Làm bài thi

Trắc nghiệm Tin học 7: Bài 5: Ứng xử trên mạng là một trong những đề thi thuộc Chương 3 – Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số trong chương trình Tin học 7. Đây là bài học quan trọng nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa ứng xử trên không gian mạng, từ đó hình thành thói quen giao tiếp văn minh, an toàn và có trách nhiệm khi sử dụng Internet.

Trong đề trắc nghiệm này, học sinh cần nắm được các kiến thức trọng tâm như: quy tắc ứng xử khi giao tiếp trực tuyến, tác hại của hành vi thiếu văn hóa trên mạng, cách bảo vệ bản thân và tôn trọng người khác, cũng như tuân thủ pháp luật trong môi trường số. Bài học này còn góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện và ý thức công dân số cho học sinh.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 5 Ứng xử trên mạng

Câu 1: Cách tốt nhất em nên làm gì khi bị bắt nạt trên mạng?
A. Nói lời xúc phạm trên mạng.
B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
D. Đe doạ người bắt nạt mình.

Câu 2: Khi chưa có mạng Internet, phương thức giao tiếp chủ yếu của chúng ta là gì?
A. Nói chuyện trực tiếp.
B. Gọi điện thoại.
C. Gửi thư qua bưu điện.
D. Cả A, B và C.

Câu 3: Một số phương thức giao tiếp qua mạng là?
A. Gửi và nhận thư điện tử.
B. Nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng.
C. Gửi, nhận tin nhắn thông qua các ứng dụng.
D. Cả A, B và C.

Câu 4: Trong các việc sau, việc nào là **không nên** làm khi giao tiếp qua mạng?
A. Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, … văn minh, lịch sự.
C. Đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
D. Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng.

Câu 5: Khi giao tiếp qua mạng thì em nên làm gì:
A. Đọc thông tin trong hộp thư của người khác.
B. Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, … không lịch sự, lành mạnh.
C. Đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
D. Tìm sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô giáo khi bị bắt nạt trên mạng.

Câu 6: Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?
A. Tiếp tục truy cập trang web đó.
B. Đóng ngay trang web đó.
C. Đề nghị bố mẹ hoặc thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.
D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.

Câu 7: Một số tác hại ảnh hưởng đến người nghiện Internet là:
A. Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh.
B. Khó tập trung vào công việc, học tập.
C. Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng.
D. Cả A, B và C.

Câu 8: Biểu hiện của việc nghiện trò chơi trực tuyến là:
A. Thường xuyên cập nhật tin tức bản thân lên facebook.
B. Tâm trạng dễ cáu gắt, lầm lì, ít nói.
C. Thường xuyên xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn.
D. Thường xuyên truy cập vào các mạng xã hội.

Câu 9: Khi giao tiếp qua mạng, điều nào sau nên làm?
A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.
B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.
C. Kết bạn với những người mình không quen biết.
D. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.

Câu 10: Theo em, hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?
A. Chơi trò chơi trực tuyến.
B. Đọc tin tức.
C. Học tập trực tuyến.
D. Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử.

Câu 11: Để phòng tránh nguy cơ nghiện Internet, em sẽ làm gì?
A. Dành thời gian cho người thân và bạn bè.
B. Hạn chế để thiết bị kết nối mạng trong phòng riêng.
C. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị kết nối mạng.
D. Cả A, B và C.

Câu 12: Hành động nào sao đây là bắt nạt người khác trên mạng?
A. Đọc thông tin trong hộp thư của người khác.
B. Gửi cho người khác các trang thông tin xấu.
C. Nói xấu người khác trên mạng.
D. Cả A, B và C.

Câu 13: Đâu là hậu quả của những người bị nghiện trò chơi trực tuyến?
A. Tàn phá sức khoẻ và tinh thần.
B. Thường xuyên nhắn tin, gọi điện cho bạn bè.
C. Thường xuyên nói xấu người khác trên mạng.
D. Thường xuyên giao tiếp với bạn bè trên mạng.

Câu 14: Bạn An cứ khoảng 10 phút lại xem điện thoại hay kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội. Hành động của bạn An thuộc tác hại nào của người nghiện Internet?
A. Thiếu giao tiếp với thế giới xung quanh.
B. Khó tập trung vào công việc học tập.
C. Tăng nguy cơ tham gia vào các vụ bắt nạt trên mạng.
D. Dễ bị nghiện trò chơi trực tuyến.

Câu 15: Khi em ứng xử trên mạng có văn hóa và đúng quy tắc thì sử dụng internet hợp lí sẽ giúp em có cuộc sống như thế nào?
A. Văn minh, an toàn.
B. Hạnh phúc.
C. Khỏe mạnh.
D. Cả A, B và C.

Câu 16: Những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng là:
A. Thư điện tử
B. Diễn đàn
C. Mạng xã hội
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giao tiếp qua mạng chỉ có lợi.
B. Giao tiếp qua mạng mang lại nhiều rủi ra, hạn chế.
C. Giao tiếp qua mạng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hạn chế.
D. Không nên giao tiếp qua mạng.

Câu 18: Khi giao tiếp qua mạng em không nên:
A. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.
B. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.
C. Chia sẻ thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.
D. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.

Câu 19: Khi giao tiếp qua mạng xã hội em nên:
A. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.
B. A dua theo đám đông khi nhận xét.
C. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.
D. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.

Câu 20: Khi bị bắt nạt trên mạng xã hội em sẽ làm gì?
A. Xúc phạm người bắt nạt mình.
B. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.
C. Âm thầm chịu đựng.
D. Nhờ bạn giúp đe doạ lại người bắt nạt mình.

Câu 21: Độ tuổi tham gia mạng xã hội facebook từ bao nhiêu tuổi?
A. Bất cứ độ tuổi nào
B. Từ 18 tuổi
C. Từ 13 tuổi
D. Từ 7 tuổi

Câu 22: Truy cập thông tin **không** hợp lệ là:
A. Truy cập vào nguồn thông tin trên mạng bằng tài khoản của người khác khi chưa được phép.
B. Truy cập vào kênh thông tin có nôi dung xấu, có hại, không phù hợp.
C. Sử dụng thiết bị của người khác, kết nối vào mạng khi chưa đc phép.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin nào?
A. Zalo
B. Mạng xã hội
C. Cả A và B
D. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Câu 24: Khi gặp thông tin xấu, không phù hợp em nên làm gì?
A. Không cần quan tâm.
B. Thực hiện xóa, chặn, không phát tán, chia sẻ.
C. Chia sẻ để mọi người cùng biết.
D. Cả ba đáp án đều sai.

Câu 25: Biểu hiện của người nghiện Internet là:
A. Sử dụng máy tính, thiết bị thông minh mọi lúc mọi nơi
B. Bỏ học, thức khuya để lên mạng
C. Khó chịu khi không được vào mạng
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là **sai** về hậu quả của việc nghiện Internet?
A. Giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.
B. Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút.
C. Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm.
D. Ít vận động thể chất, ngại giao lưu, ngại trò chuyện.

Câu 27: Đâu là biện pháp phòng tránh nghiện Internet?
A. Chỉ truy cập Internet để phục vụ việc học tập, giải trí lành mạnh.
B. Tự mình xác định rõ mục đích, thời điểm và thời lượng truy cập Internet hợp lý, tự giác và nghiêm túc thực hiện.
C. Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, vui chơi ngoài trời …
D. Tất cả các đáp án trên.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: