Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 6: Kể lại một truyện ngụ ngôn là một trong những đề thi thuộc Bài 6: Bài học cuộc sống trong chương trình Ngữ văn 7.
Dạng bài này yêu cầu học sinh vận dụng khả năng kể chuyện sáng tạo để tái hiện lại một truyện ngụ ngôn đã học hoặc đã đọc theo cách hiểu và cách kể riêng của mình. Trọng tâm của đề thi không chỉ nằm ở việc kể lại đúng cốt truyện, mà còn ở cách thể hiện lời kể tự nhiên, rõ ràng, có yếu tố miêu tả, biểu cảm và làm nổi bật ý nghĩa, bài học sâu sắc mà truyện ngụ ngôn mang lại. Học sinh cần chú ý đến việc lựa chọn ngôi kể, giọng điệu phù hợp và có thể sáng tạo thêm chi tiết nhưng vẫn giữ nguyên thông điệp cốt lõi của truyện.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Câu 1. Mục đích của bài nói Kể lại một truyện ngụ ngôn là gì?
A. Rút ra bài học phù hợp với tình huống đời sống.
B. Tạo được không khí vui vẻ trong một bối cảnh sinh hoạt cụ thể.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Câu 2. Em cần chuẩn bị những gì cho bài nói?
A. Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích.
B. Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu.
C. Lưu ý những chi tiết hình ảnh đặc sắc. Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 3. Em cần tập luyện cho bài nói như thế nào?
A. Kể lại truyện các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện.
B. Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm.
C. Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Sau khi nói, em cần thực hiện những gì?
A. Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút ra từ câu chuyện vừa kể.
B. Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.
C. Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài học đạo lí và những kinh nghiệm sống.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 5. Truyện ngụ ngôn thường có đặc điểm gì nổi bật?
A. Dài dòng, nhiều chi tiết.
B. Không có nhân vật cụ thể.
C. Ngắn gọn, hàm chứa bài học rút ra từ tình huống truyện.
D. Chỉ mang tính chất giải trí.
Câu 6. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là:
A. Các vị thần linh.
B. Người nổi tiếng.
C. Con vật, đồ vật được nhân hóa hoặc con người.
D. Người hùng trong truyền thuyết.
Câu 7. Mục đích của truyện ngụ ngôn là:
A. Răn dạy bài học đạo đức, kinh nghiệm sống.
B. Kể chuyện vui.
C. Giải trí đơn thuần.
D. Gây bất ngờ cho người đọc.
Câu 8. Khi kể lại truyện ngụ ngôn, cần lưu ý điều gì?
A. Thêm nhiều tình tiết để hấp dẫn hơn.
B. Bỏ qua bài học của truyện.
C. Giữ nguyên cốt truyện và làm nổi bật bài học rút ra.
D. Kể lại theo cách hoàn toàn mới.
Câu 9. Khi kể truyện ngụ ngôn bằng lời văn của mình, cần đảm bảo:
A. Mạch lạc, súc tích, đúng nội dung cốt truyện gốc.
B. Dài dòng, thêm cảm xúc cá nhân.
C. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ.
D. Thay đổi kết thúc truyện.
Câu 10. “Ếch ngồi đáy giếng” là truyện ngụ ngôn dạy ta điều gì?
A. Không nên chủ quan, tự mãn, hiểu biết hạn hẹp.
B. Phải biết giữ lời hứa.
C. Phải sống chan hòa với mọi người.
D. Cần chăm chỉ, cần cù.
Câu 11. “Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì?
A. Phải tin vào thầy bói.
B. Cần xem xét từng chi tiết nhỏ.
C. Không nên đánh giá sự vật phiến diện, thiếu toàn diện.
D. Hãy quan sát bằng trí tưởng tượng.
Câu 12. Khi viết đoạn kết truyện ngụ ngôn, người viết cần:
A. Thêm yếu tố bất ngờ.
B. Rút ra bài học hoặc lời bình ngắn gọn, sâu sắc.
C. Thay đổi nhân vật.
D. Mở rộng cốt truyện.
Câu 13. Câu văn nào dưới đây là mở bài phù hợp cho một truyện ngụ ngôn?
A. Có một lần em đi học về muộn…
B. Câu chuyện sau đây xảy ra ở làng em…
C. Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất ranh mãnh…
D. Em rất thích nghe nhạc và vẽ tranh.
Câu 14. Trong truyện ngụ ngôn “Rùa và thỏ”, con rùa tượng trưng cho điều gì?
A. Lười biếng, chậm chạp.
B. Sự kiên trì, bền bỉ.
C. Sự nhanh nhẹn.
D. Tính hấp tấp.
Câu 15. Cách kết thúc truyện ngụ ngôn thường:
A. Mở ra thêm phần tiếp theo.
B. Ngắn gọn và mang tính giáo dục.
C. Gây tò mò cho người đọc.
D. Để người đọc tự suy nghĩ.
Câu 16. Câu chuyện ngụ ngôn “Chó sói và cừu non” nhấn mạnh điều gì?
A. Lòng dũng cảm.
B. Kẻ mạnh luôn tìm cách đổ lỗi cho kẻ yếu.
C. Sự đoàn kết.
D. Trí thông minh.
Câu 17. Ngôn ngữ trong truyện ngụ ngôn thường:
A. Trừu tượng, ẩn dụ nhiều lớp.
B. Đơn giản, dễ hiểu, có thể ẩn dụ.
C. Khoa trương, phức tạp.
D. Giống văn nghị luận.
Câu 18. Truyện ngụ ngôn mang đặc điểm chung của thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết.
B. Truyện kể dân gian.
C. Thơ ca trữ tình.
D. Truyện cổ tích.
Câu 19. Trong bài viết kể lại một truyện ngụ ngôn, phần thân bài nên:
A. Trình bày lại toàn bộ diễn biến câu chuyện theo trình tự.
B. Chỉ viết cảm nghĩ cá nhân.
C. Nêu ý kiến tranh luận.
D. Miêu tả từng nhân vật.
Câu 20. Vì sao truyện ngụ ngôn thường dùng con vật làm nhân vật chính?
A. Vì chúng đáng yêu.
B. Vì qua việc nhân hóa con vật, người đọc dễ nhận ra bài học ứng xử cho con người.
C. Vì dễ tưởng tượng.
D. Vì tạo tính kịch tính.
Câu 21. Từ “ngụ ngôn” có nghĩa là gì?
A. Một kiểu kể chuyện thần thoại.
B. Kể chuyện ngắn có ẩn chứa ý nghĩa giáo dục.
C. Chuyện cổ tích có thật.
D. Một loại văn bản không thực tế.
Câu 22. Điều nào sau đây không đúng khi kể lại truyện ngụ ngôn?
A. Có thể kể lại bằng lời văn của mình.
B. Cần thể hiện rõ bài học truyện mang lại.
C. Tự thêm vào những tình tiết làm sai lệch nội dung.
D. Dùng ngôn ngữ phù hợp.
Câu 23. Trong truyện ngụ ngôn, kết thúc truyện có thể:
A. Kết thúc mở.
B. Kết thúc bất ngờ nhưng gợi ra bài học sâu sắc.
C. Gợi ý nhiều cách hiểu khác nhau.
D. Kết thúc bằng câu hỏi.
Câu 24. Khi viết bài kể lại truyện ngụ ngôn, học sinh cần tránh:
A. Viết lạc đề hoặc lược bỏ nội dung quan trọng.
B. Viết bằng lời văn cá nhân.
C. Viết ngắn gọn, súc tích.
D. Giữ nguyên ý nghĩa truyện.
Câu 25. Tác dụng lớn nhất của truyện ngụ ngôn đối với học sinh là gì?
A. Làm học sinh vui vẻ.
B. Giúp học sinh nhớ lâu.
C. Giúp học sinh nhận thức và ứng xử đúng đắn qua bài học đạo đức.
D. Giúp học sinh học giỏi hơn.