788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô là một bộ đề cương ôn tập được tổng hợp vào năm 2023, từ các đề thi giữa kỳ & cuối kỳ môn Kinh tê vĩ mô của các trường đại học. Nội dung là các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các kiến thức về các khái niệm kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa, tiền tệ. Bộ đề cương này đã kèm đáp án nên rất phù hợp cho các bạn sinh viên ngành kinh tế muốn tự học để chuẩn bị cho kì thi môn Kinh tế vi mô.

Tổng hợp 788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 1

Câu 1: Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu (chọn 2 đáp án đúng):
a) Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn.
b) Các tổng lượng phản ánh hoạt động của nền kinh tế.
c) Nền kinh tế tổng thể.
d) Nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

Câu 2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu:
a) Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn.
b) Mức giá chung và lạm phát.
c) Tỉ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.
d) Tất cả các điều trên.

Câu 3: Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến:
a) Sự thay đổi giá cả tương đối.
b) Sự thay đổi mức giá chung.
c) Thất nghiệp.
d) Mức sống.

Câu 4: Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia trong dài hạn?
a) Tăng trưởng GDP danh nghĩa.
b) Tăng trưởng GDP thực tế.
c) Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người.
d) Tăng trưởng khối lượng tư bản.

Câu 5: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là:
a) Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định.
b) Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định.
c) Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do các công dân trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
d) Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Câu 6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đo lường thu nhập:
a) Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước.
b) Của khu vực dịch vụ trong nước.
c) Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.
d) Tổng sản phẩm được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài tạo ra.

Câu 7: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập:
a) Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước.
b) Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
c) Của khu vực dịch vụ trong nước.
d) Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.

Câu 8: Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là:
a) Tiền thuê.
b) Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6.
c) Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên.
d) Câu 2 và 3 đúng.

Câu 9: Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là:
a) Tiêu dùng.
b) Khấu hao.
c) Đầu tư.
d) Hàng hoá trung gian.

Câu 10: Khoản mục nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân?
a) Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần.
b) Gia đình bạn mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
c) Gia đình bạn mua một ngôi nhà 100 năm tuổi nằm trong khu di tích lịch sử được bảo vệ.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 11: Sản phẩm trung gian có thể được định nghĩa là sản phẩm:
a) Được bán cho người sử dụng cuối cùng.
b) Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác.
c) Được tính trực tiếp vào GDP.
d) Được mua trong năm nay, nhưng được sử dụng trong những năm sau đó.

Câu 12: Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Mátxcơva sẽ được tính vào:
a) Cả GDP và GNP của Việt Nam.
b) GDP của Việt Nam và GNP của Nga.
c) Cả GDP và GNP của Nga.
d) GNP của Việt Nam và GDP của Nga.

Câu 13: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:
a) Cả GDP và GNP của Việt Nam.
b) GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản.
c) Cả GDP và GNP của Nhật Bản.
d) GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản.

Câu 14: Giả sử hãng Honda vừa xây một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc, thì:
a) Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP.
b) Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP.
c) Trong tương lai, cả GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho người nước ngoài.
d) Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.

Câu 15: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên. Điều gì đã xảy ra?
a) Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư.
b) Đầu tư ròng lớn hơn không.
c) Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng.
d) Khấu hao mang giá trị dương.

Câu 16: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình?
a) Cho chính phủ vay tiền.
b) Cho người nước ngoài vay tiền.
c) Cho các nhà đầu tư vay tiền.
d) Đóng thuế.

Câu 17: Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là:
a) Xuất khẩu ròng.
b) Giá trị gia tăng.
c) Lợi nhuận.
d) Khấu hao.

Câu 18: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng:
a) Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP.
b) Giống như xuất khẩu ròng.
c) Giống như sự khác nhau giữa GNP và NNP.
d) Không phải những điều trên.

Câu 19: Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải:
a) Trừ đi chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình.
b) Cộng với thuế gián thu.
c) Cộng với xuất khẩu ròng.
d) Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài.

Câu 20: Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi:
a) Khấu hao.
b) Khấu hao và thuế gián thu.
c) Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty.
d) Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội.

Câu 21: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu?
a) Chính sách tài khóa.
b) Chính sách tiền tệ.
c) Lạm phát.
d) Tất cả các câu trên.

Câu 22: Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:
a) Thất nghiệp thấp.
b) Giá cả ổn định.
c) Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững.
d) Tất cả các câu trên.

Câu 23: Điều nào dưới đây không thuộc chính sách tài khóa?
a) Chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ.
b) Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình.
c) NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.
d) Chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu.

Câu 24: Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu:
a) Các yếu tố quyết định lạm phát.
b) Thị phần tương đối giữa ACB và SACOMBANK trên thị trường.
c) Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam.
d) Cán cân thương mại của Việt Nam.

Câu 25: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là:
a) 7,8%.
b) 8,4%.
c) 8,2%.
d) 6,6%.

Câu 26: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là:
a) 7,8%.
b) 8,4%.
c) 8,2%.
d) 6,6%.

Câu 27: Thước đo sự biến động giá cả của hàng hóa và dịch vụ được phản ánh bằng:
a) Chỉ số giá tiêu dùng CPI.
b) Chỉ số điều chỉnh GDP (chỉ số giảm phát).
c) Chỉ số giá nguyên liệu.
d) Cả hai chỉ số 1 và 2 trên đây.

Câu 28: Điều nào dưới đây sẽ không làm thay đổi GDP thực tế của Việt Nam?
a) Lượng dịch vụ công mà chính phủ cung cấp cho xã hội tăng lên.
b) Thay đổi số lượng người thất nghiệp.
c) Thay đổi giá cả của hàng hóa.
d) Đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nước.

Xem thêm các phần tiếp theo của bộ 788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô tại đây:
788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 2
788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 3
788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 4
788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)