Trắc nghiệm lịch sử 8 – Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một trong những đề thi quan trọng thuộc Chương 1 – Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII trong chương trình Lịch sử 8.

Đề thi này tập trung kiểm tra kiến thức về một trong những cuộc cách mạng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến lịch sử thế giới hiện đại – cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Học sinh cần nắm rõ các nội dung trọng tâm như: nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến cách mạng, sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Pháp, vai trò của các tầng lớp xã hội, diễn biến qua các giai đoạn (từ chế độ quân chủ lập hiến đến nền cộng hòa và thời kỳ khủng bố), vai trò của các nhân vật lịch sử như Rô-be-spi-e, và đặc biệt là ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc cách mạng trong việc lật đổ chế độ phong kiến và thúc đẩy phong trào dân chủ tư sản trên toàn châu Âu.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm lịch sử 8 – Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Câu 1. Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là
A. Mông-te-xki-ơ; Vôn-te; Ô. Crôm-oen.
B. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; Vôn-te.
C. Rô-be-spi-e; Ô. Crôm-oen; Vôn-te.
D. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; T. Giép-phép-xơn.

Câu 2. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?
A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.
D. Giai cấp tư sản và nông dân.

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước
A. quân chủ lập hiến.
B. dân chủ cộng hòa.
C. quân chủ chuyên chế.
D. cộng hòa quý tộc.

Câu 4. Người đứng đầu nhà nước phong kiến chuyên chế ở Pháp trong những năm 1774 – 1789 là
A. Na-pô-lê-ông Đại đế.
B. vua Ni-cô-lai II.
C. vua Lu-I XVI.
D. vua Sác-lơ I.

Câu 5. Trong xã hội Pháp cuối thế kỉ XVIII, lực lượng nào dưới đây không thuộc Đẳng cấp thứ ba?
A. Giai cấp tư sản.
B. Bình dân thành thị.
C. Nông dân.
D. Quý tộc phong kiến.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Chế độ quân chủ lập hiến kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
B. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra.
C. Trào lưu Triết học Ánh sáng được đón nhận rộng rãi trong xã hội.
D. Trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội.

Câu 7. Năm 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp nhằm mục đích gì?
A. Thông qua bản Hiến pháp mới của quốc gia.
B. Hòa giải mâu thuẫn giữa các đẳng cấp.
C. Bầu các đại biểu của Quốc hội mới.
D. Tăng thuế cũ, đặt thêm các loại thuế mới.

Câu 8. Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng tiến trình của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):
1.Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được công bố.
2.Vua Lu-i XVI bị xử tử. Liên minh phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp.
3.Quần chúng nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti.
4.Na-pô-lê-ông lên nắm chính quyền.
5.Rô-be-spi-e thiết lập nền chuyên chính cách mạng.
A. 1 – 3 – 4 – 5 – 2.
B. 5 – 4 – 3 – 2 – 1.
C. 3 – 1 – 2 – 5 – 4.
D. 1- 2 – 3 – 4 – 5.

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).

Câu 10. Trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, ai là người đứng đầu nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh?
A. Rút-xô.
B. Rô-be-spie.
C. Lu-i XVI.
D. Vôn-te.

Câu 11. Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)
B. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).

Câu 12. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) diễn ra dưới hình thức nào?
A. Nội chiến và chiến tranh vệ quốc.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Cải cách, duy tân đất nước.
D. Nội chiến cách mạng.

Câu 13. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Tầng lớp chủ nô.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Tư tưởng Tự do, Bình Đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Pháp.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
D. Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp lên nắm chính quyền.

Câu 15. Các cuộc cách mạng ở Anh (thế kỉ XVII), Bắc Mỹ và Pháp (thế kỉ XVIII) có điểm giống nhau cơ bản về
A. hình thức cách mạng.
B. tính chất cách mạng.
C. lực lượng lãnh đạo cách mạng.
D. mục tiêu chống phong kiến.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: