Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử các học thuyết kinh tế – Phần 6

Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: TS. Phạm Xuân Kiên
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: TS. Phạm Xuân Kiên
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 60 phút
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế phần 6 là một trong những bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử các học thuyết kinh tế được tổng hợp từ chương trình học của các trường đại học kinh tế tại Việt Nam. Đề thi này bao gồm các câu hỏi xoay quanh những kiến thức trọng tâm về sự phát triển và tiến hóa của các học thuyết kinh tế từ thời cổ đại đến hiện đại, đặc biệt là sự đóng góp của các nhà kinh tế nổi tiếng như Adam Smith, Karl Marx và John Maynard Keynes. Đề thi được các giảng viên như TS. PHẠM XUÂN KIÊN của Đại học Kinh tế Quốc dân biên soạn mới nhất vào năm 2023 và nhằm mục tiêu kiểm tra kiến thức của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành Kinh tế học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử các học thuyết kinh tế – Phần 6

26. Theo J.M. Keynes, trạng thái cân bằng của nền kinh tế là:
A. Sản lượng đạt mức tối đa.
B. Có đủ việc làm.
C. Không có lạm phát.
D. Có thất nghiệp.

27. Theo lý thuyết giá trị lao động, nhân tố nào là nguồn gốc của giá trị hàng hóa?
A. Lao động cụ thể.
B. Lao động trừu tượng.
C. Lao động sống.
D. Lao động quá khứ.

28. Theo Malthus, dân số tăng nhanh hơn mức tăng sản xuất là do?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật dân số.
C. Quy luật giá trị.
D. Quy luật giá trị thặng dư.

29. Theo quan điểm của J.M. Keynes, tình trạng lạm phát xảy ra khi?
A. Tổng cung lớn hơn tổng cầu.
B. Tổng cung nhỏ hơn tổng cầu.
C. Lượng tiền cung ứng nhỏ hơn lượng hàng hóa lưu thông.
D. Lượng tiền cung ứng lớn hơn lượng hàng hóa lưu thông.

30. Thế kỷ XVII và XVIII có ý nghĩa gì trong lịch sử phát triển các tư tưởng kinh tế?
A. Kinh tế chính trị học trở thành môn khoa học.
B. Kinh tế chính trị học được hình thành.
C. Kinh tế chính trị học được tách khỏi triết học.
D. Kinh tế chính trị học cổ điển được hoàn thiện.

31. Theo J.M. Keynes, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất trong nền kinh tế là?
A. Khối lượng thất nghiệp và việc làm.
B. Sự mất cân đối của nền kinh tế.
C. Thiếu vốn đầu tư.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm.

32. Theo J.M. Keynes, “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” là?
A. Khuynh hướng gia tăng tiêu dùng nhanh hơn gia tăng thu nhập.
B. Khuynh hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít đi.
C. Khuynh hướng phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng nhiều thêm.
D. Khuynh hướng tiết kiệm nhanh hơn gia tăng thu nhập.

33. Theo J.M. Keynes, nền kinh tế bất ổn, trì trệ và rối loạn là do:
A. Quá tin vào cơ chế thị trường tự điều tiết.
B. Quá tin vào vai trò của kinh tế tư nhân.
C. Quá tin vào vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước.
D. Quá tin vào vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

34. Theo J.M. Keynes, “Hiệu quả giới hạn của tư bản” là?
A. Khi vốn đầu tư tăng lên thì hiệu quả của tư bản giảm dần.
B. Khi vốn đầu tư tăng lên thì hiệu quả của tư bản tăng dần.
C. Năng suất lao động của người công nhân tăng thêm bị giảm dần.
D. Năng suất lao động của người công nhân tăng thêm tăng dần.

35. Theo J.M. Keynes, để chống lại khủng hoảng và thất nghiệp của nền kinh tế:
A. Nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn.
B. Nhà nước phải khuyến khích dân chúng tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng.
C. Phải kết hợp giữa thị trường và nhà nước trong điều tiết kinh tế.
D. Phải tôn trọng vai trò của thị trường.

36. Theo J.M. Keynes, để thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp?
A. Nhà nước phải thực sự điều tiết nền kinh tế.
B. Phải kết hợp giữa thị trường và nhà nước trong điều tiết kinh tế.
C. Phải khuyến khích dân chúng tăng tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng.
D. Phải tạo môi trường phát huy cơ chế tự điều chỉnh.

37. Theo J.M. Keynes, khuynh hướng “tiêu dùng giới hạn” là?
A. Tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn tốc độ tăng thu nhập.
B. Tốc độ tăng tiết kiệm cao hơn tốc độ tăng thu nhập.
C. Tốc độ tăng tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng thu nhập.
D. Tốc độ tăng tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng tiết kiệm.

38. Theo J.M. Keynes, lãi suất cho vay phụ thuộc vào:
A. Khối lượng tiền đưa vào lưu thông và sự ưa thích tiền mặt.
B. Khối lượng hàng hóa lưu thông và giá cả hàng hóa trên thị trường.
C. Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông và giá trị của đồng tiền.
D. Khối lượng tư bản đem cho vay và hiệu quả giới hạn của tư bản.

