Trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Bài 10: Văn bản 1 Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội là một trong những đề thi thuộc Bài 10: Trang sách và cuộc sống trong chương trình Ngữ văn 7.
Văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương, nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ trong sáng, bình dị và sâu lắng. Qua ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, tác phẩm đưa người đọc trở về với những trải nghiệm gần gũi trong cuộc sống thôn quê. Khi làm bài trắc nghiệm, học sinh cần chú ý đến nội dung chính của văn bản, cách thể hiện tình cảm của tác giả, nghệ thuật miêu tả, biểu cảm cũng như những thông điệp ý nghĩa về quê hương và cuộc sống giản dị.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Câu 1. Tác giả văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” là ai?
A. Nguyễn Vĩnh Nguyên.
B. Nguyễn Thùy Dung.
C. Nguyễn Minh Hiền.
D. Trần Thanh Địch.
Câu 2. Đâu là năm sinh, năm mất của Trần Thanh Địch?
A. 1912 – 2007.
B. 1922 – 2007.
C. 1913 – 2008.
D. 1923 – 2008.
Câu 3. Quê của tác giả văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” ở đâu?
A. Hà Tĩnh.
B. Thừa Thiên – Huế.
C. Bắc Ninh.
D. Bình Thuận.
Câu 4. Nghề nghiệp của tác giả văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” là gì?
A. Nhà báo.
B. Nhà văn.
C. Nhà phê bình.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 5. Tác giả văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” có nhiều tác phẩm dành cho nhóm đối tượng nào?
A. Thanh niên.
B. Cao tuổi.
C. Sinh viên.
D. Thiếu nhi.
Câu 6. Một số tác phẩm của tác giả văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” bao gồm:
A. Đôi tai mèo.
B. Thay màu cho xác chết.
C. Một cần câu.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 7. Thể loại của văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” là gì?
A. thuyết minh.
B. nghị luận.
C. truyện ngắn.
D. truyện cổ tích.
Câu 8. Xuất xứ của văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” là:
A. Bàn về văn học thiếu nhi.
B. Đôi tai mèo.
C. Thay màu cho xác chết.
D. Một cần câu.
Câu 9. Cuốn “Bàn về văn học thiếu nhi”, xuất bản năm nào?
A. 1982.
B. 1983.
C. 1984.
D. 1985.
Câu 10. Nhan đề văn bản do ai đặt?
A. tác giả.
B. tổng biên tập.
C. người biên soạn.
D. giám đốc nhà xuất bản.
Câu 11. Phương thức biểu đạt của văn bản “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)” là gì?
A. thuyết minh.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. nghị luận.
Câu 12. Có thể chia bố cục văn bản thành mấy phần?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 13. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?
A. Lập luận chặt chẽ, logic, rành mạch.
B. Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân.
C. Cách so sánh hấp dẫn.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 14. Trong tác phẩm “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)”, người viết tập trung bàn luận về:
A. Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
B. Vai trò của vai “tôi” trong tác phẩm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 15. Trong tác phẩm “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)”, để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung của tác phẩm?
A. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi sáng.
B. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi chiều và cảnh chiến tranh.
C. Những câu chuyện xảy ra trong khung cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.
D. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi tối.
Câu 16. Trong tác phẩm “Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)”, để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm?
A. Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.
B. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 17. Căn cứ vào đâu mà em xác định được vấn đề, ý kiến của tác giả?
A. nội dung văn bản.
B. nhan đề.
C. nhan đề, nội dung văn bản.
D. chú thích.
Câu 18. Hãy tìm những lí lẽ được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội.
A. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh con sông.
B. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
C. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh đồng quê.
D. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh làng xóm.
Câu 19. Bằng chứng nào được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội?
A. Không gian, thời gian.
B. Nhân vật.
C. Hoạt động.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.