Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 6: Một số câu tục ngữ Việt Nam là một trong những đề thi thuộc Bài 6: Bài học cuộc sống trong chương trình Ngữ văn 7. Đây là phần kiến thức giúp học sinh tiếp cận với kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam – những câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đựng bài học đạo lý sâu sắc và kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta.
Trong phần trắc nghiệm này, học sinh cần nắm được nghĩa đen và nghĩa bóng của một số câu tục ngữ quen thuộc như: Có công mài sắt, có ngày nên kim; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Thất bại là mẹ thành công; Học ăn, học nói, học gói, học mở… Đồng thời, đề thi cũng có thể yêu cầu học sinh phân loại tục ngữ theo chủ đề (lao động, học tập, đạo đức, kinh nghiệm sống…) và xác định giá trị giáo dục, bài học ứng xử mà từng câu tục ngữ mang lại trong đời sống hiện đại.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Câu 1. Vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?
A. tục ngữ là những điều đã được đúc kết, sử dụng tục ngữ sẽ làm cho câu nói súc tích, đạt hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
B. sử dụng tục ngữ rất đơn giản.
C. vì có nhiều câu tục ngữ.
D. cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Những chủ đề nào được thể hiện qua các câu tục ngữ?
A. vẻ đẹp trong văn hóa con người Việt.
B. tục ngữ đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
C. vẻ đẹp thiên nhiên.
D. những lời ca cổ.
Câu 3. Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?
A. dài dòng, khó hiểu.
B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.
C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.
Câu 4. Độ dài của tục ngữ là bao nhiêu?
A. rất dài.
B. dài như một bài hát.
C. thường gồm hai câu lục bát.
D. thường chỉ từ một đến hai câu, ngắn gọn, thường có số tiếng chẵn.
Câu 5. Bố cục của văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 6. Đặc điểm chung của các câu tục ngữ trong bài là?
A. Lời nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
B. Các vế đối xứng nhau về cả mặt hình thức lẫn nội dung
C. Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7. Việc gieo vần có tác dụng giúp cho câu tục ngữ?
A. giúp cho câu tục ngữ có bố cục đẹp.
B. giúp cho câu tục ngữ trở nên hay hơn
C. giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.
D. giúp cho câu tục ngữ trở nên khó hiểu hơn.
Câu 8. Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là gì?
A. Thiên nhiên
B. Lao động sản xuất
C. Con người, xã hội
D. Tất cả đáp án trênCâu 9. Trong 15 câu tục ngữ trong văn bản, có bao nhiêu câu có gieo vần?
A. 13
B. 14
C. 15
D. 16
Câu 10. Câu tục ngữ nào sau đây có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt?
A. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
B. Nắng chóng mưa, trưa chóng tối
C. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
D. Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới
Câu 11. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào biểu thị ý nghĩa ẩn dụ?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
D. Tất cả đáp án trên
Câu 12. Điền từ còn thiếu vào chỗ … trong câu sau:
Đêm tháng … chưa nằm đã sáng
Ngày tháng … chưa cười đã tối
A. Mười/ Năm
B. Năm/ Mười
C. Hai/ Mười
D. Mười/ Hai
Câu 13. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào biểu thị ý nghĩa trực tiếp?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
D. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu 14. Chỉ ra những câu tục ngữ nào trong bài “Một số câu tục ngữ Việt Nam” thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp?
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (11), (12), (13)
B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (12), (13)
C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (15)
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13)
Câu 15. Những câu tục ngữ nào trong bài “Một số câu tục ngữ Việt Nam” thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ?
A. (8), (10), (14), (15)
B. (9), (10), (11), (15)
C. (9), (10), (14), (15)
D. (9), (10), (13), (15)
Câu 16. Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ số 11 và số 12 trong bài “Một số câu tục ngữ Việt Nam”?
A. cần phải học tập từ cả thầy và bạn.
B. chỉ cần học thầy.
C. chỉ cần học bạn.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 17. Điền từ vào chỗ trống: Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì đó là những câu tục ngữ …… về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.
A. rút kinh nghiệm
B. bài học
C. thu vị
D. bổ ích
Câu 18. Câu tục ngữ đối nghĩa với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
A. Ăn cháo đá bát.
B. Ăn cây táo rào cây sung.
C. Cả 2 ý trên đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 19. Câu tục ngữ đối nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
A. Chết vinh còn hơn sống nhục
B. Đói ăn vụng, túng làm càn
C. Chết trong còn hơn sống ngoài
D. Chết đứng còn hơn sống quỳ