Câu hỏi trắc nghiệm dược lý 2 hormon – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM.
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 90
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Dược lý
Trường: Đại học Y Dược TP.HCM.
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 90
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Câu hỏi trắc nghiệm Dược lý 2 Hormon Phần 1 là một phần quan trọng trong môn Dược lý tại các trường đại học Y Dược, chẳng hạn như trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên chuyên ngành như PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng, tập trung vào các kiến thức về hormon, bao gồm cơ chế tác động, các loại hormon chính như insulin, thyroxine, cortisol, và cách chúng được sử dụng trong điều trị bệnh. Đề thi cũng kiểm tra kiến thức về tác dụng phụ, tương tác thuốc, và các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng hormon. Bài kiểm tra này thường dành cho sinh viên năm ba hoặc năm cuối ngành Dược, đòi hỏi sự nắm vững về dược động học và dược lực học liên quan đến hormon.

Trắc nghiệm dược lý 2 hormon có đáp án

CÂU 1: Hormon nào khởi phát tác dụng nhanh nhất?
A. Adrenalin
B. Aldosteron
C. Cortisol
D. Estrogen

CÂU 2: Phosphatidyl Inositol-3 Kinase là sản phẩm được tạo thành trong cơ chế tác động của hormon nào sau đây?
A. Aldosteron
B. Cortisol
C. Estrogen
D. Insulin

CÂU 3: Sự gắn kết giữa T3 với receptor xảy ra ở:
A. Nhân
B. Bào tương
C. Màng tế bào
D. ADN

CÂU 4: Điều hòa ngược âm tính không phải là yếu tố điều hòa bài tiết hormon nào sau đây?
A. ACTH
B. TSH
C. Triiodothyronin
D. Oxytocin

CÂU 5: Cholesterol là nguyên liệu của hormon nào sau đây, ngoại trừ:
A. Cortisol
B. Estrogen
C. Aldosteron
D. Thyroxin

CÂU 6: Câu nào sau đây đúng với tuyến nội tiết- hormon do tuyến đó sản xuất- bản chất- tác dụng của hormon đó?
A. Vỏ thượng thận- cortisol- acid amin- tăng sức chống đỡ đối với stress
B. Tuyến giáp- calcitonin- polypeptide- tăng nồng độ Ca2+ huyết tương
C. Tủy thượng thận- catecholamin- acid amin- tăng đường huyết
D. Vỏ thượng thận- aldosteron- steroid- hạ huyết áp

CÂU 7: Hormon không do tuyến yên tiết ra:
A. GH
B. ADH
C. TSH
D. LH

CÂU 8: Cơ quan tiết men chuyển angiotensin I thành angiotensin II là:
A. Tim
B. Gan
C. Phổi
D. Não

CÂU 9: Sự gắn kết giữa T3, T4 với receptor xảy ra ở:
A. Nhân
B. Bào tương
C. Màng tế bào
D. ADN

CÂU 10: Hormon theo cơ chế thông qua hoạt động hệ gen và tổng hợp protein:
A. Catecholamin
B. Hormon có trọng lượng phân tử nhỏ, tan trong lipid
C. TSH
D. LH

CÂU 11: Hormon có kiểu tác dụng xuất hiện chậm nhưng kéo dài là hormon theo cơ chế:
A. Thông qua AMPc
B. Thông qua hoạt hóa men adenylcyclase
C. Thông qua tổng hợp protein và thông qua AMPc
D. Thông qua tổng hợp protein

CÂU 12: Cơ chế tác động của aldosteron:
A. Lên sự hình thành AMPc
B. Lên sự hoạt hóa adenylcyclase
C. Lên sự tổng hợp protein
D. Lên quá trình hoạt hóa một chuỗi các enzym khác theo kiểu dây chuyền

CÂU 13: Receptor của aldosteron nằm ở:
A. Màng tế bào
B. ADN
C. Nhân
D. Bào tương

CÂU 14: Hormon nào sau đây có cơ chế tác động thông qua receptor phụ thuộc G protein làm thay đổi AMPc?
A. Thyroxin
B. Glucagon
C. Insulin
D. Aldosteron

CÂU 15: Hormon hoạt động thông qua protein kinase là:
A. Thyroxin
B. Glucagon
C. Insulin
D. Aldosteron

CÂU 16: Hormon có receptor nằm ở nhân tế bào là:
A. Thyroxin
B. Glucagon
C. Insulin
D. Aldosteron

CÂU 17: Triiodothyronin được tạo thành từ thyroxin nhờ chất nào sau đây:
A. Iodinase
B. TPO
C. Deiodinase
D. Pendrin

