Trắc nghiệm Lịch sử 8 – Bài 5: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn là một trong những đề thi thuộc Chương 3 – Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII trong chương trình Lịch sử 8.
Đề thi này xoay quanh các cuộc nội chiến kéo dài và phức tạp giữa các thế lực phong kiến ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, cụ thể là cuộc xung đột giữa Nam triều (nhà Mạc) và Bắc triều (Lê – Trịnh), tiếp theo đó là cuộc phân tranh giữa họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở Đàng Trong. Để làm tốt phần trắc nghiệm, học sinh cần nắm rõ nguyên nhân bùng nổ xung đột, diễn biến chính của các cuộc chiến, hậu quả về chính trị – kinh tế – xã hội, cũng như tác động của sự chia cắt đất nước trong gần hai thế kỉ.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm lịch sử 8 – Bài 5: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn
Câu 1. Năm 1527, nhà Mạc
A. được thành lập.
B. phát triển đến đỉnh cao.
C. bộc lộ dấu hiệu suy thoái.
D. sụp đổ.
Câu 2. Nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã
A. ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc.
B. cùng vua Lê Cung Hoàng củng cố lại triều đình.
C. tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
D. cầu viện nhà Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
Câu 3. Nhà Mạc đóng đô ở đâu?
A. Thăng Long.
B. Thanh Hóa.
C. Phú Xuân.
D. Thuận Hóa.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
A. Mạc Đăng Dung tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê.
B. Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
C. Sản xuất trì trệ, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.
D. Đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền hành.
Câu 5. Trong những năm 1527 – 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ
A. Thanh Hóa trở ra phía bắc.
B. Ninh Bình trở ra phía bắc.
C. Nghệ An trở ra phía bắc.
D. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.
Câu 6. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều ở Đại Việt (thế kỉ XVI) diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Họ Trịnh – họ Nguyễn.
B. Họ Mạc – họ Nguyễn.
C. Nhà Mạc – nhà Lê.
D. Họ Lê – họ Trịnh.
Câu 7. Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là
A. Đàng Ngoài.
B. Đàng Trong.
C. Bắc triều.
D. Nam triều.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều?
A. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước.
B. Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài.
C. Làng mạc bị tàn phá; kinh tế trì trệ, sa sút.
D. Đời sống nhân dân khốn cùng.
Câu 9. Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, triều đình nhà Mạc buộc phải rút chạy lên
A. Thái Nguyên.
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng.
D. Tuyên Quang.
Câu 10. Nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong là
A. Thuận Hóa.
B. Phú Xuân.
C. Gia Định.
D. Quảng Nam.
Câu 11. Câu đố sau đây đề cập đến địa danh nào?
“Sông nào chia cắt sơn hà
Dưới thời Trịnh – Nguyễn, thật là xót xa?”
A. sông Mã (Thanh Hóa).
B. sông Gianh (Quảng Bình).
C. sông Lệ Thủy (Quảng Trị).
D. sông Bến Hải (Quảng Trị)
Câu 12. Trong những năm 1627 – 1672, ở Đại Việt diễn ra cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Lê – Mạc.
B. Lê, Trịnh – Mạc.
C. Lê, Trịnh – Nguyễn.
D. Mạc – Nguyễn.
Câu 13. “Đàng Trong” là từ dùng để chỉ vùng đất từ
A. sông Gianh trở vào nam.
B. sông Gianh trở ra bắc.
C. Ninh Bình trở ra bắc.
D. Ninh Bình trở vào nam.
Câu 14. Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã giao toàn bộ binh quyền cho ai?
A. Trịnh Sâm.
B. Trịnh Tùng.
C. Trịnh Kiểm.
D. Trịnh Tráng.
Câu 15. Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc
A. kinh tế đất nước bị tàn phá trong thời gian nội chiến.
B. xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.
C. tạo điều kiện cho nhà Minh đem quân sang xâm lược.
D. đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.