Làm bài thi

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 4 Văn bản 1 – Lời tiễn dặn là một trong những đề thi thuộc Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 11. Văn bản “Lời tiễn dặn” mang đậm màu sắc dân gian miền núi với cấu trúc truyện thơ đặc trưng và phong cách trữ tình sâu sắc, phản ánh những nỗi đau tình yêu, những ước vọng vượt lên hoàn cảnh, đồng thời thể hiện cái tôi cá nhân qua hình tượng nhân vật.

Để làm tốt phần trắc nghiệm này, học sinh cần nắm rõ đặc điểm thể loại truyện thơ dân gian, yếu tố tự sự và trữ tình hòa quyện trong văn bản, cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật và hình ảnh mang tính biểu tượng cao. Ngoài ra, việc hiểu được giọng điệu, ngôn ngữ địa phương và các biện pháp tu từ được sử dụng cũng là chìa khóa quan trọng.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 4 Văn bản 1 – Lời tiễn dặn

Câu 1: Tiễn dặn người yêu là:
A. Truyện thơ của dân tộc Thái.
B. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
C. Sử thi của dân tộc Mường.
D. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng

Câu 2: Từ “Lam ống thuốc” trong đoạn trích Lời tiễn dặn chỉ:
A. Sắc thuốc bằng một cái ống màu lam.
B. Ống sắc thuốc làm bằng loại cây màu lam.
C. Sắc thuốc bằng ống tre tươi.
D. Sắc thuốc bằng ống tre có màu lam.

Câu 3: Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?
A. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
B. Bước đi do dự, ngập ngừng.
C. Lời nói đầy cảm động.
D. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.

Câu 4: Đoạn trích Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng gì?
A. Tâm trạng của cô gái khi tiễn dặn.
B. Tâm trạng của người chồng khi tiễn dặn.
C. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn dặn.
D. Tâm trạng của con rồng, con phượng khi tiễn dặn.

Câu 5: Vẻ đẹp tình yêu của cô gái và chàng trai trong đoạn trích là gì?
A. Tình yêu gắn liền với hôn nhân.
B. Tình yêu gắn với cuộc sống lao động.
C. Tình yêu đau khổ nhưng tràn đầy khát vọng.
D. Tình yêu gắn với tình cảm quê hương.

Câu 6: Chủ đề nổi bật trong truyện thơ là gì?
A. Tình yêu giữa những người cùng hoàn cảnh.
B. Chế độ hôn nhân gả bán.
C. Số phận đáng thương của người phụ nữ.
D. Khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.

Câu 7: Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích không thể hiện nỗi đau của cô gái?
A. Vừa đi vừa ngoảnh lại.
B. Vừa đi vừa ngoái trông.
C. Tóc rối đưa anh búi hộ.
D. Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Câu 8: Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?
A. Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
B. Mùa đông, nước có màu đỏ.
C. Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
D. Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.

Câu 9: Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai cô gái trong truyện là do đâu?
A. Tập tục hôn nhân gả bán.
B. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo.
C. Vấn đề phân chia giai cấp.
D. Chàng trai nghèo không có lễ vật cầu hôn.

Câu 10: Nhận xét nào không đúng khi nói về tâm trạng của chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn?
A. Cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
B. Khẳng định lòng chung thủy của mình.
C. Tuyệt vọng vì không thể cùng người yêu hạnh phúc.
D. Khát vọng được tự do yêu đương, khát vọng giải phóng.

Câu 11: Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong Lời tiễn dặn?
A. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của con người, vừa góp phần thể hiện tâm tư tình cảm nhân vật.
B. Thiên nhiên thử thách con người, vừa như khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.
C. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh tượng trưng vừa là những hình ảnh phóng đại.
D. Thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc trong tác phẩm.

Câu 12: Nhận xét nào không đúng khi nói về truyện thơ?
A. Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ.
B. Truyện thơ thường có kết thúc có hậu.
C. Cốt truyện thường chia theo ba chặng.
D. Nhân vật chính của truyện thơ thường là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán.

Câu 13: Tâm trạng của chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn là:
A. Buồn bã, chán nản, xót xa.
B. Lo lắng, bồn chồn, xót xa.
C. Buồn tủi, giận dỗi, xót xa.
D. Day dứt, đau đớn, xót xa.

Câu 14: Đoạn thơ “Vừa đi vừa ngoảnh lại/ Vừa đi vừa ngoái trông/ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông” là lời của nhân vật nào? Diễn tả tâm trạng gì?
A. Chàng trai, cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
B. Cô gái, thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình.
C. Chàng trai, Thể hiện sự yêu thương, lo lắng cho cô gái.
D. Cô gái, đau khổ vì phải xa người yêu.

Câu 15: Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu chàng trai đã nhận ra người yêu cũ nhờ vật gì?
A. Cuộn lá dong.
B. Chiếc sáo trúc.
C. Chiếc trâm cài tóc.
D. Chiếc kèn môi.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: