Trắc nghiệm kinh tế vĩ mô chương 5 có đáp án

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm kinh tế vĩ mô chương 5 là một bài tập kiểm tra kiến thức về môn Kinh tế học. Các câu hỏi trong đề thi được xây dựng dựa trên các kiến thức trọng tâm của chương 5, bao gồm các lý thuyết về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, và các mô hình phân tích tổng cung – tổng cầu, được tổng hợp từ các đề thi môn Kinh tế vĩ mô năm 2023 trong các trường đại học có chuyên ngành Kinh tế. Đề thi này phù hợp cho sinh viên muốn ôn tập lại các kiến thức môn Kinh tế vĩ mô để chuẩn bị cho kỳ thi. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và hoàn thành bộ câu hỏi dưới đây nhé!

Bài tập trắc nghiệm kinh tế vĩ mô chương 5 có đáp án

Câu 1. Mô hình nào nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP khử lạm phát (một loại chỉ số giá) và sản lượng quốc gia?
a) IS-LM
b) AS-AD
c) Đường cong Phillips
d) Mundell – Fleming

Câu 2. Khi di chuyển dọc trên đường tổng cầu, yếu tố nào sau đây thay đổi?
a) Thu nhập trong tương lai của hộ gia đình.
b) Mức giá chung.
c) Lượng tiền trong nền kinh tế.
d) Lợi nhuận dự kiến từ những dự án đầu tư.

Câu 3. Theo hiệu ứng của cải (wealth effect), mức giá chung tăng làm …………… sức mua và làm …………… chi tiêu của hộ gia đình.
a) Tăng; tăng.
b) Tăng; giảm.
c) Giảm; tăng.
d) Giảm; giảm.

Câu 4. Đường tổng cầu dịch chuyển là do yếu tố nào sau đây thay đổi?
a) Năng lực sản xuất của quốc gia.
b) Mức giá chung.
c) Lãi suất.
d) Sản lượng tiềm năng.

Câu 5. Lựa chọn nào sau đây không làm dịch chuyển đường tổng cầu?
a) Cung tiền giảm.
b) Đầu tư tư nhân giảm.
c) Mức giá chung tăng.
d) Thuế giảm.

Câu 6. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải khi:
a) Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng.
b) Chính phủ tăng thuế thu nhập.
c) Giảm thuế đầu vào của sản xuất.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 7. Tỷ giá hối đoái tăng khiến cho:
a) Tổng cầu tăng.
b) Lượng tổng cầu tăng.
c) Tổng cầu giảm.
d) Lượng tổng cầu giảm.

Câu 9. Dài hạn trong kinh tế học vĩ mô có nghĩa là:
a) GDP luôn thấp hơn GDP tiềm năng.
b) Nền kinh tế đạt mức toàn dụng, không có người thất nghiệp.
c) Sản lượng luôn lớn hơn GDP tiềm năng.
d) Nền kinh tế đạt mức toàn dụng và GDP thực bằng GDP tiềm năng.

Câu 10. Đường tổng cung dài hạn thể hiện:
a) Mối quan hệ giữa giá cả với sản lượng khi GDP thực bằng GDP tiềm năng.
b) Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu.
c) Sản lượng doanh nghiệp cung ứng ở mỗi mức giá khi tiền lương và chi phí các yếu tố sản xuất khác không đổi.
d) Mức thặng dư, thiếu hụt và cân bằng của GDP.

Câu 11. Đường tổng cung dài hạn
a) Đồng biến với mức giá chung và có hệ số góc không đổi.
b) Đồng biến với mức giá chung và hệ số góc thay đổi ở mỗi vị trí của sản lượng.
c) Nghịch biến với mức giá chung
d) Là đường thẳng tại mức sản lượng tiềm năng.

Câu 12. Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển khi:
a) Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi.
b) Chính phủ thay đổi các khoản đầu tư của chính phủ.
c) Thu nhập quốc dân thay đổi.
d) Thiên tai.

Câu 13. Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là do:
a) Giá cả thấp tạo ra hiệu ứng của cải (wealth effect).
b) Thuế má thấp khuyến khích cá nhân làm việc nhiều hơn.
c) Tiền lương không linh hoạt (sticky wage) khi mức giá chung thay đổi.
d) Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở hợp đồng dài hạn về sản lượng.

Câu 14. Sự dịch chuyển nào thể hiện tác động của mức giá chung giảm khi tiền lương không đổi?
a) E đến I.
b) E đến F.
c) E đến J.
d) E đến H.

Câu 15. Sự dịch chuyển nào thể hiện tác động của mức giá chung và tiền lương cùng giảm?
a) E đến I.
b) E đến F.
c) E đến J.
d) E đến H.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai?
a) Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là do tiền lương khó điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá chung trong ngắn hạn.
b) Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng.
c) Đường tổng cầu dốc xuống do khi mức giá chung trong nước giảm sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại.
d) Đường tổng cầu dốc xuống do khi mức giá chung giảm làm tăng chi đầu tư của chính phủ.

Câu 17. Sự cân bằng tổng cung – tổng cầu trong ngắn hạn có nghĩa là:
a) Không có thất nghiệp
b) Không có lạm phát
c) Sản lượng ổn định ở mức sản lượng tiềm năng.
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 18. Khi mức giá chung tăng lên thì:
a) Tổng cầu giảm làm đường tổng cầu AD=f(P) dịch chuyển sang trái.
b) Nền kinh tế trượt dọc trên đường SAS hoặc LAS.
c) Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển lên trên.
d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 20. Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung dịch chuyển sang trái trong khi đường tổng cầu đứng yên gây ra hiện tượng gì?
a) Đình trệ và suy thoái.
b) Đình trệ và thất nghiệp.
c) Đình trệ và giảm phát.
d) Đình trệ và lạm phát.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)