Trắc nghiệm Công nghệ 4: Bài 10 – Đồ chơi dân gian là một trong những đề thi thuộc Chương 2: Thủ công kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 4. Đây là bài học mang tính văn hóa và giáo dục sâu sắc, giúp học sinh tìm hiểu về các loại đồ chơi truyền thống của dân tộc, từ đó biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân gian Việt Nam.
Trong nội dung bài học, học sinh cần nắm được tên gọi, đặc điểm, nguyên vật liệu và cách chơi của một số loại đồ chơi dân gian tiêu biểu như: tò he, diều giấy, chong chóng tre, trống bỏi, con rối,… Đồng thời, bài học còn giúp các em hiểu được ý nghĩa văn hóa của các trò chơi dân gian và khơi dậy niềm yêu thích với các hoạt động thủ công, sáng tạo truyền thống.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Công nghệ 4 Bài 10: Đồ chơi dân gian
Câu 1: Đâu là tên của một trò chơi dân gian?
A. Trò chơi điện tử.
B. Qủa còn.
C. Nhảy dây.
D. Bóng đá.
Câu 2: Đâu không phải tên của một trò chơi dân gian?
A. Đồ chơi thông minh.
B. Con cù quay
C. Đèn ông sao.
D. Cờ cá ngựa.
Câu 3: Đồ chơi dân gian là gì?
A. Đồ chơi được làm thủ công.
B. Chất liệu có sãn trong thiên nhiên và đời sống của con người như tre, nứa, giấy, bột, gạo,…
C. Đồ chơi được làm bằng nhưạ.
D. Đáp án A và B đúng.
Câu 4: Đồ chơi dân gian được làm từ những vật liệu nào?
A. Nhựa.
B. Vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
C. Gốm.
D. Kim loại.
Câu 5: Chọn những mô tả đúng về đồ chơi dân gian.
A. Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
B. Đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.
C. Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Tò he được làm từ nguyên liệu gì?
A. Giấy.
B. Bột gạo.
C. Nhựa.
D. Đất sét.
Câu 7: Ý nghĩa của đồ chơi dân gian là?
A. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo.
B. Mang lại sự vui vẻ cho người chơi.
C. Thể hiện nét đẹp văn hoá của người Việt.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 8: Đèn ông sao thể hiện ý nghĩa gì?
A. Tượng trưng cho ngũ hành.
B. Cầu bình an và may mắn.
C. Thể hiện mong muốn con cháu thành đạt.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 9: Đèn ông sao thường xuất hiện vào dịp nào trong năm?
A. Tết nguyên đán.
B. Tết nguyên tiêu.
C. Tết trung thu.
D. Tết Ông Công Ông Táo.
Câu 10: Khi chơi đồ chơi dân gian, em cần phải chơi như thế nào?
A. Em chơi an toàn.
B. Chơi trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
C. Chơi ngăn nắp, gọn gàng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Đâu không phải trò chơi dân gian?
A. Trống bỏi.
B. Ô ăn quan.
C. Trống ếch.
D. Cầu lông.
Câu 12: Trong việc hình thành thể chất và nhân cách của trẻ em Việt Nam hiện nay, các trò chơi và đồ chơi mới, hiện đại là cần thiết, nhưng không thể thiếu các đồ chơi, trò chơi dân gian truyền thống đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
Câu 13: Đáp án nào không phải ý nghĩa của trò chơi dân gian?
A. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo.
B. Mang lại sự vui vẻ cho người chơi.
C. Thể hiện nét đẹp văn hoá của người Việt.
D. Giúp phát triển kinh tế đất nước.
Câu 14: Khi mang mặt nạ giấy bồi chơi, các em thường thể hiện tính cách của các con vật đó bằng hành động và để làm được như vậy các em đã chủ động tìm hiểu, quan sát. Điều này giúp các em những gì?
A. Thêm gắn bó với môi trường thiên nhiên.
B. Yêu quý và có ý thức bảo vệ, chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
C. Tăng khả năng quan sát cho trẻ em.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Tại sao đồ chơi dân gian lại được nhiều thế hệ người Việt yêu thích và gìn giữ?
A. Vì chúng rẻ tiền và dễ kiếm.
B. Vì chúng có nhiều màu sắc bắt mắt.
C. Vì chúng gắn liền với những ký ức tuổi thơ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và chứa đựng những giá trị giáo dục sâu sắc.
D. Vì chúng là những món đồ chơi duy nhất có sẵn ở Việt Nam.
Câu 16: Em hãy kể tên một số đồ chơi dân gian khác mà em biết ngoài những đồ chơi đã được đề cập trong bài học.
A. Con diều, chong chóng, sáo trúc, ô tô bằng vỏ hộp, thuyền bằng lá chuối.
B. Búp bê Barbie, siêu nhân, ô tô điều khiển từ xa.
C. Máy tính bảng, điện thoại thông minh.
D. Rubik, cờ vua, cờ tướng.
Câu 17: Chúng ta cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của đồ chơi dân gian trong cuộc sống hiện đại?
A. Cấm sản xuất và sử dụng đồ chơi hiện đại.
B. Chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi bằng đồ chơi dân gian ở các vùng nông thôn.
C. Tổ chức các hoạt động giới thiệu, dạy làm đồ chơi dân gian, đưa đồ chơi dân gian vào trường học và các lễ hội truyền thống.
D. Hiện đại hóa đồ chơi dân gian bằng cách sử dụng công nghệ cao.
Câu 18: Theo em, đồ chơi dân gian có vai trò như thế nào trong việc giáo dục trẻ em?
A. Chỉ mang tính giải trí đơn thuần.
B. Không có vai trò gì đặc biệt.
C. Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, kỹ năng xã hội và hiểu biết về văn hóa truyền thống.
D. Chỉ phù hợp với trẻ em ở vùng nông thôn.
Câu 19: So sánh sự khác biệt cơ bản giữa đồ chơi dân gian và đồ chơi hiện đại.
A. Đồ chơi dân gian thường được làm thủ công từ vật liệu tự nhiên, gần gũi, mang tính sáng tạo cao và gắn liền với văn hóa truyền thống; đồ chơi hiện đại thường được sản xuất công nghiệp từ vật liệu nhân tạo, đa dạng về mẫu mã và chức năng.
B. Đồ chơi dân gian đắt tiền hơn đồ chơi hiện đại.
C. Đồ chơi hiện đại an toàn hơn đồ chơi dân gian.
D. Đồ chơi dân gian chỉ dành cho trẻ em nghèo.
Câu 20: Theo em, giá trị lớn nhất mà đồ chơi dân gian mang lại cho trẻ em là gì? Hãy giải thích ngắn gọn.
A. Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, kỹ năng xã hội và hiểu biết về văn hóa truyền thống.
B. Chỉ là một hình thức giải trí đơn thuần.
C. Giúp trẻ em tránh xa các thiết bị điện tử hiện đại.
D. Không có giá trị đặc biệt so với đồ chơi hiện đại.