Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 6: Văn bản 4 Con hổ có nghĩa

Làm bài thi

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 6: Văn bản 4 Con hổ có nghĩa là một trong những đề thi thuộc Bài 6: Bài học cuộc sống trong chương trình Ngữ văn 7. Đây là một truyện ngụ ngôn đặc sắc của văn học dân gian, kể về một con hổ biết ghi nhớ và đền ơn người đã cứu sống mình – qua đó thể hiện một bài học sâu sắc về lòng biết ơn và nghĩa tình trong cuộc sống.

Trong phần trắc nghiệm này, học sinh cần chú ý đến các chi tiết tiêu biểu thể hiện tình nghĩa của con hổ, từ đó rút ra ý nghĩa giáo dục của câu chuyện: con vật còn biết sống có tình, có nghĩa, huống chi là con người. Đề thi có thể kiểm tra các kiến thức như: cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, nghệ thuật kể chuyện, cũng như bài học đạo đức sâu xa mà truyện mang lại. Ngoài ra, học sinh cần liên hệ bài học này với thực tiễn đời sống – nhất là lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu 1. Đâu là năm sinh năm mất của tác giả Vũ Trinh?
A. 1759 – 1818
B. 1760 – 1819
C. 1759 – 1859
D. 1760 – 1818

Câu 2. Tác giả Vũ Trinh quê ở đâu?
A. Bắc Giang
B. Hà Nội
C. Bắc Ninh
D. Ninh Bình

Câu 3. Tác giả Vũ Trinh sáng tác những thể loại nào?
A. Thơ
B. Văn xuôi
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 4. Lan Trì kiến văn lục là một trong những sáng tác đỉnh cao của Vũ Trinh ở thể loại nào?
A. Thơ
B. Truyện truyền kì
C. Tản văn
D. Tiểu thuyết

Câu 5. Tác giả Vũ Trinh đỗ hương cống năm bao nhiêu tuổi?
A. 17 tuổi
B. 18 tuổi
C. 19 tuổi
D. 20 tuổi

Câu 6. Ông làm quan ở triều đại nào?
A. Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
B. Cuối thời Nguyễn, đầu thời Lê
C. Giữa thời Nguyễn
D. Giữa thời Lê

Câu 7. Nhân vật trung tâm của truyện là nhân vật nào?
A. Bà đỡ
B. Bác tiều phu
C. Con hổ
D. Tất cả các nhân vật trên

Câu 8. Truyện Con hổ có nghĩa được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 9. Nhận xét nào đúng với văn bản Con hổ có nghĩa?
A. Là một văn bản mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người
B. Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình
C. Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình
D. Là một truyện ngắn có yếu tố hồi ký và đậm chất trữ tình

Câu 10. Các biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong văn bản?
A. Nói quá
B. So sánh và nhân hóa
C. Hoán dụ và ẩn dụ
D. Tất cả đáp án trên

Câu 11. Truyện viết về vấn đề chính nào?
A. Người phụ nữ tốt bụng
B. Người nông dân lương thiện
C. Xã hội đói kém, lầm than
D. Sự báo ơn của con vật

Câu 12. Nhận xét nào không đúng về truyện Con hổ có nghĩa?
A. Truyện sử dụng những thủ pháp quen thuộc của truyện cười
B. Truyện có nhiều tình tiết li kỳ
C. Truyện thể hiện tình người lao động với loài vật
D. Truyện mượn hình ảnh con vật, nói về con người

Câu 13. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao triết lý sống nào?
A. Dũng cảm
B. Không tham lam
C. Tri ân trọng nghĩa
D. Giúp đỡ người khác

Câu 14. Nội dung nào được sử dụng nhiều trong truyện Con hổ có nghĩa?
A. Đề cao tình cảm thủy chung của con người với nhau
B. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng nghĩa tình
C. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người
D. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật

Câu 15. Truyện Con hổ có nghĩa thuộc thể loại:
A. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam
B. Truyện Trung đại Việt Nam
C. Truyện cười dân gian Việt Nam
D. Truyện ngụ ngôn

Câu 16. Xuất xứ của văn bản Con hổ có nghĩa?
A. Cung oán thi tập
B. Sử Yên thi tập
C. Lan Trì kiến vân lục
D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 17. Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?
A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác
B. Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác
C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt
D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

Câu 18. Nhận định nào đúng về nguyên nhân con hổ báo ơn người?
A. Vì bản chất con vật vốn lương thiện, thích giúp đỡ người
B. Vì thời buổi khó khăn, con người khó vượt qua
C. Vì con người đã cứu sống con hổ lúc nguy nan
D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 19. Nhận định nào đúng về vai trò và ý nghĩa của nhân vật bà đỡ Trần và bác tiều phu?
A. Giúp truyện diễn ra theo trình tự hợp lý, mạch lạc
B. Làm nổi bật chi tiết báo ơn của con hổ
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng

Câu 20. Con hổ thứ hai so với con hổ thứ nhất có thêm ý nghĩa gì?
A. Đền ơn ngay cả khi ân nhân đã chết
B. Đền ơn ngay người giúp mình
C. Đền ơn khi ân nhân còn sống
D. Đền ơn trong nhiều năm

Câu 21. Chi tiết nào không nói lên cái nghĩa của con hổ thứ hai?
A. Bác tiều phu cho tay móc xương trong họng hổ
B. Hổ thường xuyên mang thú bắt được tới nhà bác tiều
C. Hổ đến mộ bác tiều phu gầm lên
D. Nhớ ngày dỗ của bác, hổ mang dê hoặc lợn tới

Câu 22. Điều nào diễn tả chính xác việc bác tiều cứu nguy cho con hổ?
A. Bác tiều phu lấy cánh tay thò vào cổ họng, lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay
B. Bác tiều phu lấy ra một chiếc xương bò to như cánh tay
C. Bác tiều phu thò tay lấy ra một cái xương to
D. Bác tiều thò tay vào cổ họng hổ, từ từ lấy ra một chiếc xương bò to và dài như cánh tay

Câu 23. Chi tiết thể hiện sự có nghĩa của con hổ thứ nhất?
A. Hổ đực cầm tay và bà đỡ nhìn hổ cái và khóc
B. Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh ra
C. Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ Trần
D. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ

Câu 24. Văn bản có mấy tình huống truyện?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

Câu 25. Truyện Con hổ có nghĩa truyền tải điều gì?
A. Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau
B. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa
C. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người
D. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật

Câu 26. Con hổ đã trả nghĩa bà đỡ Trần như thế nào?
A. Hổ đực đào lên từ gốc cây một thỏi bạc và tặng bà đỡ
B. Hai vợ chồng hổ thường mang tặng bà đỡ một vài con nai
C. Hổ đực dẫn bà đỡ ra khỏi rừng
D. Hổ đực tặng bà đỡ một thùng vàng to

Câu 27. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao triết lý sống nào?
A. Tri ân trọng nghĩa
B. Dũng cảm
C. Không tham lam
D. Giúp đỡ người khác

Câu 28. Vật con hổ tặng đã giúp được gì cho bà đỡ?
A. Chữa khỏi bệnh cho con bà đỡ
B. Giúp bà sắm một số vật dụng trong nhà
C. Giúp bà cầm cự qua một năm mất mùa, đói kém
D. Giúp bà làm nghề tốt hơn

Câu 29. Sau khi bác tiều mất, mỗi năm con hổ đã làm gì?
A. Đưa huơu, lợn để ngoài cửa
B. Đưa rượu đến mộ bác tiều
C. Đưa thịt đến mộ bác tiều
D. Đưa dược liệu quý đến nhà bác tiều

 

 

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: