Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Bài 9 Văn bản 2 – Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta là một trong những đề thi thuộc Bài 9 – Hôm nay và ngày mai trong chương trình Ngữ văn 8. Văn bản này là một bài viết thông tin mang tính thời sự và cảnh báo, xoay quanh những thông điệp mạnh mẽ mà loạt phim tài liệu Hành tinh của chúng ta truyền tải về tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu và sự suy thoái nghiêm trọng của môi trường sống toàn cầu.
Để làm tốt đề thi trắc nghiệm này, học sinh cần nắm vững các nội dung chính như: các dẫn chứng về hiện trạng môi trường, thái độ và cảm xúc của người viết trước những thảm họa thiên nhiên, và thông điệp cảnh tỉnh gửi tới nhân loại về trách nhiệm bảo vệ Trái đất. Trọng tâm kiến thức gồm: đặc điểm của văn bản thông tin kết hợp nghị luận, cách sử dụng ngôn ngữ biểu cảm và dẫn chứng xác thực; kỹ năng nhận biết luận điểm – luận cứ, và thái độ của người viết đối với vấn đề được phản ánh.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Ngữ văn 8 Bài 9 Văn bản 2 – Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta
Câu 1. Loạt phim *Hành tinh của chúng ta* đã đưa ra lời cảnh báo về điều gì?
A. Sự nóng lên của toàn cầu
B. Môi trường sống bị hủy diệt
C. Nhiều loài vật biến mất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Thông điệp mà loạt phim mang đến là gì?
A. Trồng cây gây rừng
B. Đừng xả rác ra biển
C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn
D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất
Câu 3. Loạt phim nói về môi trường sống nào?
A. Bắc Cực và Nam Cực
B. Vùng sa mạc và đồng cỏ ở châu Phi
C. Cánh rừng nhiệt đới, những đại dương sâu thẳm cho đến sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ,…
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Loài vật nào không được mô tả trong văn bản?
A. Chim cánh cụt
B. Thiên nga
C. Hải mã
D. Cá heo
Câu 5. Lý do loài hải mã bị mất môi trường sống là:
A. Rác thải trên biển
B. Rừng bị tàn phá
C. Hạn hán
D. Băng tan
Câu 6. Phần trăm diện tích rừng mưa nhiệt đới bị tàn phá là:
A. Hơn 70%
B. Gần 65%
C. Hơn 90%
D. Hơn 50%
Câu 7. Nguyên nhân khiến số lượng voi ở Tan-da-ni-a giảm sút là?
A. Cháy rừng
B. Hạn hán
C. Băng tan
D. B và C đúng
Câu 8. Đâu là vấn đề đáng báo động của đại dương?
A. Ô nhiễm nhựa
B. Đánh bắt cá quá đà
C. Băng tan
D. A và B đúng
Câu 9. Điểm khác biệt của loạt phim *Hành tinh của chúng ta* so với các lời cảnh báo khác là?
A. Những thông điệp tích cực ở cuối mỗi tập phim
B. Sự đa dạng của giống loài
C. Cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu
D. Tám tập phim với tám môi trường sống khắp thế giới
Câu 10. Chúng ta có thể bảo vệ nhiều loài động thực vật bằng cách nào?
A. Ngừng khai thác tất cả các loài động thực vật
B. Đánh bắt hải sản bền vững
C. Bảo vệ nghiêm ngặt trong các khu vực bảo tồn
D. B và C đúng
Câu 11. Đê-vít Át-tin-bo-râu đã đưa ra lời cảnh báo nào?
A. Cả hệ thống đại dương sẽ sụp đổ
B. Mực nước dâng nhấn chìm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
C. Ô nhiễm môi trường khiến nhiều loài vật bị tuyệt chủng
D. Hạn hán kéo dài và chúng ta sẽ không có nước để sinh hoạt
Câu 12. Tác giả đã đưa ra ví dụ về loài nào để cho thấy vẫn còn nhiều cơ hội để cứu lấy hành tinh này?
A. Cá mập
B. Cá voi
C. Hà mã
D. Gấu bắc cực
Câu 13. Tác giả đã thể hiện thái độ gì với nhóm làm phim?
A. Tức giận
B. Tự hào
C. Ngưỡng mộ
D. Đồng cảm
Câu 14. Vì sao chúng ta cần có những hành động kịp thời để bảo vệ các loài động vật hoang dã và hệ sinh thái của chúng?
A. Vì nếu không có các loài động vật đó thì chúng ta sẽ thiếu nguồn lương thực lớn
B. Vì con người cũng là một mắt xích trong hệ sinh thái trên Trái Đất
C. Vì các loài động vật hoang dã tạo nên môi trường sống cho con người
D. Cả B và C đúng
Câu 15. Điểm đặc sắc của bộ phim là:
A. Sự tương phản giữa môi trường sống ngày xưa và bây giờ
B. Sự tương phản giữa môi trường sống của các loài động vật hoang dã và của con người
C. Sự tưởng phản giữa vẻ đẹp thiên nhiên, sự đa dạng giống loài với cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá và giết chết chúng mỗi ngày
D. Tất cả đáp án trên
Câu 16. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hành động để bảo vệ hành tinh?
A. Các loài động vật sẽ tự thích nghi được với môi trường mới
B. Thiên nhiên sẽ tự cân bằng trở lại
C. Sự sống trên Trái Đất sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, bao gồm cả con người
D. Chỉ có một số ít loài động vật bị tuyệt chủng
Câu 17. Tác giả đã sử dụng những phương pháp nào để truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường?
A. Chỉ đưa ra những số liệu thống kê đáng báo động
B. Chỉ kể những câu chuyện cảm động về các loài động vật
C. Kết hợp giữa việc đưa ra bằng chứng cụ thể, hình ảnh trực quan và lời kêu gọi hành động mạnh mẽ
D. Chỉ tập trung vào việc phê phán những hành động gây hại đến môi trường
Câu 18. Tại sao tác giả lại nhấn mạnh đến “những thông điệp tích cực ở cuối mỗi tập phim”?
A. Để làm giảm bớt sự lo lắng cho người xem
B. Để che đậy sự nghiêm trọng của vấn đề môi trường
C. Để truyền cảm hứng và niềm tin rằng vẫn còn cơ hội để thay đổi nếu chúng ta hành động ngay lập tức
D. Để tăng tính hấp dẫn cho bộ phim
Câu 19. Hành động cụ thể nào mà tác giả khuyến khích người đọc thực hiện để bảo vệ hành tinh?
A. Tẩy chay các sản phẩm từ các công ty gây ô nhiễm
B. Tham gia các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế
C. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng bền vững, ủng hộ các chính sách bảo vệ môi trường
D. Ngừng hoàn toàn việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Câu 20. Nếu được gửi một thông điệp đến những người làm phim “Hành tinh của chúng ta”, em sẽ nói gì?
A. Các bạn nên tập trung vào những hình ảnh tích cực hơn
B. Các bạn nên làm thêm nhiều tập phim về các loài động vật đáng yêu
C. Cảm ơn các bạn đã tạo ra một tác phẩm ý nghĩa và mạnh mẽ, hãy tiếp tục lan tỏa thông điệp này đến nhiều người hơn nữa
D. Các bạn nên làm một bộ phim về cuộc sống của con người trong tương lai nếu môi trường bị hủy hoại