39. Theo J.M. Keynes, lãi suất tư bản cho vay phụ thuộc vào:
A. Khối lượng lợi nhuận mà nhà tư bản đi vay thu được.
B. Khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông.
C. Khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông; Sự ưa chuộng tiền mặt.
D. Khối lượng tư bản đem cho vay.

40. Theo J.M. Keynes, nếu ký hiệu Q là sản lượng, C là tiêu dùng, I là đầu tư, R là thu nhập, S là tiết kiệm, thì:
A. Q = C + I.
B. Q = C + R.
C. Q = C + S.
D. Q = I + S.

41. Theo J.M. Keynes, nguyên nhân của khủng hoảng, thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, do?
A. Cầu tiêu dùng giảm làm giảm cầu có hiệu quả.
B. Cầu tiêu dùng tăng làm tăng cầu có hiệu quả.
C. Cung tiêu dùng giảm làm giảm cung có hiệu quả.
D. Cung tiêu dùng tăng làm tăng cung có hiệu quả.

42. Theo K. Marx, quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào:
A. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
B. Số lượng công nhân làm thuê.
C. Tất cả các phương án đều đúng.
D. Trình độ bóc lột giá trị thặng dư.

43. Theo K. Marx, chất của giá trị hàng hóa là?
A. Lao động cụ thể.
B. Lao động giản đơn.
C. Lao động phức tạp.
D. Lao động trừu tượng.

44. Theo K. Marx, để có giá trị thặng dư siêu ngạch, các nhà tư bản phải tìm mọi cách để?
A. Tăng năng suất lao động cá biệt.
B. Tăng cường độ lao động của công nhân.
C. Tăng năng suất lao động xã hội.
D. Tăng trình độ bóc lột giá trị thặng dư.

45. Theo K. Marx, tiền lương hay tiền công là?
A. Giá cả của sức lao động.
B. Giá trị hay giá cả của tiền tệ.
C. Giá cả của lao động.
D. Giá trị của lao động.

46. Theo K. Marx, tiền tệ không có chức năng nào sau đây:
A. Phương tiện cất trữ.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Tạo ra của cải vật chất.

47. Theo K. Marx, đối tượng của kinh tế chính trị là?
A. Các phương thức làm tăng của cải.
B. Quan hệ sản xuất.
C. Tìm cách để làm tăng lợi nhuận.
D. Tìm cách phân phối hợp lý của cải đã được tạo ra.

48. Theo K. Marx, hàng hóa có giá trị là do:
A. Hàng hóa có giá trị sử dụng.
B. Hàng hóa có giá trị trao đổi.
C. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
D. Tính khan hiếm của nó.

49. Theo K. Marx, khi tiền lương của người công nhân được trả đúng giá trị sức lao động thì:
A. Người công nhân vẫn bị bóc lột.
B. Lúc đầu không, sau có bị bóc lột.
C. Người công nhân có thể không hoặc vẫn bị bóc lột.
D. Người công nhân không bị bóc lột.

50. Theo K. Marx, lao động cụ thể có vai trò, là:
A. Bảo tồn và di chuyển giá trị cũ (c) vào trong sản phẩm mới.
B. Bảo tồn và di chuyển chi phí sản xuất (c + v) vào sản phẩm.
C. Tạo ra giá trị mới (v + m) kết tinh trong hàng hóa.
D. Tạo ra toàn bộ giá trị hàng hóa (c + v+ m).

51. Theo trường phái trọng nông, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần túy, vì:
A. Trong nông nghiệp có sự kết hợp các yếu tố của đất đai.
B. Trong nông nghiệp có sự kết hợp nhiều yếu tố khí hậu khác nhau.
C. Trong nông nghiệp có sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên.
D. Trong nông nghiệp nhờ có sự tác động của tự nhiên.

52. Theo trường phái trọng nông, nguồn gốc duy nhất của của cải là?
A. Cả công nghiệp và nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Thương nghiệp.

53. Theo trường phái trọng nông, nguồn gốc duy nhất của của cải là?
A. Cả lao động công nghiệp và nông nghiệp.
B. Lao động trong nông nghiệp.
C. Lao động trong công nghiệp.
D. Lao động trong thương nghiệp.

54. Theo trường phái trọng nông, nông nghiệp là?
A. Sự kết hợp các nguyên tố có sẵn để tạo ra sản phẩm thuần túy.
B. Sự kết hợp nhiều nguyên tố của các chất khác nhau đã tồn tại từ trước.
C. Sự tác động của tự nhiên nên có sự tăng thêm về chất, tạo ra chất mới.
D. Ý kiến khác.

55. Theo trường phái trọng nông, tư bản là?
A. Các yếu tố vật chất mua bằng tiền đưa vào sản xuất nông nghiệp.
B. Tiền tệ.
C. Tiền tệ và đất đai.
D. Toàn bộ tư liệu sản xuất mua bằng tiền.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)