Trắc nghiệm kinh tế vi mô chương 1 2 3 tổng hợp

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 60
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 60
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm kinh tế vi mô chương 1 2 3 là một bộ đề ôn tập môn Kinh tế vi mô được tổng hợp từ các kiến thức cơ bản và nâng cao của môn học này. Đề cương này được giảng viên TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh, một chuyên gia về kinh tế vi mô tại NEU, biên soạn nhằm giúp sinh viên năm thứ hai ngành Kinh tế học có cơ hội ôn tập và củng cố kiến thức về cung cầu, thị trường cạnh tranh, và hành vi của người tiêu dùng qua các chương 1, 2 và 3. Hãy cùng Itracnghiem tìm hiểu và hoàn thành các câu hỏi trong đề cương để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới nhé!

Bài tập Trắc nghiệm Kinh tế vi mô chương 1 2 3 có đáp án

Câu 1: Thực tế là nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện có, đây là vấn đề liên quan đến:
a) Chi phí cơ hội
b) Khan hiếm
c) Kinh tế chuẩn tắc
d) Ai sẽ tiêu dùng

Câu 2: Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
a) Nhà nước quản lý kinh tế
b) Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi
c) Tất cả đều sai

Câu 3: Quy luật nào sau đây quyết định dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường cong có độ dốc tăng dần?
a) Quy luật cung cầu
b) Qui luật cầu
c) Quy luật cung – cầu
d) Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

Câu 4: Mỗi xã hội cần giải quyết vấn đề kinh tế nào dưới đây?
a) Sản xuất cái gì?
b) Sản xuất như thế nào?
c) Sản xuất cho ai?
d) Tất cả các vấn đề trên

Câu 5: Vấn đề khan hiếm:
a) Chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường
b) Có thể loại trừ nếu chúng ta đặt giá thấp xuống
c) Luôn tồn tại vì nhu cầu con người không được thỏa mãn với các nguồn lực hiện có
d) Có thể loại trừ nếu chúng ta đặt giá cao lên

Câu 6: Trong nền kinh tế nào sau đây chính phủ đứng ra giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản là cái gì được sản xuất ra, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
a) Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
b) Nền kinh tế thị trường
c) Nền kinh tế hỗn hợp
d) Nền kinh tế giản đơn

Câu 7: Chi phí cơ hội:
a) Là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua
b) Là giá trị của phương án tốt nhất được thực hiện
c) Chỉ đo lường được bằng giá trị tiền tệ
d) Là những chi phí gián tiếp

Câu 8: Một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm:
a) Cả nội thương và ngoại thương
b) Các ngành đóng và mở
c) Cả cơ chế thực chứng và chuẩn tắc
d) Cả cơ chế mệnh lệnh và thị trường

Câu 9: Hoa có thể chọn đi xem phim hoặc đi chơi tennis. Nếu như Hoa quyết định đi xem phim thì giá trị của việc chơi tennis:
a) Lớn hơn giá trị của xem phim
b) Bằng giá trị của xem phim
c) Bằng 0

Câu 10: Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng và hộ gia đình được gọi là:
a) Kinh tế vĩ mô
b) Kinh tế vi mô
c) Kinh tế thực chứng
d) Kinh tế gia đình

Câu 11: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
a) Nền kinh tế đóng
b) Nền kinh tế mệnh lệnh
c) Nền kinh tế hỗn hợp
d) Nền kinh tế thị trường

Câu 12: Điều nào sau đây là tuyên bố của kinh tế thực chứng?
a) Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung về nhà ở
b) Giá tiền cho thuê nhà cao là không tốt với nền kinh tế
c) Không nên áp dụng quy định giá trần đối với giá nhà cho thuê
d) Chính phủ cần kiểm soát giá tiền cho thuê nhà đất để bảo vệ quyền lợi cho sinh viên thuê trọ

Câu 13: Điều nào sau đây không được coi là một phần chi phí cơ hội khi học đại học?
a) Học phí
b) Chi phí ăn uống
c) Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu không đi học
d) Tất cả các điều trên

Câu 14: Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị:
a) Những kết hợp hàng hóa mà nền kinh tế mong muốn
b) Những kết hợp hàng hóa tối đa mà nền kinh tế hay doanh nghiệp có thể sản xuất ra
c) Những kết hợp hàng hóa khả thi và hiệu quả của nền kinh tế
d) Lợi ích của người tiêu dùng

Câu 15: Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học nghiên cứu là:
a) Sự khan hiếm nguồn lực
b) Tối đa hóa lợi nhuận
c) Cơ chế giá
d) Tiền tệ

Câu 16: Vấn đề nào sau đây không được mô tả trên đường giới hạn khả năng sản xuất:
a) Cung cầu
b) Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
c) Sự khan hiếm
d) Chi phí cơ hội
e) Sự hiệu quả

Câu 17: Một môn khoa học nghiên cứu chi tiết hành vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế là:
a) Kinh tế học thực chứng
b) Kinh tế vĩ mô
c) Kinh tế vi mô
d) Kinh tế học chuẩn tắc

Câu 18: Kinh tế học giải đáp cho vấn đề:
a) Cách sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ và phân bổ các hàng hóa dịch vụ này cho các cá nhân trong xã hội một cách có hiệu quả
b) Cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán
c) Tại sao nguồn lực khan hiếm
d) Cách gia tăng thu nhập của hộ gia đình

Câu 19: Tất cả những phương án sản xuất nằm miền bên ngoài của đường PPF:
a) Là những phương án không thể đạt tới với nguồn lực và kỹ thuật hiện có
b) Thể hiện những điểm hiệu quả của nền kinh tế
c) Thể hiện những điểm không hiệu quả của nền kinh tế
d) Là những phương án có thể đạt tới với nguồn lực và kỹ thuật hiện có

Câu 20: Khan hiếm nguồn lực là do:
a) Tạo ra nguồn năng lượng mới ít hơn so với sự giảm đi của tài nguyên thiên nhiên
b) Nhu cầu của con người là quá lớn
c) Nguồn lực là có hạn trong khi nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ là vô hạn
d) Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Câu 21: Thu nhập nào sau đây là lợi nhuận?
a) Là thu nhập có được khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
b) Cổ tức.
c) Thu nhập có được khi đáo hạn trái phiếu chính phủ.
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 22: Khoản chi nào sau đây của chính phủ là chi chuyển nhượng?
a) Chi trả lương công chức.
b) Chi mua văn phòng phẩm.
c) Chi đào tạo cán bộ công chức.
d) Chi hỗ trợ dân nghèo ăn Tết.

Câu 23: Lựa chọn nào sau đây không là khoản chi tiêu của nền kinh tế?
a) Hộ gia đình chi mua thực phẩm.
b) Doanh nghiệp chi đầu tư công nghệ mới.
c) Chính phủ chi xây dựng cơ sở hạ tầng.
d) Chính phủ chi trợ cấp khó khăn đối với người có thu nhập thấp.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về khấu hao?
a) Khấu hao là hiệu của Tổng đầu tư và Đầu tư ròng.
b) Khấu hao là 1 khoản trích ra từ GDP.
c) Khấu hao được loại trừ khỏi GDP khi tính Tổng sản phẩm quốc nội ròng (NDP).
d) Khấu hao được loại trừ khi tính GDP bằng phương pháp thu nhập.

Câu 25: Các lựa chọn sau đây là thuế gián thu, ngoại trừ:
a) Thuế nhập khẩu thuốc lá
b) Thuế thu nhập cá nhân
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thức uống có cồn
d) Thuế ghi trên hóa đơn tiền điện

Câu 26: Tiền lãi là?
a) Thu nhập có được khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
b) Cổ tức.
c) Thu nhập có được do đầu tư mua bán vàng.
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 27: Thu nhập khả dụng là lượng thu nhập:
a) Cuối cùng của một quốc gia có khả năng sử dụng.
b) Cuối cùng mà hộ gia đình có quyền sử dụng.
c) Còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ các loại thuế.
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 28: Khái niệm tiết kiệm trong kinh tế vĩ mô được hiểu theo nghĩa:
a) Không lãng phí.
b) Tiền dùng để đầu tư.
c) Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 29: Thuế ròng là?
a) Tổng thu thuế sau khi trừ chi chuyển nhượng của chính phủ.
b) Tổng thu thuế sau khi trừ khấu hao.
c) Tổng thu thuế sau khi trừ thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI).
d) Tổng thu thuế sau khi trừ chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ.

Câu 30: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng ……………… được sản xuất ra trên lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
a) giá trị thị trường của tất cả hàng hóa – dịch vụ trung gian và hàng hóa – dịch vụ cuối cùng
b) giá trị thị trường của tất cả hàng hóa – dịch vụ trung gian và hàng hóa – dịch vụ cuối cùng cộng thêm tổng đầu tư và khấu hao
c) khối lượng tất cả hàng hóa – dịch vụ cuối cùng
d) giá trị thị trường của tất cả hàng hóa – dịch vụ cuối cùng

Câu 31: GDP danh nghĩa theo giá thị trường là:
a) Tổng sản phẩm quốc nội theo giá chi phí yếu tố sản xuất cộng thuế gián thu.
b) Tổng sản phẩm quốc dân tính bằng giá hiện hành.
c) Tổng sản phẩm quốc nội đã loại trừ yếu tố biến động giá.
d) Tổng xuất lượng của nền kinh tế.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là không đúng về GDP:
a) GDP là tổng chi tiêu của nền kinh tế cho hàng hóa – dịch vụ được sản xuất trong nước và nhập khẩu.
b) GDP là chỉ tiêu mang tính chất lãnh thổ.
c) GDP của Việt Nam lớn hơn GNP của Việt Nam.
d) GDP là chỉ tiêu chưa phản ánh đầy đủ chất lượng cuộc sống của người dân một quốc gia.

Câu 33: Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI) bằng:
a) Tổng kim ngạch xuất khẩu (X) trừ tổng kim ngạch nhập khẩu (Z).
b) Tổng của thu nhập từ yếu tố sản xuất xuất khẩu (IFFI) và thu nhập từ yếu tố nhập khẩu (OFFI).
c) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trừ tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
d) Các câu trên đều sai.

Câu 34: Chi tiêu nào sau đây được tính vào GDP của Việt Nam?
a) Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư trồng cây cao su tại Lào.
b) Chính phủ chi tiền cứu trợ thiên tai.
c) Coca-Cola xây dựng nhà máy tại Bình Dương.
d) Công ty EuroAuto ở Việt Nam nhập khẩu xe BMW có giá trị 100.000 USD.

Câu 35: Bộ phận nào sau đây không bao gồm trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP)?
a) Lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài.
b) Tiền trả lãi vay.
c) Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.
d) Tiền lương.

Câu 36: Khoản chi tiêu nào sau đây được tính vào GDP?
a) Tiền mua điện của xí nghiệp dệt.
b) Tiền mua cá ở siêu thị của bà nội trợ.
c) Tiền mua thịt của xí nghiệp sản xuất thịt hộp.
d) Tiền thuê dịch vụ vận tải của xí nghiệp cán thép.

Câu 37: GDP danh nghĩa được tính bằng:
a) Tổng xuất lượng của nền kinh tế.
b) Tổng chi tiêu của nền kinh tế cho hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước và nhập khẩu.
c) Tổng của Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI).
d) Tổng của Tổng sản phẩm quốc nội ròng (NDP) và Khấu hao (De).

Câu 38: Nhóm chỉ tiêu nào sau đây trong hệ thống SNA được tính theo quan điểm sở hữu?
a) GDP per capita, NDP
b) GNP, NNP, NI, PI, DI
c) NDP, NNP
d) GDP, GNP

Câu 39: Một nền kinh tế có GDP nhỏ hơn GNP là do:
a) Thu nhập từ yếu tố sản xuất xuất khẩu nhỏ hơn thu nhập từ yếu tố sản xuất nhập khẩu.
b) Thu nhập từ yếu tố sản xuất xuất khẩu lớn hơn thu nhập từ yếu tố sản xuất nhập khẩu.
c) Thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ nhỏ hơn thu nhập từ nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ.
d) Thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ lớn hơn thu nhập từ nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ.

Câu 40: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) sau khi loại trừ khấu hao và thuế gián thu chính là:
a) Tổng của tiêu dùng, đầu tư, chi mua hàng hóa – dịch vụ của chính phủ và xuất khẩu ròng.
b) Thu nhập khả dụng.
c) Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
d) Thu nhập quốc dân (NI)

Câu 41. Tiêu dùng tự định (C0) là:
a) Tiêu dùng ứng với tiết kiệm bằng không.
b) Tiêu dùng ứng với thu nhập khả dụng bằng không.
c) Tiêu dùng ứng với khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) bằng không.
d) Tiêu dùng ứng với tổng cầu bằng không.

Câu 42. Độ dốc của hàm tiêu dùng theo thu nhập khả dụng:
a) Được quyết định bởi khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC).
b) Có thể là số âm.
c) Được quyết định bởi khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC).
d) Được quyết định bởi tổng tiêu dùng tự định.

Câu 43. Khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8 có nghĩa là:
a) Khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng tăng thêm 0,8 đơn vị.
b) Khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng tăng thêm 0,8 đơn vị.
c) Khi tổng cầu tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng tăng thêm 0,8 đơn vị.
d) Số nhân của nền kinh tế là 5.

Câu 44. Hàm tiêu dùng có dạng C = 1.000 + 0,8Yd thì hàm tiết kiệm có dạng:
a) S = – 1.000 + 0,2Yd
b) S = – 1.000 + 0,8Yd
c) S = 1.000 + 0,2Yd
d) S = 1.000 + 0,8Yd

Câu 45. Lựa chọn nào là sai? a) Sm = S/Yd
b) Cm = 1 + Sm
c) Cm = C/Yd
d) Yd = C + S

Câu 46. Đồng nhất thức nào sau đây không thể hiện sự cân bằng?
a) S = f(Yd)
b) I = S
c) Y = C + I + G + X – Z
d) S + T = I + G

Câu 47. “Điểm vừa đủ” trên đường tiêu dùng theo thu nhập khả dụng là điểm mà tại đó:
a) Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng đầu tư của các hộ gia đình.
b) Tiết kiệm của các hộ gia đình bằng đầu tư của các hộ gia đình.
c) Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiết kiệm của các hộ gia đình.
d) Tiêu dùng của các hộ gia đình bằng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình.

Câu 48. Cho hàm tiêu dùng C = 200 + 0,8(Y – T). Thu nhập khả dụng bằng bao nhiêu để tiết kiệm bằng 0?
a) 2.000
b) 200
c) 1.000
d) 1.500

Câu 49. “Thuế suất” hay “tỷ suất thuế” phản ánh:
a) Lượng thay đổi của thuế khi thu nhập quốc gia thay đổi 1 đơn vị.
b) Lượng thuế chính phủ thu được khi quốc gia tạo ra được 1 đồng thu nhập.
c) Lượng thay đổi của sản lượng khi thuế thay đổi 1 đơn vị.
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 50. Giả sử hệ thống thuế co giãn đối với thu nhập, nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách?
a) Suy thoái kinh tế.
b) Chính phủ tăng chi tiêu dùng.
c) Tăng thuế xuất nhập khẩu.
d) Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 51. Cho hàm xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia: X = 200 và Z = 100 + 0,05Y. Nếu sản lượng của nền kinh tế là 1.500 thì:
a) Thặng dự cán cân thương mại là 25.
b) Thặng dư cán cân thanh toán là 25.
c) Thâm hụt cán cân thương mại là 35.
d) Thâm hụt cán cân thanh toán là 35.

Câu 52. Đồng nhất thức nào sau đây không đúng?
a) (S – I) + (G – T) = (X – Z)
b) GDP = C + I + G + X – Z
c) I = S + (T – G) + (Z – X)
d) S = GDP – C – T

Câu 53. Tổng cầu hay tổng chi tiêu dự kiến của nền kinh tế không bao gồm bộ phận nào?
a) Chi tiêu dùng dự kiến của công chúng.
b) Chi đầu tư dự kiến của chính phủ.
c) Chi đầu tư dự kiến của tư nhân.
d) Chi trợ cấp khó khăn dự kiến của chính phủ.

Câu 54. Đường tổng cầu theo sản lượng (AD = A0 + Am.Y) dịch chuyển khi:
a) Đầu tư tự định (I0) thay đổi.
b) Chi tiêu tự định (C0) thay đổi.
c) Tổng cầu tự định (A0) thay đổi.
d) Các câu trên đều đúng.

Câu 55. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó:
a) Tổng cung bằng tổng cầu.
b) Tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập.
c) Đường AD cắt đường 450.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 56. Giao điểm của đường đầu tư và đường tiết kiệm cho biết:
a) Mức tiêu dùng vừa đủ.
b) Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng không có chính phủ.
c) Trạng thái cân bằng ngân sách.
d) Trạng thái cân bằng cán cân thanh toán.

Câu 57. Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng cân bằng, những việc ngoài dự kiến nào có thể xảy ra?
a) Sản lượng thực tế thấp hơn tổng cầu (hay chi tiêu) dự kiến.
b) Hàng tồn kho ngoài dự kiến là số âm.
c) Sản lượng thực tế sẽ tăng dần.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 58. Theo lý thuyết xác định sản lượng cân bằng, lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến tăng thì tổng cầu dự kiến:
a) Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp giảm sản lượng.
b) Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp giảm sản lượng.
c) Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.
d) Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.

Câu 59. Một nền kinh tế có các số liệu sau: thặng dư ngân sách: 1.000, xuất khẩu 1.500, nhập khẩu 1.000, đầu tư 800. Tổng tiết kiệm là:
a) 2.300
b) 700
c) 300
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 60. Khi có nhân tố tác động đưa nền kinh tế đến điểm cân bằng mới, lúc đó tổng chi tiêu dự kiến:
a) Thay đổi bằng đúng mức thay đổi của sản lượng thực tế.
b) Thay đổi luôn nhỏ hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế.
c) Thay đổi luôn lớn hơn mức thay đổi của sản lượng thực tế.
d) Không thay đổi.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)