CÂU 18: Thiếu chất nào sau đây sẽ ức chế quá trình biến T4 thành T3:
A. Iode
B. Selenium
C. Calci
D. Sắt

CÂU 19: Phát biểu nào sau đây về dược động học của hormon tuyến giáp là không chính xác:
A. Kho dự trữ ngoài tuyến giáp của T4 cao hơn T3
B. Lượng sản xuất mỗi ngày của T4 nhiều hơn T3
C. Nồng độ trong huyết thanh của T4 cao hơn T3
D. Tiềm lực sinh học của T4 mạnh hơn T3

CÂU 20: Hormon tuyến giáp gây ra các tác động sau đây, ngoại trừ:
A. Tăng chuyển hóa cơ sở, tăng thân nhiệt
B. Tăng tổng hợp protein, liều cao gây thoái hóa protein
C. Kích thích phát triển cơ thể
D. Giảm lọc cầu thận, tăng tái hấp thu ống thận

CÂU 21: Chỉ định nào sau đây không phải của hormon tuyến giáp:
A. Phù niêm dịch
B. Bệnh đần
C. Ung thư tuyến giáp
D. Nhiễm độc tuyến giáp

CÂU 22: Thionamid nào sau đây ức chế chuyển T4 thành T3:
A. Benzylthiouracil
B. Propylthiouracil
C. Methylthiouracil
D. Methimazole

CÂU 23: Dùng Propylthiouracil (PTU) để làm chậm nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp vì:
A. PTU ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp
B. PTU ức chế bài tiết hormon tuyến giáp
C. Vì T3, T4 làm tăng số lượng và ái lực của receptor beta adrenergic với catecholamin, nên dùng beta blocker hiệu quả
D. PTU có độc tính thấp

CÂU 24: Thionamid nào sau đây gắn mạnh với protein huyết tương nên ít qua nhau thai:
A. Benzylthiouracil
B. Propylthiouracil
C. Methylthiouracil
D. Methimazole

CÂU 25: Thionamid gây độc tính nghiêm trọng nào sau đây:
A. Giảm bạch cầu lành tính, tạm thời
B. Mất bạch cầu hạt liên quan tới liều
C. Viêm họng hạt
D. Lupus ban đỏ

CÂU 26: Chất nào sau đây không ảnh hưởng đến sự sinh tổng hợp bình thường của hormon giáp:
A. Iodur
B. Thiocyanat
C. Thyroglobulin
D. Ferritin

CÂU 27: Phát biểu nào sau đây về hormon tuyến giáp là không chính xác:
A. T3 và T4 làm tăng chuyển hóa cơ sở
B. Hormon tuyến giáp kích thích tổng hợp protein
C. Hormon tuyến giáp tăng biến cholesterol thành acid mật
D. T3 và T4 làm tăng cholesterol huyết

CÂU 28: Mức chuyển hóa của cơ thể không bị ảnh hưởng khi tăng nồng độ chất nào sau đây trong huyết tương:
A. TSH
B. TBG (Thyroxin Binding Globulin)
C. T4
D. T3

CÂU 29: Phần lớn hormon giáp vào máu tuần hoàn là ở dạng nào sau đây:
A. Thyroxin
B. Triiodothyronin
C. Thyroglobulin
D. TSH

CÂU 30: Bệnh lý cường giáp làm giảm vitamin:
A. Vitamin A
B. Vitamin B12
C. Vitamin K
D. Vitamin E

CÂU 31: Thuốc nào không có tác dụng trị bệnh Grave?
A. Methimazol
B. Thyroglobulin
C. PTU
D. MTU

CÂU 32: Thyroxin gây các tác dụng sau đây, ngoại trừ:
A. tăng nhịp tim
B. nóng nảy, mất ngủ
C. tăng chuyển hoá cơ bản
D. giảm lọc cầu thận

CÂU 33: Chế phẩm nào là thuốc chính để trị nhiễm độc tuyến giáp?
A. Propranolol
B. Liotrix
C. Levothyroxin
D. Propylthiouracil

CÂU 34: Khi phối hợp levothyroxine với PTU (Propylthiouracil) để trị cường giáp là nhằm mục đích:
A. ngừa suy giáp, ức chế tiết TSH
B. tăng cường tác dụng trị cường giáp
C. giảm tác dụng phụ của PTU
D. kéo dài tác dụng của PTU

CÂU 35: Phát biểu nào về thuốc kháng giáp là sai?
A. Tránh dùng methimazol liều quá cao cho phụ nữ mang thai.
B. PTU hay được dùng trong cơn bão tuyến giáp vì ngăn biến T4 thành T3.
C. Trong các thuốc kháng giáp, PTU là thuốc lựa chọn cho phụ nữ mang thai.
D. Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng giáp cho phụ nữ mang thai vì độc tính gây suy tuỷ bào thai.

CÂU 36: Khi sử dụng lâu dài các thionamid sẽ gây:
A. sẩn ban
B. suy giáp
C. mất bạch cầu hạt
D. tất cả các điều trên

CÂU 37: Phát biểu nào về hormone tuyến giáp là đúng?
A. Ức chế thần kinh trung ương
B. Ức chế hoạt động tim
C. Giảm chuyển hoá, giảm sinh năng lượng
D. Ức chế phóng thích TSH

CÂU 38: Thuốc nào không có tác dụng trị bệnh Grave?
A. Methimazol
B. Thyroglobulin
C. PTU
D. MTU

CÂU 39: Thyroxin gây các tác dụng sau đây, ngoại trừ:
A. tăng nhịp tim
B. nóng nảy, mất ngủ
C. tăng chuyển hoá cơ bản
D. giảm lọc cầu thận

CÂU 40: Phát biểu nào về thuốc kháng giáp là sai?
A. Tránh dùng methimazol liều quá cao cho phụ nữ mang thai.
B. PTU hay được dùng trong cơn bão tuyến giáp vì ngăn biến T4 thành T3.
C. Trong các thuốc kháng giáp, PTU là thuốc lựa chọn cho phụ nữ mang thai.
D. Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng giáp cho phụ nữ mang thai vì độc tính gây suy tuỷ bào thai.

CÂU 41: Khi sử dụng lâu dài các thionamid sẽ gây:
A. sẩn ban
B. suy giáp
C. mất bạch cầu hạt
D. tất cả các điều trên

CÂU 42: Phát biểu nào về hormone tuyến giáp là đúng?
A. Ức chế thần kinh trung ương
B. Ức chế hoạt động tim
C. Ức chế phóng thích TSH
D. Giảm sử dụng oxy và tạo nhiều khí carbonic

CÂU 43: Dùng corticosteroid nào sau đây giúp kích thích phổi bào thai trưởng thành:
A. Dexamethason
B. Prednison
C. Prednisolon
D. Betamethason

CÂU 44: Tuyến nào sau đây là tuyến sinh mạng, vì nếu cắt bỏ nó sẽ nhanh chóng gây tử vong:
A. Tuyến yên
B. Tuyến giáp
C. Tuyến tụy
D. Vỏ thượng thận

CÂU 45: Các hormon sau đây đều gây ra tình trạng tăng đường huyết, ngoại trừ:
A. Epinephrin
B. Glucocorticoid
C. Thyroxin
D. Aldosteron

CÂU 46: Chất nào sau đây có hoạt tính glucocorticoid mạnh nhất:
A. Androgen
B. Aldosteron
C. Cortisol
D. Corticotropin

CÂU 47: Yếu tố đóng vai trò điều hòa bài tiết aldosteron mạnh nhất là:
A. Nồng độ natri dịch ngoại bào
B. Nồng độ kali dịch ngoại bào
C. Điều hòa từ hormon ACTH của tuyến yên trước
D. Điều hòa từ hệ thống Renin – Angiotensin – Aldosteron

CÂU 48: Sử dụng nhóm thuốc corticosteroid nên dùng vào thời điểm nào trong ngày để đảm bảo hoạt động sinh lý của vỏ thượng thận:
A. Buổi tối trước khi đi ngủ
B. Buổi trưa
C. Sau ăn sáng
D. Buổi chiều sau khi ăn

CÂU 49: Chất nào sau đây có hoạt tính mineralocorticoid mạnh nhất:
A. Androgen
B. Aldosteron
C. DOC
D. Cortisol

CÂU 50: Glucocorticoid bị chống chỉ định trong những trường hợp sau đây, ngoại trừ:
A. Loét dạ dày
B. Loãng xương
C. Tăng huyết áp
D. Ghép cơ quan

CÂU 51: Phát biểu nào là sai về độc tính của glucocorticoid:
A. Có thể gây loét dạ dày nếu phối hợp với NSAIDs
B. Có khả năng gây loãng xương nếu sử dụng lâu dài
C. Gây chậm lớn ở trẻ em
D. Thường gây đái tháo đường ở liều điều trị

CÂU 52: Tác động chống viêm của cortisol là do các cơ chế sau đây, ngoại trừ:
A. Ổn định màng lysosom
B. Ức chế phospholipase A2
C. Giảm tình trạng thấm màng mao mạch
D. Tăng huy động bạch cầu vào vùng viêm để thực bào

CÂU 53: Câu nào sau đây không đúng với tuyến thượng thận và hormon của nó:
A. Một số hormon của tuyến thượng thận có thể gây tăng hoạt động của tim
B. Tế bào ưa chrom của tuyến thượng thận tiết ra catecholamin
C. Không có hormon nào của tuyến thượng thận được điều hòa bởi các hormon của tuyến yên
D. Vỏ thượng thận gồm 3 lớp tế bào

CÂU 54: Ở nồng độ cao aldosteron gây:
A. Phù, tăng kali huyết, nhiễm toan
B. Phù, giảm kali huyết, nhiễm kiềm
C. Phù, giảm natri huyết, nhiễm toan
D. Phù, tăng kali huyết, nhiễm kiềm

CÂU 55: Dùng Glucocorticoid điều trị ung thư bạch cầu là dựa vào tác động:
A. Teo mô lympho
B. Giảm monocyt
C. Giảm eosinophil
D. Tăng neutrophil

CÂU 56: Hoạt tính kháng viêm của glucocorticoid do:
A. Ức chế aromatase
B. Ức chế phospholipase A2
C. Ức chế demolase
D. Ức chế CYP 450

CÂU 57: Dùng corticosteroid liều lớn để ức chế tiết ACTH, chiến thuật này dùng để trị:
A. Tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh
B. Suy vỏ thượng thận cấp tính
C. Suy vỏ thượng thận thứ phát
D. Suy vỏ thượng thận mạn tính

CÂU 58: Hormon nào sau đây có hoạt tính mineralocorticoid mạnh nhất:
A. Cortisol
B. Hydrocortisone
C. Aldosteron
D. Desoxycorticosterone

CÂU 59: Hormon nào sau đây có hoạt tính glucocorticoid mạnh nhất:
A. Cortisol
B. Cortisol
C. Desoxycorticosterone
D. Aldosteron

CÂU 60: Câu nào sau đây đúng với tuyến nội tiết và hormon được sản xuất:
A. Tuyến cận giáp – calcitonin
B. Thùy trước tuyến yên – oxytocin
C. Tủy thượng thận – aldosteron
D. Vỏ thượng thận – androgen

CÂU 61: Cơ chế tác động chính của nhóm thuốc sulfonylurea là:
A. Kích thích tuyến tụy bài tiết insulin
B. Ức chế phân hủy insulin nội sinh
C. Tăng sử dụng glucose ở ngoại biên
D. Tăng hiệu quả của insulin

CÂU 62: Tác dụng phụ nguy hiểm của metformin là gì:
A. Nhiễm acid lactic
B. Ăn không ngon
C. Chán ăn
D. Rối loạn vị giác

CÂU 63: Thuốc có tác dụng phụ là gây nguy cơ nhiễm toan máu, gãy xương:
A. Canagliflozin
B. Sitagliptin
C. Acarbose
D. Metformin

CÂU 64: Thuốc gây tác dụng phụ là phản ứng giống disulfiram:
A. Clorpropamid
B. Nateglinid
C. Repaglinid
D. Metformin

CÂU 65: Cơ chế nào sau đây là tác động chính của nhóm thuốc sulfonylurea:
A. Kích thích tuyến tụy bài tiết insulin
B. Ức chế phân hủy insulin nội sinh
C. Tăng sử dụng glucose ở ngoại biên
D. Tăng hiệu quả của insulin

CÂU 66: Thuốc gây tác dụng phụ là trướng bụng, sình hơi ở ruột, tiêu chảy:
A. Repaglinid
B. Metformin
C. Acarbose
D. Pioglitazone

CÂU 67: Thuốc nào gây tương tác thuốc nhiều nhất:
A. Sitagliptin
B. Saxagliptin
C. Linagliptin
D. Alogliptin

CÂU 68: Thuốc có cơ chế tác động lên thụ thể đặc hiệu SUR1 với sulfonylurea nhưng ở vị trí gắn khác với sulfonylurea:
A. Clorpropamid
B. Nateglinid
C. Metformin
D. Acarbose

CÂU 69: Bệnh nhân D, nam, 55 tuổi, cao 1.75m nặng 78 kg, xét nghiệm HbA1c là 10.5%. Theo em nên lựa chọn thuốc nào cho bệnh nhân?
A. Metformin
B. Insulin
C. Vildagliptin
D. Acarbose

CÂU 70: Thuốc nào sau đây không cần hiệu chỉnh liều theo độ lọc cầu thận:
A. Sitagliptin
B. Vildagliptin
C. Saxagliptin
D. Linagliptin

CÂU 71: Hướng dẫn cho bệnh nhân về nhiệt độ bảo quản bút insulin tại nhà:
A. 2-8°C trong suốt quá trình sử dụng
B. 25-30°C trong suốt quá trình sử dụng
C. 2-8°C khi chưa sử dụng và 25-30°C trong 4-6 tuần sau khi đã mở bút sử dụng lần đầu tiên.
D. 25-30°C khi chưa sử dụng và 2-8°C trong 4-6 tuần sau khi đã mở bút sử dụng lần đầu tiên

CÂU 72: Thuốc điều trị đái tháo đường nào sau đây có nguy cơ hạ đường huyết cao nhất:
A. Metformin
B. Exenatide
C. Glargin
D. Saxagliptin

CÂU 73: Thuốc điều trị đái tháo đường nào sau đây sử dụng được cho phụ nữ mang thai:
A. Canagliflozin
B. Insulin
C. Metformin
D. Glimepiride

CÂU 74: ADR hiếm gặp của metformin là gì:
A. Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
B. Giảm hấp thu vitamin B12
C. Nhiễm toan acid lactic
D. Phát ban, nhạy cảm với ánh sáng

CÂU 75: ADR thường gặp của Canagliflozin, ngoại trừ:
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu
B. Nhiễm candida âm đạo
C. Tiểu nhiều
D. Tăng cân

CÂU 76: Đề kháng insulin và tổn thương bài tiết insulin là cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường:
A. Type 1
B. Type 2
C. Đái tháo đường thai kỳ
D. Đái tháo đường do hội chứng Cushing

CÂU 77: Bệnh nhân đái tháo đường type 2, chuẩn bị phẫu thuật. Để kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân nên sử dụng thuốc nào sau đây:
A. Metformin
B. Canagliflozin
C. Insulin
D. Glimepiride

CÂU 78: SU thế hệ 3 là:
A. Glyburid
B. Glipizid
C. Glimepirid
D. Gliclazid

CÂU 79: Thuốc được chỉ định điều trị đái tháo nhạt:
A. Glyburid
B. Chlorpropamid
C. Metformin
D. Canagliflozin

CÂU 80: Thuốc có tác dụng tăng tiết ADH:
A. Glyburid
B. Chlorpropamid
C. Metformin
D. Canagliflozin

CÂU 81: Thuốc có tác dụng tăng tiết hormon kháng lợi niệu:
B. Chlorpropamid
A. Glyburid
C. Metformin
D. Canagliflozin

CÂU 82: Thuốc gây hiệu ứng Antabuse:
B. Chlorpropamid
A. Metformin
C. Insulin
D. Glimepiride

CÂU 83: Thuốc dễ gây dị ứng, vàng da tắc mật, giảm bạch cầu hạt, dễ bắt nắng, rối loạn tiêu hóa:
A. Glyburid
B. Acarbose
C. Metformin
D. Canagliflozin

CÂU 84: Thuốc gây tăng tác dụng của SU theo cơ chế cạnh tranh gắn trên protein huyết tương:
A. Probenecid
B. Dicoumarol
C. Sulfinpyrazon
D. Allopurinol

CÂU 85: Thuốc gây tăng tác dụng của SU theo cơ chế ức chế enzym chuyển hóa SU:
A. Thuốc kháng nấm azol
B. Dicoumarol
C. Diphenylhydantoin
D. Salicylat

CÂU 86: Thuốc gây tăng tác dụng của SU theo cơ chế giảm bài tiết SU:
A. Dicoumarol
B. Diphenylhydantoin
C. Salicylat
D. Probenecid

CÂU 87: Thuốc gây giảm tác dụng của SU theo cơ chế cảm ứng enzym chuyển hóa SU:
A. Rifampicin
B. Dicoumarol
C. Diphenylhydantoin
D. Salicylat

CÂU 88: Thuốc dùng theo đường uống:
A. Lixisenatide
B. Albiglutide
C. Semaglutide
D. Dulaglitide

CÂU 89: Thuốc gây nguy cơ nhiễm toan máu, gãy xương:
A. Canagliflozin
B. Sitagliptin
C. Acarbose
D. Metformin

CÂU 90: Cơ chế của nhóm thuốc sulfonylurea là:
A. Kích thích tuyến tụy bài tiết insulin
B. Ức chế phân hủy insulin nội sinh
C. Tăng sử dụng glucose ở ngoại biên
D. Tăng hiệu quả của insulin

Xem thêm phần 2 tại đây: 
Trắc nghiệm Dược lý 2 Hormon Phần 2

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)