Trắc nghiệm Toán 8 Chương 9 Bài 35: Định lý Pythagore và ứng dụng là một trong những đề thi thuộc Chương 9 – Tam giác đồng dạng trong chương trình Toán lớp 8. Đây là một trong những nội dung trọng tâm và thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh ở phần hình học.
Trong bài học này, học sinh cần nắm vững:
- Định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông, tức là: \( a^2 + b^2 = c^2 \) với cc là cạnh huyền.
- Định lý Pythagore đảo: Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại, thì đó là tam giác vuông.
- Ứng dụng: Tính độ dài cạnh chưa biết trong tam giác vuông, kiểm tra một tam giác có vuông hay không, và áp dụng trong các bài toán thực tế như đo chiều cao, khoảng cách, độ nghiêng,…
Ngoài ra, học sinh còn được rèn luyện tư duy logic và kỹ năng tính toán chính xác khi vận dụng định lý này vào các bài toán thực hành.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Toán 8 Chương 9 Bài 35 Định lý Pythagore và ứng dụng
Câu 1: Một tam giác có cạnh huyền bằng 20cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 3 và 4. Tính độ dài các cạnh góc vuông
A. 9 cm; 12 cm
B. 10 cm; 16 cm
C. 12 cm; 16 cm
D. 12 cm; 14 cm
Câu 2: Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 20 cm. Kẻ AH vuông góc BC. Biết BH = 9 cm; HC = 16 cm. Tính AB, AH
A. AH = 12 cm; AB = 15 cm
B. AH = 10 cm; AB = 15 cm
C. AH = 15 cm; AB = 12 cm
D. AH = 12 cm; AB = 13 cm
Câu 3: Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 8 cm. Kẻ AH vuông góc BC. Biết BH = 3,6 cm; HC = 6,4 cm. Tính AB, AH
A. AH = 4,8 cm; AB = 6 cm
B. AH = 8,4 cm; AB = 6 cm
C. AH = 4 cm; AB = 6 cm
D. AH = 5 cm; AB = 6 cm
Câu 4: Cho hình vẽ. Tính x:
A. x = 10 cm
B. x = 11 cm
C. x = 8 cm
D. x = 5 cm
Câu 5: Cho hình vẽ. Tính x:
A. x = 22 cm
B. x = 32 cm
C. x = 20 cm
D. x = 24 cm
Câu 6: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau
A. 15 cm; 8 cm; 18 cm
B. 21 dm; 20 dm; 29 dm
C. 5 m; 6 m; 8 m
D. 2 m; 3 m; 4 m
Câu 7: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau
A. 11 cm; 7 cm; 8 cm
B. 12 dm; 15 dm; 18 dm
C. 9 m; 12 m; 15 m
D. 6 m; 7 m; 9 m
Câu 8: Cho hình vẽ. Tính x:
A. AB = 7
B. AB = 8
C. \( AB = \sqrt{78} \)
D. \( AB = \sqrt{80} \)
Câu 9: Cho hình vẽ. Tính x:
A. x = 6 cm
B. x = 3 cm
C. x = 5 cm
D. x = 4 cm
Câu 10: Cho ABCD là hình vuông cạnh 4 cm (hình vẽ). Khi đó, độ dài đường chéo AC là
A. \( AC = \sqrt{32} \) cm
B. \( AC = 5 \) cm
C. \( AC = \sqrt{30} \) cm
D. \( AC = 8 \) cm
Câu 11: Cho tam giác ABC vuông tại B khi đó:
A. \( AB^2 + BC^2 = AC^2 \)
B. \( AB^2 – BC^2 = AC^2 \)
C. \( AB^2 + AC^2 = BC^2 \)
D. \( AB^2 = AC^2 + BC^2 \)
Câu 12: Cho tam giác MNP vuông tại P. Khi đó:
A. \( MN^2 = MP^2 – NP^2 \)
B. \( MP^2 = MN^2 + NP^2 \)
C. \( NP^2 = MN^2 + MP^2 \)
D. \( MN^2 = NP^2 + MP^2 \)
Câu 13: Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 2 dm
A. BC = 4 dm
B. \( BC = \sqrt{6} \) dm
C. BC = 8 dm
D. \( BC = \sqrt{8} \) dm
Câu 14: Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 4 dm
A. BC = 6 dm
B. \( BC = \sqrt{23} \) dm
C. BC = 4 dm
D. \( BC = \sqrt{32} \) dm
Câu 15: Một tam giác có cạnh huyền bằng 26 cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 5 và 12. Tính độ dài các cạnh góc vuông
A. 12 cm; 24 cm
B. 10 cm; 22 cm
C. 10 cm; 24 cm
D. 15 cm; 24 cm