Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 22 – Cường độ dòng điện

Làm bài thi

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 22 – Cường độ dòng điện

Trắc nghiệm Vật Lí 11: Cường độ dòng điện là một nội dung quan trọng thuộc Chương IV – Dòng Điện – Mạch Điện trong chương trình Vật Lí 11. Phần kiến thức này giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm cường độ dòng điện, đơn vị đo, công thức tính và ứng dụng của cường độ dòng điện trong các mạch điện thực tế.

Kiến thức trọng tâm cần nắm

  • Khái niệm về cường độ dòng điện và bản chất dòng điện trong kim loại.
  • Đơn vị đo cường độ dòng điện (Ampe) và các dụng cụ đo.
  • Công thức tính cường độ dòng điện.
  • Ứng dụng của cường độ dòng điện trong đời sống và kỹ thuật điện.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và tham gia làm bài kiểm tra ngay để củng cố kiến thức!

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 22 – Cường độ dòng điện

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng.
A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.
B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.
C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.
D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

Câu 2: Cường độ của dòng điện không đổi qua một mạch điện được xác định bằng công thức
A. \( I=t/q \)
B. \( I = q^2.t \)
C. \( I = q.t^2 \)
D. \( I=q/t \)

Câu 3: Đường đặc tuyến Vôn – Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường
A. cong hình elip.
B. thẳng.
C. hyperbol.
D. parabol.

Câu 4: Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của
A. hạt electron.
B. hạt notron.
C. có điện tích dương.
D. hạt điện tích âm.

Câu 5: Đặt vào hai đầu một điện trở \( R = 20 \Omega \) một hiệu điện thế \( U = 2V \) trong khoảng thời gian \( t = 20 s \). Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là
A. \( q = 4 C \).
B. \( q = 1 C \).
C. \( q = 2 C \).
D. \( q = 5 mC \).

Câu 6: Một dây dẫn kim loại có điện lượng \( q = 30 C \) đi qua tiết diện của dây trong 2 giây. Số electron qua tiết diện của dây trong 1s là
A. \( 9,375.10^{19} \) hạt.
B. \( 15,625.10^{17} \) hạt.
C. \( 9,375.10^{18} \) hạt.
D. \( 3,125.10^{18} \) hạt.

Câu 7: Đơn vị của cường độ dòng điện là
A. Ampe.
B. Cu lông.
C. Vôn.
D. Jun.

Câu 8: Câu nào sau đây là sai:
A. Trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược chiều chuyển động của các êlectron tự do.
B. Chiều dòng điện trong kim loại là chiều dịch chuyển của các ion dương.
C. Chiều dòng điện quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Câu 9: Trong dây dẫn kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt
A. điện tích dương.
B. hạt proton.
C. hạt electron tự do.
D. Hạt điện tích âm.

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Điện giật là sự thể hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
B. Nam châm điện là ứng dụng của tác dụng từ của dòng điện.
C. Chạm vào dây dẫn điện mà không thấy quá nóng chứng tỏ dòng điện không có tác dụng nhiệt.
D. Mạ điện là sự áp dụng trong công nghiệp tác dụng hóa học của dòng điện.

Câu 11: Câu nào sau đây là sai?
A. Muốn có một dòng điện đi qua một điện trở, phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
B. Với một điện trở nhất định, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở càng lớn thì dòng điện càng lớn.
C. Khi đặt cùng một hiệu thế vào hai đầu những điện trở khác nhau, điện trở càng lớn thì dòng điện càng nhỏ.
D. Cường độ dòng điện qua điện trở tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

Câu 12: Trong thời gian 5 s có một điện lượng \( \Delta q = 2,5 C \) dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng điện. Cường độ dòng điện qua đèn là
A. 0,5 A.
B. 2,5 A.
C. 5,0 A.
D. 0,75 A.

Câu 13: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian 10s là \( 10,25.10^{19} \) electron. Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ là
A. 1,025 A.
B. 1,64 A.
C. 10,25 mA.
D. 0,164 A.

Câu 14: Dòng điện chạy qua dây dẫn của một camera có cường độ \( 50 \mu A \). Số electron chạy qua dây dẫn mỗi giây là
A. \( 3,75.10^{14} \) hạt.
B. \( 3,35.10^{14} \) hạt.
C. \( 3,125.10^{14} \) hạt.
D. \( 50.10^{15} \) hạt.

Câu 15: Một acquy có dung lượng 5A.h. Biết cường độ dòng điện mà nó cung cấp là 0,5 A. Thời gian sử dụng của acquy là
A. \( t = 5 h \).
B. \( t = 10 h \).
C. \( t = 20 h \).
D. \( t = 40 h \).

Câu 16: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Vôn kế.
B. Oát kế.
C. Ampe kế.
D. Lực kế.

Câu 17: Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?
A. 25 C.
B. 2,5 C.
C. 0,25 C.
D. 0,025 C.

Câu 18: Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?
A. 25 C.
B. 2,5 C.
C. 0,25 C.
D. 0,025 C.

Câu 19: Một điện lượng \( 5.10^{-3}C \) dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:
A. 10 mA
B. 2,5mA
C. 0,2mA
D. 0,5mA

Câu 20: Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:
A. \( 4.10^{19} \)
B. \( 1,6.10^{18} \)
C. \( 6,4.10^{18} \)
D. \( 4.10^{20} \)

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: