Trắc nghiệm Toán lớp 8 Chương 3 Bài 10: Tứ giác là một trong những đề thi thuộc Chương 3 – Tứ giác trong chương trình Toán lớp 8. Đây là bài học mở đầu cho chương hình học quan trọng, nơi học sinh được làm quen với khái niệm tổng quát về tứ giác, các yếu tố cấu thành (cạnh, đỉnh, đường chéo, góc), cũng như tính chất tổng các góc trong tứ giác.
Kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ bao gồm:
- Định nghĩa tứ giác, phân loại tứ giác
- Tổng các góc trong một tứ giác luôn bằng 360 độ
- Các dạng tứ giác đặc biệt như hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi và hình vuông (sẽ được học kỹ hơn ở các bài sau)
Đề thi trắc nghiệm sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích hình học, vận dụng định lý và tính toán góc trong các bài toán liên quan đến tứ giác – một nền tảng cần thiết để học tốt các phần hình học tiếp theo.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Câu 1: Hãy chọn câu sai trong các câu sau:
A. Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
B. Tổng các góc của một tứ giác bằng \(180^\circ\).
C. Tổng các góc của một tứ giác bằng \(360^\circ\).
D. Tứ giác ABCD là hình gồm các đoạn thẳng AB, BC, DC, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Câu 2: Các góc của tứ giác có thể là
A. 4 góc nhọn.
B. 4 góc tù.
C. 4 góc vuông.
D. 1 góc vuông, 3 góc nhọn.
Câu 3: Cho hình vẽ dưới đây. Chọn khẳng định sai trong các câu sau:
A. Hai đỉnh kề nhau: A và B; A và D.
B. Hai đỉnh đối nhau: A và C; B và D.
C. Đường chéo: AC, BD.
D. Các điểm nằm trong tứ giác là E, F và các điểm nằm ngoài tứ giác là H.
Câu 4: Tứ giác ABCD có \(\hat{A} = 50^\circ\); \(\hat{B} = 123^\circ\); \(\hat{D} = 27^\circ\). Số đo của góc C là:
A. \(160^\circ\)
B. \(167^\circ\)
C. \(170^\circ\)
D. \(130^\circ\)
Câu 5: Cho tứ giác ABCD trong đó: \(\hat{A} + \hat{B} = 140^\circ\). Tổng \(\hat{C} + \hat{D}\) bằng:
A. \(220^\circ\)
B. \(200^\circ\)
C. \(160^\circ\)
D. \(130^\circ\)
Câu 6: Cho tứ giác ABCD có \(\hat{A} = 50^\circ\); \(\hat{B} = 117^\circ\); \(\hat{C} = 71^\circ\). Số đo góc ngoài tại đỉnh D bằng:
A. \(113^\circ\)
B. \(107^\circ\)
C. \(58^\circ\)
D. \(83^\circ\)
Câu 7: Tứ giác ABCD có \(\hat{A} = 100^\circ\); \(\hat{B} = 120^\circ\); \(\hat{C} – \hat{D} = 20^\circ\). Số đo các góc C, D là:
A. \(\hat{C} = 100^\circ\); \(\hat{D} = 80^\circ\)
B. \(\hat{C} = 75^\circ\); \(\hat{D} = 55^\circ\)
C. \(\hat{C} = 80^\circ\); \(\hat{D} = 60^\circ\)
D. \(\hat{C} = 85^\circ\); \(\hat{D} = 65^\circ\)
Câu 8: Cho tứ giác ABCD có góc ngoài tại đỉnh D bằng \(50^\circ\); góc ngoài tại đỉnh A bằng \(100^\circ\). Tổng \(\hat{A} + \hat{D}\) trong tứ giác ABCD là:
A. \(100^\circ\)
B. \(130^\circ\)
C. \(80^\circ\)
D. \(210^\circ\)
Câu 9: Cho tứ giác ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(OA + OB + OC + OD < AB + BC + CD + DA\)
B. \(OA + OB + OC + OD > AB + BC + CD + DA\)
C. \(OA + OB + OC + OD < \frac{1}{2}(AB + BC + CD + DA)\)
D. \(OA – OB + OC – OD > AB + BC + CD + DA\)
Câu 10: Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc \(\hat{A}, \hat{B}, \hat{C}, \hat{D}\) tỉ lệ thuận với 4, 3, 5, 6. Khi đó số đo các góc \(\hat{A}, \hat{B}, \hat{C}, \hat{D}\) lần lượt là:
A. \(80^\circ; 60^\circ; 100^\circ; 120^\circ\)
B. \(90^\circ; 40^\circ; 70^\circ; 60^\circ\)
C. \(60^\circ; 80^\circ; 100^\circ; 120^\circ\)
D. \(60^\circ; 60^\circ; 100^\circ; 120^\circ\)
Câu 11: Cho tứ giác ABCD. Tổng số đo các góc ngoài tại 4 đỉnh A, B, C, D là:
A. \(300^\circ\)
B. \(270^\circ\)
C. \(180^\circ\)
D. \(360^\circ\)
Câu 13: Tứ giác ABCD có AB = BC; CD = DA; \(\hat{B} = 100^\circ\); \(\hat{D} = 70^\circ\). Số đo \(\hat{A}, \hat{C}\) là:
A. \(\hat{A} = \hat{C} = 95^\circ\)
B. \(\hat{A} = 95^\circ\); \(\hat{C} = 55^\circ\)
C. \(\hat{A} = \hat{C} = 85^\circ\)
D. \(\hat{A} = 55^\circ\); \(\hat{C} = 100^\circ\)
Câu 14: Tứ giác ABCD có: \(\hat{A} – \hat{C} = 60^\circ\). Các tia phân giác của các góc B và D cắt nhau tại I (hình vẽ). Số đo góc BID là
A. \(150^\circ\)
B. \(120^\circ\)
C. \(140^\circ\)
D. \(100^\circ\)
Câu 15: Tam giác ABC có \(\hat{A} = 60^\circ\), các tia phân giác của góc B và C cắt nhau tại I. Các tia phân giác góc ngoài tại đỉnh B và C cắt nhau tại K. Số đo của \(\hat{BIC}; \hat{BKC}\) là
A. \(\hat{BIC} = 100^\circ\); \(\hat{BKC} = 80^\circ\)
B. \(\hat{BIC} = 90^\circ\); \(\hat{BKC} = 90^\circ\)
C. \(\hat{BIC} = 60^\circ\); \(\hat{BKC} = 120^\circ\)
D. \(\hat{BIC} = 120^\circ\); \(\hat{BKC} = 60^\circ\)