Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 6 – Thực hành tiếng Việt: Lựa chọn câu đơn – Câu ghép là một nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9, thuộc Bài 6: Giải mã những bí mật. Phần kiến thức này giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm, cách sử dụng câu đơn và câu ghép, từ đó biết cách lựa chọn phù hợp trong giao tiếp và viết văn.
Trong bài học này, học sinh cần nắm vững:
- Câu đơn là gì? Đặc điểm, cấu trúc và cách sử dụng câu đơn trong diễn đạt.
- Câu ghép là gì? Cách nhận biết câu ghép và phân biệt với câu đơn.
- Tiêu chí lựa chọn câu đơn – câu ghép phù hợp với ngữ cảnh và mục đích diễn đạt.
- Cách sử dụng linh hoạt câu đơn và câu ghép để tạo sự mạch lạc, logic trong bài viết.
👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia kiểm tra ngay bây giờ!
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Bài 6 – Thực hành tiếng Việt: Lựa chọn câu đơn – Câu ghép
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
A. Là câu chỉ có một cụm chủ – vị làm nòng cốt
B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
C. Là câu có hai cụm chủ – vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Câu 2: Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép?
A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân
B. Quan hệ từ chỉ điều kiện
C. Quan hệ từ chỉ mục đích
D. Quan hệ từ chỉ cách thức
Câu 3: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
D. Quan hệ điều kiện
A. Quan hệ nhượng bộ
B. Quan hệ mục đích
C. Quan hệ mục đích
Câu 4: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?
A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép
B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này
C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu
D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp
Câu 5: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ?
A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay
B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi
C. Gió càng to, lửa càng cao
D. Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao
B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao
C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao
D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao
Câu 7: Hai câu đơn “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
A. Mẹ đi làm và em đi học
B. Mẹ đi làm còn em đi học
C. Mẹ đi làm nhưng em đi học
D. Mẹ đi làm, em đi học
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp
B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt
C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc
D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc
Câu 9: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu
B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu
C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu
D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Tôi chạy, nó cũng chạy
B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa
C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay
D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu
Câu 11: Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau?
Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Trong lòng mẹ)
C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện
A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích
B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân
D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ
Câu 12: Câu “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ” có kiểu cấu tạo nào?
A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị
B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau
C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau
D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ
Câu 13: Câu đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” có nội dung gì?
A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp
B. Giới thiệu về Cô Tô
C. Tả về Cô Tô
D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm sau Cô Tô đẹp, sáng sủa
Câu 14: Câu nào là câu đơn trong các ví dụ dưới đây?
A. Hức!
B. Thông ngách sang nhà ta?
C. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được
D. Tôi về không một chút bận tâm
Câu 15: Câu nào phía dưới không phải câu đơn?
A. Có một con ếch sống lâu trong giếng cạn
B. Bà đỡ Trần người huyện Đông Triều
C. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn
D. Buổi đầu, không một tấc đất trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí
Câu 16: Trong đoạn văn sau đây, có mấy câu đơn?
Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những con đựng ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào.
C. 3
A. 1
B. 2
D. 4
Câu 17: Thế nào là câu trần thuật đơn?
A. Là câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, một ý kiến
B. Là câu có đầy đủ thành phần chính và thành phần phụ
C. Là câu có thể lược bỏ được thành phần chủ ngữ và vị ngữ
D. Là câu không xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ
Câu 18: Câu đơn có thể chia thành mấy loại?
A. 1
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 19: Đâu không phải các loại của câu đơn?
A. Câu đơn bình thường
B. Câu đơn chi tiết
C. Câu đơn đặc biệt
D. Câu đơn rút gọn
Câu 20: Có thể tách các vế trong câu ghép thành các câu đơn được không, vì sao?
A. Không tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau
B. Tách được, vì nội dung của các vế câu không có quan hệ mật thiết với nhau
C. Không tách được, vì nội dung của các vế câu không có quan hệ mật thiết với nhau
D. Tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau