phần thuốc tự do không gắn vào protein sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô

Câu 85: Sự gắn thuốc vào protein huyết tương, chọn câu sai:
A. Các thuốc là acid yếu phần lớn gắn vào albumin huyết tương theo cách gắn thuận nghịch
B. Các thuốc là base yếu phần lớn gắn vào glycoprotein theo cách gắn thuận nghịch
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 86: Sự gắn thuốc vào protein huyết tương phụ thuộc vào yếu tố, chọn câu sai:
A. Số lượng vị trí gắn thuốc trên protein huyết tương
B. Nồng độ phân tử của các protein gắn thuốc
C. Hằng số gắn thuốc hoặc hằng số ái lực gắn thuốc
D. Số nguyên tử oxy có trong phân tử thuốc

Câu 87: Ý nghĩa của việc gắn thuốc vào protein huyết tương:
A. Protein gắn thuốc là nơi dự trữ thuốc khi cần thiết
B. Khi thuốc vào tuần hoàn sẽ có một phần gắn vào protein huyết tương
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 88: Sự phân phối lại
A. Thường gặp với các thuốc tan nhiều trong lipid có tác dụng trên thần kinh trung ương và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch
B. Thường gặp với các thuốc tan nhiều trong nước có tác dụng trên thần kinh trung ương và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch
C. Thường gặp với các thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch
D. Thường gặp với các thuốc dùng theo đường tĩnh mạch

Câu 89: Yếu tố quyết định tốc độ vận chuyển thuốc vào não, chọn câu sai
A. Mức độ gắn thuốc vào protein huyết tương.
B. Mức độ ion hóa của phần thuốc tự do
C. Hệ số phân bố lipid/nước của phần thuốc tự do không ion hóa
D. Hệ số phân bố lipid/nước của phần thuốc tự do bị ion hóa

Câu 90: Sự vận chuyển thuốc qua nhau thai
A. Mao mạch của thai nhi nằm trong nhung mao của mẹ, vì vậy giữa máu mẹ và thai nhi có “hàng rào nhau thai”
B. Rất nhiều thuốc có thể vào được máu thai nhi, gây nguy hiểm cho thai (phenobarbital, sulfamid, morphin…)
C. Chỉ có thuốc tự do này mới sang được máu con
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 91: Ý nghĩa lâm sàng của thể tích phân phối
A. Vd càng lớn chứng tỏ thuốc càng gắn nhiều vào mô, vì thế điều trị nhiễm khuẩn xương khớp nên chọn kháng sinh thích hợp có Vd lớn
B. Khi biết Vd của thuốc, có thể tính được liều cần dùng để đạt nồng độ huyết tương mong muốn: D = Vd x Cp
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 92: Mục đích của việc chuyển hóa thuốc, chọn câu sai
A. Nhằm làm tăng sự hấp thu
B. Giúp thuốc chuyển từ dạng tan được trong lipid, không bị ion hóa, dễ thấm qua màng tế bào, dễ gắn vào protein thành dạng dễ tan hơn ở trong nước, dễ bị thải trừ (qua thận, qua phân)
C. Nếu không có các quá trình sinh chuyển hóa, một số thuốc rất dễ tan trong lipid (như pentothal) có thể bị giữ lại trong cơ thể rất lâu
D. Có sự tham gia của nhiều enzym

Câu 93: Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hóa thuốc, chọn câu sai
A. Di truyền
B. Môi trường
C. Yếu tố ngoại lai gây cảm ứng hoặc ức chế enzym chuyển hóa
D. Yếu tố bệnh lý

Câu 94: Các yếu tố ngoại lai gây cảm ứng enzym sẽ làm
A. Giảm hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc, do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn, do đó làm giảm tác dụng thuốc
B. Giảm hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc, do đó thuốc bị thải trừ chậm hơn, do đó làm giảm tác dụng thuốc
C. Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc, do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn, do đó làm giảm tác dụng thuốc
D. Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc, do đó thuốc bị thải trừ chậm hơn, do đó làm giảm tác dụng thuốc

Câu 95: Các đường thải trừ thuốc, chọn câu sai
A. Thải trừ qua thận
B. Thải trừ qua mật
C. Thải trừ qua phổi
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 96: Hai thông số dược động học của sự thải trừ thuốc là
A. Độ thanh trừ (CL) và thời gian bán thải (t1/2)
B. Độ thanh trừ (Cr) và thời gian bán thải (t1/2)
C. Độ thanh thải (CL) và thời gian bán thải (t1/2)
D. Độ thanh thải (Cr) và thời gian bán thải (t1/2)

Câu 97: Đơn vị tính của Clearance (CL) là
A. mL/phút, là số mL huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút khi qua cơ quan
B. mg/phút, là số mg huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút khi qua cơ quan
C. mL/h, là số mL huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 giờ khi qua cơ quan
D. L/phút, là số L huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút khi qua cơ quan

Câu 98: Ý nghĩa của Clearance (CL), chọn câu sai
A. Biết CL để hiệu chỉnh liều trong trường hợp bệnh lý suy gan, suy thận
B. Biết CL để hiệu chỉnh liều trong trường hợp cơ thể béo, gầy
C. Nồng độ này đạt được khi tốc độ thải trừ bằng tốc độ hấp thu
D. Thuốc có CL lớn là thuốc được thải trừ nhanh

Câu 99: Thời gian bán thải thường sử dụng là
A. t1/2 α hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm còn 1/2
B. t1/2 β hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm còn 1/2
C. t1/2 α hay t1/2 hấp thu là thời gian cần thiết để 1/2 lượng thuốc đã dùng hấp thu được vào tuần hoàn
D. t1/2 β hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong cơ thể giảm còn 1/2

Câu 100: Sau khi ngừng thuốc bao lâu thì coi như thuốc đã bị thải trừ hoàn toàn khỏi cơ thể
A. Khoảng 7 lần t1/2
B. Khoảng 5 lần t1/2
C. Khoảng 10 lần t1/2
D. Khoảng 4 lần t1/2

Xem thêm Phần 2 đến phần 10 tại đây:
1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 2
1000 câu TRẮC nghiệm Dược lý 1 Phần 3
1000 câu TRẮC nghiệm Dược lý 1 Phần 4
1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 5
1000 câu TRẮC nghiệm Dược lý 1 Phần 6
1000 câu TRẮC nghiệm Dược lý 1 – Phần 7
1000 câu TRẮC nghiệm Dược lý 1 Phần 8
1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 Phần 9
1000 câu trắc nghiệm Dược lý 1 – Phần 10

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)