Làm bài thi

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 21 – Tụ điện

Trắc nghiệm Vật Lí 11: Tụ điện là một nội dung quan trọng thuộc Chương III – Điện Trường trong chương trình Vật Lí 11. Phần kiến thức này giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm tụ điện, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách tính điện dung của tụ điện trong các mạch điện.

Kiến thức trọng tâm cần nắm

  • Khái niệm và cấu tạo của tụ điện.
  • Điện dung của tụ điện và công thức tính.
  • Năng lượng lưu trữ trong tụ điện.
  • Các loại tụ điện và ứng dụng trong thực tế.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay để củng cố kiến thức!

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 21 – Tụ điện

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau, mỗi vật dẫn là một bản tụ điện
B. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ
C. Điện dung của tụ điện được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ
D. Hiệu điện thế giới hạn của tụ điện là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Câu 2: Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi e. Điện dung của tụ điện được tính theo công thức
A. \( C = \dfrac{\varepsilon S}{4\pi kd} \)
B. \( C = \dfrac{\varepsilon kd}{S} \)
C. \( C = \dfrac{\varepsilon S}{kd} \)
D. \( C = \dfrac{kS}{\varepsilon d} \)

Câu 3: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
A. hình dạng và kích thước hai bản tụ
B. khoảng cách giữa hai bản tụ
C. bản chất của hai bản tụ điện
D. điện môi giữa hai bản tụ điện

Câu 4: Đơn vị của điện dung của tụ điện là
A. V/m (vôn/mét)
B. C.V (culông. vôn)
C. V (vôn)
D. F (fara)

Câu 5: Một tụ điện phẳng, hai bản có dạng hình tròn bán kính r. Nếu đồng thời tăng bán kính hai bản tụ và khoảng cách giữa hai bản lên 2 lần thì điện dung của tụ điện
A. không thay đổi
B. giảm 2 lần
C. tăng 2 lần
D. tăng 4 lần

Câu 6: Trong các yếu tố sau đây

I. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

II. Vị trí tương quan giữa hai bản.

III. Bản chất giữa điện môi giữa hai bản.

Điện tích của tụ điện phẳng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. I, II, III
B. I, II
C. II, III
D. I, II

Câu 7: Một tụ điện phẳng được mắc vào 2 cực của nguồn điện có hiệu điện thế U. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng lên 2 lần thì
A. điện dung và hiệu điện thế của tụ giảm 2 lần
B. điện dung và hiệu điện thế của tụ tăng 2 lần
C. điện dung giảm 2 lần và hiệu điện thế tăng 2 lần
D. điện dung tăng 2 lần và hiệu điện thế giảm 2 lần

Câu 8: Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính 60cm, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2mm, giữa hai bản là không khí. Điện dung của tụ là
A. 5nF
B. 0,5nF
C. 50nF
D. 5mF

Câu 9: Tụ điện phẳng gồm hai bản tụ hình vuông cạnh a = 20cm, đặt cách nhau d = 1cm, điện môi giữa hai bản có hằng số điện môi bằng 6. Hiệu điện thế giữa hai bản là 50V. Điện tích của tụ là
A. 10,61.10-9C
B. 15.10-9C
C. 0,5.10-10F
D. 2.10-9C

Câu 10: Bốn tụ điện giống nhau, mỗi tụ có điện dung C được ghép song song thành bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện bằng
A. 4C
B. 2C
C. 0,25C
D. 0,5C

Câu 11: Bốn tụ điện giống nhau, mỗi tụ có điện dung C được ghép nối tiếp thành bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện bằng
A. 4C
B. 2C
C. 0,25C
D. 0,5C

Câu 12: Cho bộ 3 tụ: C1 = 10mF; C2 = 6mF; C3 = 4mF (C1 //(C2 nt C3)), điện dung của bộ tụ là
A. 10mF
B. 15mF
C.12,4mF
D. 16,7mF

Câu 13: Cho bộ tụ gồm C1 = 10mF, C2 = 6mF, C3 = 4mF mắc như hình, điện dung của bộ tụ là

A. 5,5mF
B. 6,7mF
C. 5mF
D. 7,5mF

Câu 14: Cho bộ tụ ghép như sau:

C1 = 4mF; C2 = 6mF; C3 = 3,6mF; C4 = 6mĐiện dung của bộ tụ là
A. 2,5mF
B. 3mF
C. 3,5mF
D. 3,75mF

Câu 15: Có 3 tụ điện có điện dung C1=C2=C3=C. Để được bộ tụ có điện dung Cb= C/3 ta phải ghép các tụ đó theo cách nào trong các cách sau?
A. C1ntC2ntC3
B. C1//C2//C3
C. (C1nt C2)//C3
D. (C1//C2)ntC3

Câu 16: Có 3 tụ điện có điện dung C1 = C2 = C, C3 = 2C. Để có điện dung Cb = C thì các tụ phải được ghép theo cách
A. C1nt C2nt C3
B. (C1//C2)ntC3
C. (C1//C2) nt C3
D. (C1nt C2)//C3

Câu 17: Hai tụ điện có điện dung C1 = 1mF, C2 = 3mF mắc nối tiếp. Mắc bộ tụ đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 4V. Điện tích của các tụ là
A. Q1 = Q2 = 2.10-6C
B. Q1 = Q2 = 3.10-6C
C. Q1 = Q2 = 2,5.10-6C
D. Q1 = Q2 = 4.10-6C

Câu 18: Có ba tụ điện C1 = 2mF, C2 = C3 = 1mF mắc như hình:

Nối hai đầu A và B vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 4V. Điện tích của các tụ điện là
A. Q1 = 4.10-6C; Q2 = 2.10-6C; Q3 = 2.10-6C
B. Q1 = 2.10-6C; Q2 = 3.10-6; Q3 = 1,5.10-6C
C. Q1 = 4.10-6C; Q2 = 10-6; Q3 = 3.10-6C
D. Q1 = 4.10-6C; Q2 = 1,5.10-6C; Q3 = 2,5.10-6C

Câu 19: Cho bộ tụ C1 = 10mF; C2 = 6mF; C3 = 4mF mắc như hình. Mắc hai đầu bộ tụ vào hiệu điện thế U = 24V. Điện tích của các tụ là:

A. Q1 = 16.10-5 C; Q2 = 10.10-5C; Q3 = 6.10-5C
B. Q1 = 24.10-5C; Q2 = 16.10-5C; Q3 = 8.10-5C
C. Q1 = 15.10-5C; Q2= 10.10-5; Q3 = 5.10-5C
D. Q1 = 12.10-5C; Q2 = 7,2.10-5C; Q3 = 4,8.10-5C

Câu 20: Cho bộ tụ điện: C1 = 1mF; C2 = 2mF; C3 = C4 = 4mF. Biết điện tích của tụ C1 là Q1 = 2.10-6C. Điện tích của bộ tụ là

A. 6,2.10-6C
B. 6.10-6C
C. 8.10-6C
D. 5.10-6C

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: