Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 – Các nguyên tố hóa học và nước là một trong những đề thi quan trọng thuộc Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào, nằm trong Phần hai: Sinh học tế bào của chương trình Sinh học 10. Đây là bài học nền tảng giúp học sinh hiểu được vai trò thiết yếu của các nguyên tố hóa học và phân tử nước trong việc cấu tạo nên cơ thể sống và tham gia vào các quá trình sinh học.
Khi làm bài Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4, học sinh cần nắm vững các kiến thức trọng tâm như: phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng, vai trò của từng nguyên tố trong cơ thể sống, các đặc tính đặc biệt của nước như: tính phân cực, khả năng điều hòa nhiệt độ, dung môi vạn năng… cùng với vai trò sinh học quan trọng của nước đối với tế bào và toàn bộ cơ thể sống.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn chinh phục đề thi này để ôn tập hiệu quả và kiểm tra kiến thức ngay hôm nay!
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 – Các nguyên tố hóa học và nước
Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, N
B. C, H, O, P
C. O, P, C, N
D. H, O, N, P
Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H
B. C, N, P, Cl
C. C, N, H, O
D. K, S, Mg, Cu
Câu 3: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?
A. C, H, O, N
B. Ca, P, Cu, O
C. O, H, Fe, K
D. O, H, Ni, Fe
Câu 4: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là?
A. Hydro
B. Cacbon
C. Oxy
D. Nito
Câu 5: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?
A. O
B. C
C. P
D. N
Câu 6: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?
A. Hiđrô
B. Nitơ
C. Ôxi
D. Cacbon
Câu 7: Các chức năng của cacbon trong tế bào là
A. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim
B. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất
C. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào
D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể
Câu 8: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon
A. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác)
B. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống
C. Chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống
D. Cả A, B, C
Câu 9: Cacbon có các chức năng của trong tế bào là
A. Dự trữ năng lượng
B. Là vật liệu cấu trúc tế bào
C. Là vật liệu cấu trúc tế bào
D. Cả A, B, và C
Câu 10: Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì
A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể
B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electron
C. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống
D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất (đvC)
Câu 11: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên
A. Đại phân tử hữu cơ
B. Lipit, enzym
C. Prôtêin, vitamin
D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin
Câu 12: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các
A. Nguyên tố đa lượng
B. Nguyên tố vi lượng
C. Axit amin
D. Đường
Câu 13: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể
B. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào
C. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên
Câu 14: Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào
B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmôn
C. Có vai trò khác nhau đối với từng loài sinh vật
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật
B. Chức năng chính của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật
D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định
Câu 16: Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì
A. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
B. Chiếm khối lượng nhỏ
C. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
D. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy
Câu 17: Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết
A. Tĩnh điện
B. Hiđrô
C. Cộng hóa trị
D. Este
Câu 18: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết hidro
C. Liên kết peptit
D. Liên kết photphodieste
Câu 19: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước
A. Có xu hướng liên kết với nhau
B. Có tính phân cực
C. Rất nhỏ
D. Dễ tách khỏi nhau
Câu 20: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt dung riêng cao
B. Tính phân cực
C. Lực gắn kết
D. Nhiệt bay hơi cao