788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 4

Mục Lục

788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô phần 4 là một bộ đề cương ôn tập được tổng hợp vào năm 2023, từ các đề thi giữa kỳ & cuối kỳ môn Kinh tê vĩ mô của các trường đại học. Nội dung là các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các kiến thức về các khái niệm kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóa, tiền tệ. Bộ đề cương này đã kèm đáp án nên rất phù hợp cho các bạn sinh viên ngành kinh tế muốn tự học để chuẩn bị cho kì thi môn Kinh tế vi mô.

Đề cương 788 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô – Phần 4

Câu 1: Khi tính số nhân chi tiêu chính phủ, chúng ta:
a) Giả thiết chi tiêu chính phủ là trung lập – chúng không ảnh hưởng đến chi tiêu tư nhân.
b) Đã tự lừa dối mình vì chi tiêu chính phủ cần được tài trợ và thuế tăng sẽ làm triệt tiêu bất cứ ảnh hưởng kích thích nào từ tăng chi tiêu chính phủ.
c) Đã ngầm định giả thiết rằng các khoản mục chính phủ mua sẽ có ích cho xã hội và không phải là các dự án đơn thuần tạo việc làm.
d) Cần phải biết giá trị của MPC.

Câu 2: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình tăng tiết kiệm?
a) Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
b) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
c) Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
d) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Câu 3: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
a) Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
b) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
c) Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
d) Câu 1 và 3 đúng.

Câu 4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?
a) Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.
b) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
c) Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
d) Tất cả các câu trên đúng.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới?
a) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
b) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
c) Thu nhập khả dụng giảm.
d) Câu 2 và 3 đúng.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây có thể làm dịch chuyển đường tiêu dùng lên trên?
a) Thu nhập khả dụng tăng.
b) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.
c) Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
d) Câu 1 và 2 đúng.

Câu 7: Độ dốc của đường tiết kiệm bằng (chọn 2 đáp án đúng):
a) S/Yd.
b) 1 – MPC.
c) MPS.
d) MPC.

Câu 8: Độ dốc của đường C = (chọn 2 đáp án đúng):
a) C/Yd.
b) MPC.
c) 1 – MPS.
d) MPS.

Câu 9: Nếu hàm tiết kiệm là S = -25 + 0,4Yd, thì hàm tiêu dùng sẽ có dạng:
a) C = -25 + 0,4Yd
b) C = 25 – 0,4Yd
c) C = 25 + 0,6Yd
d) C = 25 – 0,4Yd

Câu 10: Nếu hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd, thì hàm tiết kiệm sẽ là:
a) S = 50 + 0,2Yd
b) S = 50 – 0,2Yd
c) S = -50 + 0,2Yd
d) S = -50 + 0,8Yd

Câu 11: Trên phần đường tiêu dùng nằm bên dưới đường 45 độ, thì các hộ gia đình:
a) Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
b) Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
c) Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
d) Tiết kiệm tăng.

Câu 12: Trên phần đường tiêu dùng nằm phía trên đường 45 độ, các hộ gia đình:
a) Chi tiêu tất cả phần thu nhập tăng thêm.
b) Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng của họ.
c) Đang tiết kiệm một phần thu nhập khả dụng của họ.
d) Tiết kiệm tăng.

Câu 13: Câu nào dưới đây là đúng khi đề cập đến mối quan hệ giữa MPC và MPS?
a) Nếu MPC tăng, thì MPS cũng tăng.
b) Nếu MPS giảm, thì MPC cũng giảm.
c) MPC – MPS = 1.
d) MPC + MPS = 1

Câu 14: Điều nào dưới đây được coi là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự biến động của đầu tư?
a) Sự thay đổi lãi suất thực tế.
b) Sự thay đổi kỳ vọng về triển vọng thị trường trong tương lai.
c) Sự thay đổi lạm phát dự tính.
d) Sự thay đổi lãi suất danh nghĩa.

Câu 15: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và tổng chi tiêu dự kiến:
a) Giống như sự khác nhau giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng.
b) Bằng với thâm hụt ngân sách của chính phủ.
c) Bằng với cán cân thương mại.
d) Phản ánh sự thay đổi hàng tồn kho ngoài kế hoạch của các doanh nghiệp.

Câu 16: Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu nếu sản lượng không ở trạng thái cân bằng:
a) Sự can thiệp của chính phủ là cần thiết nhằm đảm bảo rằng sản lượng thay đổi theo hướng hợp lý.
b) Sản lượng sẽ thay đổi cho tới khi đạt trạng thái cân bằng ở mức sản lượng trong dài hạn của nền kinh tế.
c) Thất nghiệp phải quá nhiều trong nền kinh tế.
d) Sản lượng luôn có xu hướng thay đổi cho tới khi cân bằng với tổng chi tiêu dự kiến.

Câu 17: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm phía trên đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
a) Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
b) Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
c) Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
d) Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.

Câu 18: Xét một nền kinh tế giản đơn. Theo cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu tại những vị trí trên đường tiết kiệm và nằm bên dưới đường đầu tư chúng ta có thể khẳng định rằng:
a) Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
b) Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ giảm.
c) Tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.
d) Tiết kiệm dự kiến lớn hơn đầu tư dự kiến và sản lượng sẽ tăng.

Câu 19: Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế đóng có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất biên là 25%. Ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiêu dùng tự định 50 là:
a) Thu nhập giảm 250.
b) Thu nhập giảm 125.
c) Thu nhập giảm 200.
d) Thu nhập giảm 100.

Câu 20: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập. Giả sử chính phủ giảm bớt cả thuế và chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó:
a) Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi.
b) Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi.
c) Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng.
d) Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm.

Câu 21: Trong mô hình thu nhập – chi tiêu về nền kinh tế giản đơn, đầu tư tăng 20 sẽ làm cho sản lượng tăng 100, nếu:
a) MPS = 1/5.
b) MPC = 1/5.
c) Tỉ lệ thu nhập so với đầu tư là 4/5.
d) Nếu sự thay đổi tiêu dùng chia cho sự thay đổi thu nhập bằng 5/4.

Câu 22: Lý do mà sự gia tăng của chi tiêu tự định dẫn đến sự gia tăng lớn hơn của thu nhập cân bằng là:
a) Khi các doanh nghiệp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, điều này đến lượt nó sẽ làm tăng tiêu dùng.
b) Số nhân tăng lên cùng với sự gia tăng của chi tiêu tự định.
c) Khi sản lượng tăng, giá cả tăng, và điều này làm sản lượng tiếp tục tăng.
d) Khi sản lượng tăng, dân cư giảm tiết kiệm, do đó làm tăng tiêu dùng và tổng cầu.

Câu 23: Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá trị của số nhân thuế là:
a) -0,75
b) -1,50
c) -3,00
d) -4,00

Câu 24: Trong nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập, nếu MPS = 0,25, giá trị của số nhân chi tiêu là:
a) 0,75
b) 1,50
c) 3,00
d) 4,00

Câu 25: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi xuất khẩu tăng thêm 66 tỉ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ tăng thêm:
a) 66 tỉ
b) 120 tỉ
c) 16 tỉ
d) 100 tỉ

Câu 26: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu hướng nhập khẩu cận biên bằng 0,3, thì khi đầu tư giảm bớt 132 tỉ đồng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ giảm bớt:
a) 132 tỉ
b) 240 tỉ
c) 32 tỉ
d) 200 tỉ

Câu 27: Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập. Nếu hàm tiêu dùng là C = 400 + 0,75Yd, thì ảnh hưởng của việc giảm thuế đi 100 đến mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
a) Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 400
b) Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 300
c) Sản lượng cân bằng sẽ giảm đi 300
d) Sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm 100

Câu 28: Giả sử đầu tư tăng thêm 250 và xuất khẩu tăng thêm 650. Với xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC = C/Y) là 0,8 và MPM bằng 0,05, thì thu nhập quốc dân sẽ tăng thêm:
a) 900
b) 2025
c) 3600
d) 4500

Câu 29: Hai điều nào dưới đây là ví dụ về chính sách tài khoá mở rộng?
a) Tăng chi tiêu chính phủ
b) Tăng thuế
c) Tăng trợ cấp cho các hộ gia đình
d) Giảm chi tiêu chính phủ

Câu 30: Hai yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
a) Thuế thu nhập luỹ tiến
b) Xuất khẩu
c) Trợ cấp thất nghiệp
d) Thuế thu nhập cá nhân

Câu 31: Yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?
a) Thuế không phụ thuộc vào thu nhập
b) Xuất khẩu
c) Trợ cấp thất nghiệp
d) Câu 1 và 3 đúng

Câu 32: Thâm hụt ngân sách phát sinh khi nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công được gọi là:
a) Thâm hụt thực tế
b) Thâm hụt chu kỳ
c) Thâm hụt cơ cấu
d) Thâm hụt dự kiến

Câu 33: Chính phủ có thể khắc phục thâm hụt ngân sách cơ cấu bằng cách:
a) Tăng chi tiêu chính phủ vì nó làm tăng thu nhập và tổng doanh thu từ thuế
b) Tăng trợ cấp thất nghiệp nhằm kích thích tiêu dùng của các hộ gia đình
c) Giảm chi tiêu và tăng thuế
d) Không thể khắc phục được bởi vì đây là hiện tượng cố hữu của nền kinh tế

Câu 34: Cán cân ngân sách chính phủ:
a) Luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái
b) Luôn thặng dư trong thời kỳ bùng nổ
c) Có phụ thuộc vào những biến động kinh tế trong ngắn hạn
d) Luôn thâm hụt ở tất cả các nước

Câu 35: Tăng chi tiêu chính phủ sẽ:
a) Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng thuế
b) Không ảnh hưởng đến tổng cầu trừ khi được tài trợ bằng phát hành tiền
c) Không ảnh hưởng đến tổng cầu nếu nó được sử dụng cho quốc phòng
d) Làm tổng cầu tăng nhiều hơn so với giảm thuế cùng một lượng

Câu 36: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiết kiệm là S = -100 + 0,2Yd. Số nhân chi tiêu chính phủ là:
a) 0,8
b) 1,25
c) 4
d) 5

Câu 37: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8Yd. Số nhân thuế là:
a) -0,8
b) -1,25
c) -4
d) -5

Câu 38: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ giảm chi tiêu 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
a) Giảm 5 tỉ đồng
b) Giảm 4 tỉ đồng
c) Tăng 5 tỉ đồng
d) Tăng 4 tỉ đồng

Câu 39: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu chính phủ tăng chi tiêu 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
a) Giảm 5 tỉ đồng
b) Giảm 4 tỉ đồng
c) Tăng 5 tỉ đồng
d) Tăng 4 tỉ đồng

Câu 40: Xét một nền kinh tế đóng có thuế độc lập với thu nhập và hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,8(Y – T). Nếu thuế giảm 1 tỉ đồng, thì thu nhập cân bằng sẽ:
a) Giảm 5 tỉ đồng
b) Giảm 4 tỉ đồng
c) Tăng 5 tỉ đồng
d) Tăng 4 tỉ đồng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)