Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 13 – Sóng dừng
Sóng dừng là một hiện tượng quan trọng trong chương Sóng của chương trình Vật lý 11. Hiện tượng này xảy ra khi hai sóng có cùng biên độ, tần số và truyền theo hai hướng ngược nhau trong cùng một môi trường, tạo ra các nút (điểm đứng yên) và bụng sóng (điểm dao động cực đại).
Trong bài Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 13 – Sóng dừng, học sinh sẽ cần nắm vững các kiến thức như:
- Điều kiện để sóng dừng xuất hiện.
- Công thức xác định khoảng cách giữa các nút và bụng sóng.
- Ứng dụng của sóng dừng trong thực tế, như trong dây đàn, ống khí và các hệ dao động khác.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về chủ đề này và làm bài kiểm tra ngay để củng cố kiến thức nhé! 🚀
Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 13 – Sóng dừng
Câu 1: Một sợi dây dài 2L được kéo căng hai đầu cố định A và B. Kích thích để trên dây có sóng dừng ngoài hai đầu là hai nút chỉ còn điểm chính giữa C của sợi dây là nút. M và N là hai điểm trên dây đối xứng nhau qua C. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ:
A. Như nhau và cùng pha.
B. Khác nhau và cùng pha.
C. Như nhau và ngược pha nhau.
D. Khác nhau và ngược pha nhau.
Câu 2: Trên một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 3,2 m/s.
B. 5,6 m/s.
C. 2,4 m/s.
D. 4,8 m/s.
Câu 3: Người ta tạo sóng dừng trên một sợi dây căng giữa 2 điểm cố định. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 525 Hz và 600 Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là:
A. 75 Hz.
B. 125 Hz.
C. 50 Hz.
D. 100 Hz.
Câu 4: Các tần số có thể tạo sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định theo thứ tự tăng dần là f1, f2, f3, f4,…Tỉ số hai tần số liên tiếp bằng tỉ số:
A. Hai số nguyên liên tiếp.
B. Tỉ số hai số nguyên lẻ liên tiếp.
C. Tỉ số hai nguyên chẵn liên tiếp.
D. Tỉ số hai số nguyên tố liên tiếp.
Câu 5: Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Để có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thỏa mãn điều kiện là (với k = 1, 2, 3, …):
A. L = kλ/2.
B. L = kλ.
C. L = λ/k.
D. L = λ2.
Câu 6: Trên một sợi dây dài 30 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trên dây có tất cả 2 điểm M, N luôn dao động với biên độ cực đại là 2 cm. Chọn phương án chính xác nhất.
A. 15 cm ≤ MN < 15,6 cm.
B. MN = 30 cm.
C. MN > 15,1 cm.
D. MN = 15 cm.
Câu 7: Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là:
A. Một bước sóng.
B. Một phần ba bước sóng.
C. Một nửa bước sóng.
D. Một phần tư bước sóng.
Câu 8: Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 0,6 cm. Trên dây có hai điểm A và B cách nhau 2,05 cm, tại A là một bụng sóng. Số nút sóng trên đoạn dây AB là:
A. 8
B. 7
C. 6.
D. 4
Câu 9: Trên sợi dây căng theo phương thẳng đứng hai đầu cố định, sau đó kích thích để có sóng dừng thì:
A. Không tồn tại thời điểm mà sợi dây duỗi thẳng.
B. Trên dây có thể tồn tại hai điểm mà dao động tại hai điểm đó lệch pha nhau một góc là π/3.
C. Hai điểm trên dây đối xứng nhau qua một nút sóng thì dao động ngược pha nhau.
D. Khi giữ nguyên các điều kiện khác nhưng thả tự do đầu dưới thì không có sóng dừng ổn định.
Câu 10: Trên một dây có sóng dừng mà các tần số trên dây theo quy luật: f1:f2:f3:……..:fn = 1:2:3:………:n. Số nút và số bụng trên dây là:
A. Số nút bằng số bụng trừ 1.
B. Số nút bằng số bụng cộng 1.
C. Số nút bằng số bụng.
D. Số nút bằng số bụng trừ 2.
Câu 11: Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ:
A. Luôn ngược pha với sóng tới.
B. Ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
C. Ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.
D. Cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
Câu 12: Trên một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng trên dây là:
A. 1 m.
B. 2 m.
C. 0,5 m.
D. 0,25 m.
Câu 13: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 14: Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B đươc coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 50 m/s.
B. 2 cm/s.
C. 10 m/s.
D. 2,5 cm/s.
Câu 15: Một sợi dây chiều dài l căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là:
A. v/nl.
B. nv/l.
C. 1/2nv.
D. 1/nv.
Câu 16: Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng:
A. 18 Hz.
B. 25 Hz.
C. 23 Hz.
D. 20 Hz.
Câu 17: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết tần số của sóng là 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Số bụng sóng trên dây là:
A. 15.
B. 32.
C. 8.
D. 16.
Câu 18: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có:
A. 5 nút và 4 bụng.
B. 3 nút và 2 bụng.
C. 9 nút và 8 bụng.
D. 7 nút và 6 bụng.
Câu 19: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42 Hz thì trên dây có 4 điểm bụng. Nếu trên dây có 6 điểm bụng thì tần số sóng trên dây là:
A. 252 Hz.
B. 126 Hz.
C. 28 Hz.
D. 63 Hz.
Câu 20: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là 1 điểm nút, B là 1 điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 2 m/s.
B. 0,5 m/s.
C. 1 m/s.
D. 0,25 m/s.
Câu 21: Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng hoặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15 cm. Bước sóng trên dây có giá trị bằng:
A. 30 cm.
B. 60 cm.
C. 90 cm.
D. 45 cm.
Câu 22: Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là 50 Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 15 m/s.
B. 30 m/s.
C. 20 m/s.
D. 25 m/s.
Câu 23: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là:
A. 0,5 m.
B. 2 m.
C. 1 m.
D. 1,5 m.
Câu 24: Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên dây có sóng dừng?
A. Tất cả phần tử dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.
Câu 25: Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thoả mãn điều kiện nào?
A. L = λ.
B. L = λ/2.
C. L = 2λ.
D. L = λ2.
Câu 26: Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì:
A. Tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.
B. Nguồn phát sóng dừng dao động.
C. Trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.
D. Trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới thì dừng lại.
Câu 27: Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định khi:
A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.
B. Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.
C. Chiều dài của dây bằng bước sóng.
D. Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.