Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 20 – Điện thế
Trắc nghiệm Vật Lí 11: Điện thế là một nội dung quan trọng thuộc Chương III – Điện Trường trong chương trình Vật Lí 11. Phần kiến thức này giúp học sinh hiểu rõ về điện thế tại một điểm trong điện trường, mối liên hệ giữa điện thế và thế năng điện, cũng như cách tính hiệu điện thế giữa hai điểm.
Kiến thức trọng tâm cần nắm
- Khái niệm điện thế tại một điểm trong điện trường.
- Công thức tính điện thế và đơn vị đo.
- Mối quan hệ giữa điện thế và công của lực điện.
- Hiệu điện thế giữa hai điểm và ứng dụng trong thực tế.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay để củng cố kiến thức!
Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 20 – Điện thế
Câu 1: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về:
A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng sinh công tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 2: Điện thế là đại lượng:
A. là đại lượng đại số.
B. là đại lượng vectơ.
C. luôn luôn dương.
D. luôn luôn âm.
Câu 3: Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
A.\( V_M = q \cdot A_{M\infty} \)
B.\( V_M = A_{M\infty} \)
C.\( V_M = \dfrac{A_{M\infty}}{q} \)
D.\( V_M = \dfrac{q}{A_{M\infty}} \)
Câu 4: Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. V/m.
B. V.
C. C.
D. J.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây là sai?
A.\( U_{MN} = V_M – V_N \)
B.\( U = E \cdot d \)
C.\( A = qEd \)
D.\( U_{MN} = A_{MN} \cdot q \)
Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai điểm:
A. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
B. đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
C. đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
D. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Câu 7: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A.\( 1 \, \text{J} \cdot \text{C} \)
B.\( 1 \, \dfrac{\text{J}}{\text{C}} \)
C.\( 1 \, \dfrac{\text{N}}{\text{C}} \)
D.\( 1 \, \dfrac{\text{J}}{\text{N}} \)
Câu 8: Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:
A. công của lực điện.
B. điện thế.
C. hiệu điện thế.
D. cường độ điện trường.
Câu 9: Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
A. Đơn vị của hiệu điện thế là V.
B. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
Câu 10: Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường là:
A.\( U = qd \)
B.\( U = q \cdot E \cdot d \)
C.\( U = E \cdot q \)
D.\( U = E \cdot d \)
Câu 11: Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. giảm một nửa.
B. không đổi.
C. tăng gấp đôi.
D. tăng gấp 4.
Câu 12: Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Tĩnh điện kế.
B. Tốc kế.
C. Ampe kế.
D. Nhiệt kế.
Câu 13: Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu
A. hiệu điện thế \( U_{MN} \) càng nhỏ.
B. hiệu điện thế \( U_{MN} \) càng lớn.
C. đường đi từ M đến N càng dài.
D. đường đi từ M đến N càng ngắn.
Câu 14: Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng lớn nếu
A. đường đi từ M đến N càng dài.
B. đường đi từ M đến N càng ngắn.
C. hiệu điện thế \( U_{MN} \) càng nhỏ.
D. hiệu điện thế \( U_{MN} \) càng lớn.
Câu 15: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là \( U_{MN} = 20 \text{V} \). Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 20 V.
B. Điện thế tại điểm N là 0 V.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.
Câu 16: Biết hiệu điện thế \( U_{MN} = 5 \text{V} \). Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A.\( V_M = 5 \text{V} \)
B.\( V_N = 5 \text{V} \)
C.\( V_M – V_N = 5 \text{V} \)
D.\( V_N – V_M = 5\text{V} \)
Câu 17: Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động
A. dọc theo một đường sức điện.
B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
Câu 18: Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là \( U_{MN} = 32\text{V} \). Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 32V.
B. Điện thế tại điểm N là 0.
C. Nếu điện thế tại M là 0 thì điện thế tại N là -32V.
D. Nếu điện thế tại M là 10V thì điện thế tại N là 42V.
Câu 19: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là
A. 10 V.
B. 16 V.
C. 20 V.
D. 6,25 V.
Câu 20: Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích \( – 5 \, \mu\text{C} \) sinh ra khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết \( U_{AB} = 1000 \, \text{V} \).
A. 5000 J.
B. – 5000 J.
C. 5 mJ.
D. – 5 mJ.