Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 13: Tập hợp các số nguyên là một trong những đề kiểm tra cơ bản thuộc Chương 3 – Số nguyên trong chương trình Toán lớp 6. Đây là bài học đầu tiên trong chương, giúp học sinh mở rộng kiến thức từ tập hợp các số tự nhiên sang một phạm vi rộng hơn – tập hợp các số nguyên.
Trong đề trắc nghiệm Bài 13: Tập hợp các số nguyên, học sinh sẽ được ôn tập và kiểm tra các kiến thức trọng tâm như: khái niệm về số nguyên âm, số nguyên dương, số 0, cách biểu diễn số nguyên trên trục số, và quan hệ thứ tự giữa các số nguyên. Đây là những kiến thức nền rất quan trọng để học sinh tiếp tục học các phép toán với số nguyên trong các bài tiếp theo.
Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần hiểu rõ khái niệm số nguyên, biết cách sắp xếp số nguyên theo thứ tự tăng dần, giảm dần, và xác định được vị trí của số nguyên trên trục số một cách chính xác.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bài 13: Tập hợp các số nguyên
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Số 0 vừa là số nguyên dương, vừa là số nguyên âm.
B. Số 1 là số nguyên dương.
C. Số – 3 đọc là trừ ba.
B. Số – 25 là số nguyên dương.
Câu 2: Ông M đang nợ ngân hàng 200 triệu đồng. Số nguyên nào sau đây biểu diễn số tiền ông M đang có?
A. – 200;
B. 200;
C. 200 000 000;
D. – 200 000 000.
Câu 4. Cho tập hợp J = {x ∈ Z | -13 < x < -12}. Phát biểu nào dưới đây là đúng.
A. Tập hợp J có 1 phần tử.
B. Tập hợp J có 2 phần tử.
C. Tập hợp J có 3 phần tử.
D. Tập hợp J có 0 phần tử.
Câu 4: Hai nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?
A. Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.
B. Nhiệt kế a chỉ – 20 độ C, nhiệt kế b chỉ – 10 độ C.
C. Nhiệt kế a chỉ – 20 độ C, nhiệt kế b chỉ 10 độ C.
D. Nhiệt kế a chỉ 20 độ C, nhiệt kế b chỉ – 10 độ C.
Câu 5: Cho hình vẽ sau và cho biết điểm M biểu diễn cho số nguyên nào?A. -7;
B. – 2;
C. 1;
D. 4.
Câu 6: Cách đọc số – 12 304 nào sau đây là đúng?
A. âm mười hai nghìn ba trăm linh tư.
B. Trừ mười hai nghìn ba trăm linh tư.
C. Mười hai nghìn ba trăm linh tư.
D. Âm mười hai ba trăm không bốn.
Câu 7: Tập hợp số nguyên được kí hiệu là:
A. N;
B. N*;
C. Z;
D. Q.
Câu 8: Hãy sắp xếp số sau theo thứ tự tăng dần: -3; +4; 7; -7; 0; -1.
A. – 7; – 3 ; – 1; 0 ; + 4 ; 7.
B. 7; +4; 0; -1; -3; -7.
C. 7; -7; +4; -3; -1; 0.
D. 0; -1; -3; +4; – 7; 7.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. – 54 < – 34;
B. – 3 179 < – 3 279;
C. 87 < 97.
D. 1 197 > 1 179.
Câu 10: Số nguyên âm có hai chữ số nhỏ nhất là:
A. – 99;
B. – 10;
C. – 11;
D. – 98.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. – 3 179 < – 3 279
B. – 54 < – 34
C. 87 < 97
D. 1 197 > 1 179
Câu 12: Em hãy cho biết điểm cách -1 ba đơn vị theo chiều âm là:
A. 3
B. -3
C. 4
D. -4
Câu 13: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 0; -2; 5; 7; -1; -8
A. 7; 5; 0; -1; -2; -8
B. -1; -2; -8; 0; 5; 7
C. -8; -2; -1; 0; 5; 7
D. -8; -2; 0; -1; 5; 7
Câu 14: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Nếu + 50 000 đồng biểu diễn số tiền có 50 000 đồng, thì – 50 000 đồng biểu diễn số tiền cho vay là 50 000 đồng.
B. Số đối của số 0 là số 0.
C. Số 0 là số nguyên dương.
D. Số 0 là số nguyên âm.
Câu 15: Cho tập hợp A = {-2; 0; 3; 6}. Tập hợp B gồm các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A là:
A. B = {-2; 0; -3; -6}
B. B = {-6; -3; 0; 2}
C. B = {2; 0; 3; 6}
D. B = {-2; 0; 3; 6}
Câu 16: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Số nguyên lớn hơn –1 là số nguyên dương
B. Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn
C. Số nguyên nhỏ hơn 1 là số nguyên âm
D. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là số đối của nó
Câu 17: Hãy cho biết có bao nhiêu số nguyên x sao cho 11 < |x| ≤ 22?
A. 22
B. 24
C. 23
D. 11
Câu 18: Số đối của các số nguyên -2; 7; |-8|; |10|; 16
A. 2; -7; 8; -10; -16
B. 2; -7; -8; -10; -16
C. 2; -; 8; -10; -16
D. 2; -7; -8; 10; -16
Câu 19: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp: P = .
A. P = {-2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}
B. P = {-1; 0; 1; 2; 3; 4}
C. P = {-2; -1; 0; 1; 2; 3}
D. P = {-1; 0; 1; 2; 3}
Câu 20: So sánh |−2|³⁰⁰ và |−3|²⁰⁰.
A. |−2|³⁰⁰ < |−3|²⁰⁰
B. |−2|³⁰⁰ ≤ |−3|²⁰⁰
C. |−2|³⁰⁰ > |−3|²⁰⁰
D. |−2|³⁰⁰ = |−3|²⁰⁰
Câu 21: Kết luận nào sau đây là đúng.
A. Số -3 đọc là trừ ba
B. Số 1 là số nguyên dương
C. Số 0 vừa là số nguyên dương, vừa là số nguyên âm
D. Số -25 là số nguyên dương
Câu 22: Tìm x biết: |x – 5| = 3
A. 6 và 2
B. 2 và 4
C. 8 và 4
D. 8 và 2
Câu 23: Ông M đang nợ ngân hàng 200 triệu đồng. Số nguyên nào sau đây biểu diễn số tiền ông M đang có?
A. –200
B. 200
C. –200 000 000
D. 200 000 000
Câu 24: Cách đọc số -12 304 nào sau đây là đúng.
A. Trừ mười hai nghìn ba trăm linh tư
B. Âm mười hai nghìn ba trăm linh tư
C. Mười hai nghìn ba trăm linh tư
D. Âm mười hai ba trăm không bốn
Câu 25: Viết tập hợp M = {x ∈ ℤ* | −4 ≤ x ≤ 5} dưới dạng liệt kê ta được kết quả nào sau đây?
A. M = {−4; −3; −2; 1; 2; 3}
B. M = {−4; −3; −2; −1; 0; 1; 3}
C. M = {−2; −1; 0; 1; 2}
D. M = {−4; −3; −2; −1; 1; 2; 3; 4; 5}