Trắc nghiệm kinh tế môi trường Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế môi trường
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Dễ
Thời gian thi: 30′
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế môi trường
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Dễ
Thời gian thi: 30′
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Kinh tế Môi trường Đề 5 là một phần trong chương trình học môn Kinh tế Môi trường tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga, đề thi này nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên về các khái niệm và phương pháp kinh tế áp dụng trong quản lý môi trường, bao gồm phân tích chi phí – lợi ích, đánh giá tác động môi trường và các chính sách kinh tế xanh. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm 3 thuộc các ngành Kinh tế, Quản lý và các lĩnh vực liên quan. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu thêm về đề thi này và tham gia làm bài ngay hôm nay!

Trắc nghiệm kinh tế môi trường Đề 5

Câu 1: Nền kinh tế chưa nằm trên đường cong khả năng – tiện ích là do…
B. nguồn lực được phân phối chưa hiệu quả
A. nguồn lực được phân phối có hiệu quả
C. có sự dịch chuyển của nền kinh tế lên trên đường cong khả năng – tiện ích đó
D. nền kinh tế không thể dịch chuyển lên đường cong khả năng – tiện ích

Câu 2: Trường hợp đánh thuế nhập khẩu một mặt hàng nào đó để đền bù cho nhà sản xuất thì cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất đều có lợi, ta nói…
A. đã xuất hiện một hoàn thiện Pareto
B. chưa xuất hiện một hoàn thiện Pareto
C. chính phủ đang thực hiện chính sách tự do hóa mậu dịch
D. chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch

Câu 3: Điều kiện cần để thực hiện sự chuyển dịch nền kinh tế từ tình trạng I sang tình trạng I’ là…
A. phần chi phí tăng thêm của các cá nhân này phải cao hơn mức đền bù cho phần chi phí của các cá nhân khác
B. phần lợi ích tăng thêm của các cá nhân này phải đủ bảo đảm mức đền bù cao hơn cho phần lợi ích giảm đi của các cá nhân khác
C. phần chi phí tăng thêm của các cá nhân này phải cao hơn mức lợi ích của các cá nhân khác
D. tổng chi phí đối với sự dịch chuyển bằng nhau

Câu 4: Đường cong chi phí được xây dựng dựa trên cơ sở…
A. mô tả hình học của chi phí sản xuất
B. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất
C. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng
D. số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị

Câu 5: Chi phí cận biên…
A. mô tả hình học của chi phí sản xuất
B. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất
C. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng
D. là số đo đối xứng khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị

Câu 6: Chi phí cận biên có thể là…
A. sự tiết kiệm chi phí nếu phải giảm sản xuất một đơn vị sản phẩm
B. mô tả hình học của chi phí sản xuất
C. mô tả hình học của lợi ích của nhà sản xuất
D. mô tả hình học lợi ích người tiêu dùng

Câu 7: Đường cong chi phí cận biên chính là…
A. số lượng hàng hóa – dịch vụ mà người tiêu dùng muốn tiêu thụ
B. đường cung
C. đường cầu
D. đường cung và đường cầu trên thị trường

Câu 8: Chọn phát biểu sai.
A. Khi tổng sản lượng được yêu cầu tăng lên thì các ngành kinh doanh có xu hướng tăng giá lên
B. Trên đường cong AS, sản lượng cung thực tế (Q) tăng lên khi giá chung (P) tăng lên
C. Trên đường cong AS, sản lượng cung thực tế (Q) tăng lên khi giá chung (P) giảm xuống
D. Đường cong AS chính là sự mô phỏng mối quan hệ giữa sản lượng cung thực tế (Q) và giá chung (P)

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.
A. Hàng hóa công chính là các loại hàng hóa – dịch vụ phi thị trường
B. Hàng hóa công là một phần của hàng hóa phi thị trường
C. Hàng hóa công chưa hẳn là hàng hóa phi thị trường
D. Hàng hóa công là thuộc tính của hàng hóa – dịch vụ phi thị trường

Câu 10: Thặng dư của người tiêu dùng là…
A. khả năng chịu đựng của người tiêu dùng khi thay đổi việc sử dụng hàng hóa – dịch vụ
B. toàn bộ phúc lợi mà người tiêu dùng có được khi gia tăng việc sử dụng hàng hóa – dịch vụ
C. khả năng của người tiêu dùng có thể chấp nhận được khi giảm sử dụng hàng hóa – dịch vụ
D. khả năng chịu đựng của người tiêu dùng khi giảm sử dụng hàng hóa – dịch vụ

Câu 11: Để xác định xem loại hàng hóa – dịch vụ có được cung cấp hay không, ta cần xem xét…
A. mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng với nhu cầu thực tế đối với hàng hóa – dịch vụ đó
B. mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng với chi phí sản xuất ra loại hàng hóa – dịch vụ đó
C. mối quan hệ giữa nhu cầu thực tế với chi phí sản xuất ra loại hàng hóa – dịch vụ đó
D. năng lực sản xuất của nhà sản xuất

Câu 12: Quyết định sản xuất được đưa ra khi…
A. chi phí sản xuất hàng hóa – dịch vụ nhỏ hơn thặng dư tiêu dùng
B. chi phí sản xuất hàng hóa – dịch vụ lớn hơn thặng dư tiêu dùng
C. chi phí sản xuất hàng hóa – dịch vụ bằng với thặng dư tiêu dùng
D. cầu gây sức ép cung

Câu 13: Tiền tệ hóa cuộc sống có nghĩa là…
A. dùng tiền tệ như là thước đo đại diện cho giá trị của cuộc sống
B. không cần dùng tiền tệ để làm thước đo đại diện cho giá trị của cuộc sống
C. mang tiền ra đổi lấy sự sống
D. suy diễn sự sống bằng tiền

Câu 14: Có………. chủ yếu để tiền tệ hóa cuộc sống
A. 1 phương pháp
B. 2 phương pháp
C. 3 phương pháp
D. 4 phương pháp

Câu 15: Phương pháp suy diễn trong tiền tệ hóa cuộc sống đề cập đến…
A. giá trị tới hạn hoặc là khoản thu nhập bị mất đi khi xảy ra cái chết của cá nhân
B. giá trị tới hạn hoặc là khoản thu nhập có được để đổi lấy cái chết của cá nhân
C. toàn bộ giá trị của các hàng hóa – dịch vụ mà chính cá nhân không được tiêu thụ do xảy ra cái chết
D. khoản thu nhập có được để trang trải cho cuộc sống

Câu 16: Phương pháp khát vọng sống trong tiền tệ hóa cuộc sống đề cập đến…
A. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng an toàn của cá nhân đó tăng lên
B. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng rủi ro của cá nhân đó giảm xuống
C. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân giảm xuống khi khả năng rủi ro của cá nhân đó tăng lên
D. việc xác định giá trị thu nhập của một cá nhân được tăng lên khi khả năng rủi ro của cá nhân đó tăng lên

Câu 17: Chọn phát biểu sai.
A. Giá trị thời gian cũng chính là giá trị thời gian được tiết kiệm
B. Giá trị thời gian có thể được xem như là thặng dư của người tiêu dùng
C. Giá trị thời gian chính là chi phí của hàng hóa – dịch vụ phi thị trường
D. Giá trị thời gian được lượng hóa bằng việc so sánh giữa lượng thời gian nhân với giá trị đạt được nếu sử dụng toàn bộ lượng thời gian nhàn rỗi vào những công việc mang lại thu nhập

Câu 18: Nhằm tránh việc xác định giá trị cuộc sống, người ta thường…
A. phân tích tính hiệu quả của chi phí dự án
B. phân tích giá trị thời gian của dự án
C. suy diễn chi phí của dự án
D. suy diễn lợi ích của dự án

Câu 19: Chọn phát biểu sai.
A. Giá trị xã hội thực chất không tồn tại trên thị trường nhưng nó phản ánh khá trung thực về chi phí xã hội
B. Giá xã hội phản ánh chi phí cơ hội để sản xuất ra hàng hóa – dịch vụ phi thị trường
C. Việc lượng giá về giá xã hội được thực hiện khá chính xác
D. Việc lượng giá về giá xã hội rất khó thực hiện

Câu 20: Chọn phát biểu đúng.
A. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1 USD hôm nay sẽ có trị giá ngang bằng với 1,1 USD ở năm tới
B. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1 USD năm ngoái sẽ có trị giá ngang bằng với 1,1 USD ở năm nay
C. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1 USD hôm nay sẽ có trị giá ngang bằng với 0,89 USD ở năm ngoái
D. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm thì 1,1 USD hôm nay sẽ có trị giá ngang bằng với 1 USD ở năm ngoái

Câu 21: Nhà đầu tư quyết định kiếm 1 USD hôm nay thay vì 1 USD ở vài tháng sau là do…
A. tâm lý kiếm tiền càng nhanh càng tốt
B. sự so sánh trị giá đồng thu nhập ở những thời điểm khác nhau
C. họ muốn lấy tiền gửi ngân hàng
D. họ sợ lạm phát xảy ra

Câu 22: Yếu tố chiết khấu thường được các nhà kinh tế môi trường sử dụng để…
A. tính giá trị tiền tệ trong việc phân tích lợi ích – chi phí
B. tính toán các yếu tố đầu vào cho các dự án môi trường
C. tính giá trị tiền tệ trong việc phân tích lợi ích – chi phí xã hội
D. tính toán lợi ích trong việc phân tích lợi ích – chi phí xã hội

Câu 23: Với lãi suất 13%/năm thì sau 3 năm giá trị của 1 USD bị hao mòn mất…
A. ≈ 0,31 USD
B. 0,13 USD
C. ≈ 0,69 USD
D. 0,87 USD

Câu 24: PDV là ký hiệu của…
A. yếu tố chiết khấu
B. giá trị chiết khấu
C. giá trị chiết khấu hiện tại
D. cơ cấu chiết khấu

Câu 25: Nếu tỷ suất chiết khấu là 10%/năm thì…
A. 1,1 đồng được tiêu thụ cho năm tới chỉ đúng bằng trị giá 1 đồng của năm nay
B. 1,1 đồng được tiêu thụ cho năm nay đúng bằng trị giá 1 đồng của năm tới
C. 1 đồng được tiêu thụ cho năm nay đúng bằng trị giá 0,9 đồng của năm tới
D. 1 đồng được tiêu thụ cho năm tới chỉ đúng bằng trị giá 0,9 đồng của năm nay

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)