Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 95

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 4: Thực hành tiếng Việt trang 95 là một trong những đề thi thuộc Bài 4: Giai điệu đất nước trong chương trình Ngữ văn 7. Phần Thực hành tiếng Việt trang 95 tập trung vào kiến thức về câu đặc biệt – một kiểu câu thường gặp trong các văn bản văn học nhằm tăng hiệu quả biểu đạt cảm xúc, nhấn mạnh thông tin hoặc tạo điểm nhấn nghệ thuật.

Trong phần trắc nghiệm này, học sinh cần nắm rõ cách nhận diện câu đặc biệt, hiểu chức năng biểu đạt của chúng trong ngữ cảnh cụ thể, đặc biệt là trong các văn bản như Mùa xuân nho nhỏ, Gò Me, hay Dưới núi. Ngoài ra, đề còn có thể yêu cầu học sinh phân biệt câu đặc biệt với các kiểu câu thông thường khác, xác định tác dụng về nội dung và hình thức khi sử dụng loại câu này.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu 1. Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
A. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
B. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung,…)
C. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
D. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiệp (dùng với dấu ngoặc kép)

Câu 2. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau: Khác với toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định
A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
B. Giải thích cho phần đứng trước
C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau: Nguyễn Dữ có Truyền kì mạn lục (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được lưu truyền)…
A. Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép
B. Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
C. Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau: Lan (lớp trưởng lớp tôi) đã giành giải nhất trong kì thi này.
A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
B. Giải thích cho phần đứng trước
C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau: Họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu…
A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
B. Giải thích cho phần đứng trước
C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau: Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng… quê Cam Túc… Miên Châu (Tứ Xuyên)
A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
B. Giải thích cho phần đứng trước
C. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7. Kí hiệu của dấu ngoặc kép là?
A. “ ”
B. ( )
C. /
D. []

Câu 8. Dấu ngoặc kép thường được dùng để?
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
B. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
D. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

Câu 9. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này vậy?”
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 10. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: …thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn.
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 11. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 12. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn…
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 13. Câu thơ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú – Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?
A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình
B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp
C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình
D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê

Câu 14. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài
B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất
C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài
D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đẹp cũng hơn cái nết

Câu 15. Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ

Câu 16. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
A. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết
B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng
C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm
D. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng

Câu 17. Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nói giảm

Câu 18. Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?
A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống
B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống
C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống
D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống

Câu 19. Nghĩa của từ “thở” trong dòng thơ “Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ” là gì?
A. Sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi
B. Quá trình trao đổi oxi như con người
C. Thở như con người
D. Quá trình tăng trưởng

Câu 20. Từ “thở” trong câu “Em bé thở đều đều khi ngủ say” nghĩa là gì?
A. Chỉ hoạt động hô hấp của con người
B. Quá trình tăng trưởng
C. Sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi
D. Thở như con người

 

 

 

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: