Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 14 – Bài tập về sóng

Làm bài thi

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 14 – Bài tập về sóng

Trắc nghiệm Vật lý 11: Bài tập về sóng là một phần quan trọng thuộc Chương II – Sóng trong chương trình Vật lý 11. Đây là chuyên đề giúp học sinh củng cố kiến thức về các loại sóng cơ, sự truyền sóng, giao thoa, sóng dừng và các bài toán liên quan đến hiện tượng sóng.

Khi làm bài tập về sóng, học sinh cần nắm vững các khái niệm như:

  • Phương trình sóng và các đại lượng đặc trưng của sóng (biên độ, bước sóng, chu kỳ, tần số, vận tốc truyền sóng).
  • Nguyên lý truyền sóng, hiện tượng giao thoa, phản xạ và sóng dừng.
  • Bài toán thực tiễn về sự truyền sóng trong các môi trường khác nhau.

💡 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tham gia làm bài trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức ngay bây giờ!

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 14 – Bài tập về sóng

Câu 1: Sóng cơ là:
A. Dao động cơ lan truyền trong một môi trường
B. Dao động của mọi điểm trong môi trường
C. Một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường
D. Sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một trạng thái
B. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử trên mặt nước sẽ dao động cùng một tần số
C. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một biên độ
D. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một vận tốc

Câu 3: Trong sự truyền sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động của các phần tử vật chất
B. Phương trình sóng là hàm tuần hoàn theo không gian và tuần hoàn theo thời gian
C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng dao động
D. Quá trình truyền sóng là quá trình di chuyển các phần tử vật chất theo phương truyền sóng

Câu 4: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào:
A. Tốc độ truyền sóng và bước sóng
B. Phương truyền sóng và tần số sóng
C. Phương dao động và phương truyền sóng
D. Phương dao động và tốc độ truyền sóng

Câu 5: Sóng dọc là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang
B. Trùng với phương truyền sóng
C. Vuông góc với phương truyền sóng
D. Thẳng đứng

Câu 6: Sóng dọc là sóng cơ:
A. Chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
B. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không
C. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
D. Không truyền được trong chất rắn

Câu 7: Trong sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong môi trường:
A. Chất rắn
B. Chất khí
C. Chân không
D. Chất lỏng

Câu 8: Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động:
A. Nằm ngang
B. Trùng với phương truyền sóng
C. Vuông góc với phương truyền sóng
D. Thẳng đứng

Câu 9: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và chân không
B. Sóng ngang là sóng cơ truyền theo phương nằm ngang
C. Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn
D. Sóng dọc là sóng cơ truyền theo phương thẳng đứng

Câu 10: Chu kỳ sóng là:
A. Chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua
B. Đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng
C. Tốc độ truyền năng lượng trong 1 (s)
D. Thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng

Câu 11: Bước sóng là:
A. Quãng đường sóng truyền trong 1 (s)
B. Khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không
C. Khoảng cách giữa hai bụng sóng
D. Quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ

Câu 12: Tốc độ truyền sóng là tốc độ:
A. Dao động của các phần tử vật chất
B. Dao động của nguồn sóng
C. Truyền năng lượng sóng
D. Truyền pha của dao động

Câu 13: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận tốc truyền sóng là vận tốc dao động của phần tử vật chất
B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một giây
C. Khi có sóng truyền qua các phần tử vật chất sẽ di chuyển theo phương truyền sóng
D. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương truyền sóng

Câu 14: Khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động
B. Vận tốc của sóng bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động
C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ
D. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động sóng

Câu 15: Sóng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng sẽ:
A. Tăng 2 lần
B. Tăng 1,5 lần
C. Không đổi
D. Giảm 2 lần

Câu 16: Trong sóng cơ, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động cùng pha gọi là:
A. Chu kỳ sóng
B. Tần số truyền sóng
C. Bước sóng
D. Vận tốc truyền sóng

Câu 17: Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường:
A. Dao động cùng pha là một phần tư bước sóng
B. Gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng
C. Dao động ngược pha là một phần tư bước sóng
D. Gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng

Câu 18: Sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau:
A. 3,2m
B. 2,4m
C. 1,6m
D. 0,8m

Câu 19: Một sóng có chu kỳ 0,125s thì tần số của sóng này là:
A. 8Hz
B. 4Hz
C. 16Hz
D. 10Hz

Câu 20: Một sóng hình sin có tần số 450 Hz, lan truyền với tốc độ 360 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là:
A. 0,8 m
B. 0,4 m
C. 0,4 cm
D. 0,8 cm

Câu 21: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy có 5 đỉnh sóng đều đặn qua trước mặt trong 6s. Biết khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp bằng 1,8m. Tốc độ truyền sóng trên mặt hồ là:
A. 0,75m/s
B. 0,6m/s
C. 0,5m/s
D. 0,4m/s

Câu 22: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là:
A. 240m/s
B. 12m/s
C. 15m/s
D. 300m/s

Câu 23: Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Chu kỳ và tốc độ truyền sóng có giá trị là:
A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s
B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s
C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s
D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s

Câu 24: Trên mặt nước ba nguồn sóng u1 = 2acosωt, u2 = 3acosωt, u3 = 4acosωt đặt tại A, B và C sao cho tam giác ABC vuông cân tại C và AB = 12 cm. Biết biên độ sóng không đổi và bước sóng lan truyền 2 cm. Điểm M trên đoạn CO (O là trung điểm AB) cách O một đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu thì nó dao động với biên độ 9a:
A. 1,1 cm
B. 0,93 cm
C. 1,75 cm
D. 0,57 cm

Câu 25: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Quan sát tại 2 điểm M và N trên dây cho thấy, khi điểm M ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại khi N ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm M qua vị trí cân bằng. Độ lệch pha giữa hai điểm đó là:
A. Số nguyên 2π
B. Số lẻ lần π
C. Số lẻ lần π/2
D. Số nguyên lần π/2

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: