Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 6: Văn bản 2 Ếch ngồi đáy giếng là một trong những đề thi thuộc Bài 6: Bài học cuộc sống trong chương trình Ngữ văn 7. Đây là một truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam nổi tiếng, kể về một con ếch sống lâu ngày trong đáy giếng, vì không thấy gì ngoài bầu trời nhỏ bé phía trên nên tưởng mình là kẻ oai phong nhất. Khi ra khỏi giếng, nó chủ quan, khinh thường mọi thứ và cuối cùng bị trâu giẫm chết.
Trong phần trắc nghiệm này, học sinh cần hiểu rõ bài học rút ra từ câu chuyện, đó là: người hiểu biết hạn hẹp nhưng tự cao, không chịu học hỏi sẽ dễ gặp thất bại; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng tầm nhìn và khiêm tốn trong giao tiếp, học tập. Các câu hỏi trắc nghiệm có thể tập trung vào nội dung truyện, đặc điểm nhân vật ếch, ý nghĩa giáo dục, cũng như các đặc điểm của truyện ngụ ngôn như sử dụng hình ảnh loài vật và kết cấu truyện ngắn gọn, hàm ý sâu xa.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Câu 1. Trang Tử sinh sống vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng năm 369 – 286 trước Công nguyên
B. Khoảng năm 369 – 286 sau Công nguyên
C. Khoảng năm 368 – 287 trước Công nguyên
D. Khoảng năm 368 – 287 sau Công nguyên
Câu 2. Trang Tử là một triết gia nổi tiếng của quốc gia nào?
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. Trung Quốc
D. Ấn Độ
Câu 3. Cuốn Hoa Nam kinh của Trang Tử có giá trị như thế nào?
A. Chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác
B. Đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động
C. Mang tính ngụ ngôn sâu sắc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Sách của Trang Tử viết ra có gì đặc biệt?
A. Chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác
B. Được đại đa số trí thức ưa chuộng
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 5. Bố cục văn bản Ếch ngồi đáy giếng gồm mấy phần?
A. 5 phần
B. 4 phần
C. 3 phần
D. 2 phần
Câu 6. Câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm phê phán điều gì?
A. Những người khoe khoang, tự mãn
B. Những người thiếu hiểu biết, nhưng luôn cho mình là đúng
C. Những người ỷ lại vào người khác
D. Cả A và B đều đúng
Câu 7. Hình ảnh cái giếng trong truyện mang ý nghĩa gì?
A. Biểu tượng cho thế giới rộng lớn của loài ếch
B. Biểu tượng cho môi trường sống hạn hẹp, thiếu hiểu biết
C. Biểu tượng cho sự hạn chế trong nhận thức
D. Biểu tượng cho cuộc sống sung túc, an toàn
Câu 8. Kết cục của con ếch trong truyện là gì?
A. Trở thành chúa tể của ao hồ
B. Bị các loài vật khác tôn thờ
C. Bị trâu giẫm chết do thói kiêu căng, coi thường người khác
D. Sống an nhàn cả đời
Câu 9. Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn vì sao?
A. Có nhân vật là loài vật được nhân hóa
B. Có cốt truyện ngắn gọn, súc tích
C. Mang bài học giáo huấn sâu sắc qua hình ảnh ẩn dụ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 10. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?
A. Cổ vũ người đọc sống tự tin
B. Phê phán thói tự cao tự đại, thiếu hiểu biết
C. Khuyên người đọc nên tránh xa môi trường chật hẹp
D. Gợi nhắc bài học về sự khiêm tốn và học hỏi không ngừng
Câu 11. Theo truyện, con ếch trước giờ sống ở đâu?
A. Cái ao
B. Cái giếng
C. Bụi tre
D. Bờ đê
Câu 12. Theo truyện, con rùa sống ở đâu?
A. Cái giếng
B. Biển đông
C. Ao làng
D. Bụi tre
Câu 13. Con ếch cảm thấy thế nào khi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng?
A. Sung sướng
B. Nhàm chán
C. Phấn khích
D. Buồn bã
Câu 14. Theo rùa, cái vui lớn của biển đông là gì?
A. Sóng to gió lớn
B. Muôn ngàn sinh vật trù phú
C. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều mà tăng giảm
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15. Biểu hiện của con ếch khi nghe về biển là gì?
A. Ngạc nhiên
B. Hoảng hốt
C. Bối rối
D. Tất cả đáp án trên
Câu 16. Khi sống trong cái giếng, con ếch có tính cách như thế nào?
A. Thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung
B. Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 17. Bài học được rút ra từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?
A. Những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà luôn huênh hoang sẽ phải trả giá đắt
B. Khuyên nhủ con người ta phải luôn biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn học hỏi.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai