788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 3

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 3 là một bộ đề cương ôn tập được tổng hợp vào năm 2023, từ các đề thi giữa kỳ & cuối kỳ môn Kinh tê vĩ mô của các trường đại học. Nội dung là các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các kiến thức về các khái niệm kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa, tiền tệ. Bộ đề cương này đã kèm đáp án nên rất phù hợp cho các bạn sinh viên ngành kinh tế muốn tự học để chuẩn bị cho kì thi môn Kinh tế vi mô.

Tổng hợp 788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 3

Câu 1: Công đoàn có xu hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc do làm:
a) Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn.
b) Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, điều có thể dẫn tới hiện tượng giảm cung về lao động trong khu vực không có công đoàn.
c) Giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.
d) Tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn.

Câu 2: Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là đúng?
a) Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt.
b) Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân trở nên vô trách nhiệm.
c) Việc trả tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.
d) Việc trả tiền lương theo mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ, giảm bớt tốc độ thay thế, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.

Câu 3: Chính sách nào sau đây của chính phủ không thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp?
a) Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm.
b) Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp.
c) Giảm tiền lương tối thiểu.
d) Tăng trợ cấp thất nghiệp.

Câu 4: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ làm tăng thất nghiệp tạm thời?
a) Mở rộng các chương trình đào tạo nghề.
b) Tăng trợ cấp thất nghiệp.
c) Giảm tiền lương tối thiểu.
d) Phổ biến rộng rãi thông tin về các công việc cần tuyển người làm.

Câu 5: Thất nghiệp tạm thời không phát sinh trong trường hợp nào dưới đây?
a) Sinh viên mới tốt nghiệp đi tìm việc làm.
b) Một số doanh nghiệp bị phá sản.
c) Một số công nhân từ bỏ công việc hiện tại để tìm việc làm mới.
d) Các công nhân từ bỏ các công việc hiện tại và thôi không tìm việc nữa.

Câu 6: Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển xuất hiện khi:
a) Tiền lương hoàn toàn linh hoạt.
b) Các công việc chỉ có hạn.
c) Cầu về lao động vượt quá cung về lao động tại mức lương hiện hành.
d) Thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo.

Câu 7: Các nhà kinh tế tin rằng sự cứng nhắc của tiền lương có thể là do:
a) Công đoàn
b) Luật về tiền lương tối thiểu.
c) Tiền lương hiệu quả.
d) Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 8: Theo lý thuyết về tiền lương hiệu quả, điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho năng suất cao hơn đi cùng với tiền lương cao hơn?
a) Tiền lương cao hơn cho phép công nhân mua được thức ăn giàu dinh dưỡng hơn.
b) Tiền lương cao hơn thu hút được các công nhân có chất lượng cao hơn.
c) Tiền lương cao hơn có thể làm tăng nỗ lực của công nhân do làm tăng chi phí mất việc.
d) Tiền lương cao hơn chuyển công nhân vào các thang thuế cao hơn, do đó họ cần làm việc tích cực hơn để duy trì mức thu nhập sau thuế như cũ.

Câu 9: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa:
a) Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế.
b) Thu nhập thực tế và GDP thực tế.
c) Mức giá chung và tổng lượng cầu.
d) Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

Câu 10: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung phản ánh mối quan hệ giữa:
a) Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế.
b) Thu nhập thực tế và GDP thực tế.
c) Mức giá chung và tổng lượng cung.
d) Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

Câu 11: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cầu:
a) Lãi suất.
b) Mức giá chung.
c) Thuế thu nhập.
d) Cung tiền.

Câu 12: Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không làm dịch chuyển đường tổng cung:
a) Giá nhiên liệu nhập khẩu.
b) Mức giá chung.
c) Thuế đánh vào nguyên liệu.
d) Tiền công.

Câu 13: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá có nghĩa là:
a) Đường tổng cầu dịch trái.
b) Đường tổng cầu dịch phải.
c) Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
d) Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

Câu 14: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là:
a) Đường tổng cầu dịch phải.
b) Đường tổng cầu dịch trái.
c) Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
d) Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

Câu 15: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của mức giá có nghĩa là:
a) Đường tổng cung dịch phải.
b) Đường tổng cung dịch trái.
c) Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.
d) Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.

Câu 16: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm mức giá có nghĩa là:
a) Đường tổng cung dịch phải.
b) Đường tổng cung dịch trái.
c) Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cung.
d) Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cung.

Câu 17: Mọi thứ khác không đổi, sự tăng lên của cung tiền danh nghĩa có nghĩa là:
a) Đường tổng cầu dịch phải.
b) Đường tổng cầu dịch trái.
c) Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
d) Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

Câu 18: Mọi thứ khác không đổi, sự cắt giảm cung tiền danh nghĩa có nghĩa là:
a) Đường tổng cầu dịch phải.
b) Đường tổng cầu dịch trái.
c) Sẽ có sự di chuyển xuống phía dưới dọc một đường tổng cầu.
d) Sẽ có sự di chuyển lên phía trên dọc một đường tổng cầu.

Câu 19: Chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho:
a) Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
b) Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
c) Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
d) Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.

Câu 20: Chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng sẽ làm cho:
a) Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
b) Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
c) Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
d) Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.

Câu 21: Các nhà hoạch định chính sách được gọi là đã “thích ứng” với một cú sốc cung bất lợi nếu họ:
a) Tăng tổng cầu và làm giá tăng hơn nữa.
b) Làm giảm tổng cầu và làm giá giảm.
c) Làm giảm tổng cung ngắn hạn.
d) Để nền kinh tế tự điều chỉnh.

Câu 22: Cú sốc cung có lợi là những thay đổi trong nền kinh tế:
a) Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái.
b) Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
c) Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
d) Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.

Câu 23: Cú sốc cung bất lợi là những thay đổi trong nền kinh tế:
a) Làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái kéo theo hiện tượng lạm phát đi kèm suy thoái.
b) Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
c) Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
d) Làm đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải đồng thời làm tăng tỉ lệ lạm phát trong nền kinh tế.

Câu 24: Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng dựa trên giả thiết:
a) Mức giá cố định.
b) Giá các yếu tố sản xuất cố định.
c) Sản lượng cố định.
d) Lợi nhuận cố định.

Câu 25: Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng:
a) Giảm khi sản lượng tăng.
b) Không thay đổi khi sản lượng tăng.
c) Tăng khi sản lượng tăng.

Câu 26: Đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng tương đối thoải ở mức sản lượng thấp bởi vì:
a) Nhu cầu về tiêu dùng ít co dãn với giá cả ở mức sản lượng thấp.
b) Các doanh nghiệp có các nguồn lực chưa sử dụng.
c) Lợi nhuận thông thường cao ở phần này của đường tổng cung do đó các doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng sản xuất.
d) Sản lượng cố định.

Câu 27: Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
a) Tăng mức giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế.
b) Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được một mức sản lượng cao hơn.
c) Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
d) Đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí.

Câu 28: Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là:
a) Mọi người chuyển sang mua sản phẩm thay thế khi giá cả của một loại hàng nào đó mà họ đang tiêu dùng tăng.
b) Giống với lý do làm cho đường cầu đối với một mặt hàng cụ thể có độ dốc âm.
c) Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và sẵn sàng mua nhiều hàng hơn.
d) Khi mức giá trong nước tăng, mọi người sẽ chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng sản xuất trong nước.

Câu 29: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
a) Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
b) Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
c) Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên.
d) Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm.

Câu 30: Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
a) Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
b) Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
c) Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.
d) Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.

Câu 31: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
a) Mức giá thấp hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
b) Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
c) Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi.
d) Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên.

Câu 32: Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
a) Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
b) Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
c) Mức giá cao hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm.
d) Mức giá cao hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng.

Câu 33: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
a) Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng cho vay, lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên.
b) Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền nắm giữ, làm giảm lượng cho vay, lãi suất tăng và chi tiêu đầu tư giảm đi.
c) Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua nhiều hàng của nước A hơn.
d) Mức giá của nước A trở nên thấp hơn làm cho người nước ngoài mua ít hàng của nước A hơn.

Câu 34: Theo hiệu ứng tỉ giá hối đoái, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì:
a) Mức giá cao hơn làm tăng giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng tăng lên.
b) Mức giá cao hơn làm giảm giá trị lượng tiền nắm giữ và tiêu dùng giảm đi.
c) Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng nội sang mua hàng ngoại.
d) Mức giá trong nước cao hơn làm cho một số người tiêu dùng chuyển từ mua hàng ngoại sang mua hàng nội.

Câu 35: Yếu tố nào sau đây không phải là lý do giải thích đường tổng cầu dốc xuống?
a) Hiệu ứng của cải.
b) Hiệu ứng lãi suất.
c) Hiệu ứng tỉ giá hối đoái.
d) Sự thay đổi các biến danh nghĩa không tác động đến các biến thực tế.

Câu 36: Trong mô hình AS-AD, 2 điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang phải?
a) Giảm thuế thu nhập cá nhân.
c) Tăng cung tiền danh nghĩa.
b) Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
d) Tăng thuế thu nhập cá nhân.

Câu 37: Trong mô hình AS-AD, điều nào sau đây có thể làm cho đường AD dịch chuyển sang trái?
a) Giảm thuế thu nhập cá nhân.
b) Các hộ gia đình và doanh nghiệp bi quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai.
c) Tăng cung tiền danh nghĩa.
d) Câu 1 và 3 đúng.

Câu 38: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu có thể làm cho:
a) Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm.
b) Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng.
c) Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.
d) Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.

Câu 39: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc sự dịch chuyển sang bên trái của đường tổng cầu có thể làm cho:
a) Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm.
b) Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều tăng.
c) Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm.
d) Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng.

Câu 40: Trong mô hình AD-AS, sự cắt giảm mức giá làm tăng cung tiền thực tế và tăng lượng tổng cầu được biểu diễn bằng:
a) Sự dịch chuyển của đường AD sang phải.
b) Sự dịch chuyển của đường AD sang trái.
c) Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.
d) Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)