Trắc nghiệm Luật hình sự đề 7 là một phần quan trọng trong chương trình học của môn Luật Hình Sự, được biên soạn để đánh giá hiểu biết và khả năng áp dụng pháp luật của sinh viên chuyên ngành Luật. Nội dung đề thi tập trung vào các quy định pháp luật hình sự và cách áp dụng chúng trong thực tiễn, bao gồm các tình huống giả định để sinh viên phân tích và đưa ra phương án xử lý.
Đề thi này đặc biệt phù hợp với sinh viên năm cuối, giúp họ chuẩn bị tốt cho các kỳ thi tốt nghiệp và công việc thực tiễn sau này. Hãy cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay bây giờ nhé!
Trắc nghiệm Luật hình sự – Đề 7 (có đáp án)
Câu 1. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Trong mọi trường hợp một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 Bộ luật hình sự là mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Trong một tội danh bắt buộc phải có 2 loại cấu thành tội phạm cấu thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
A. Đông
B. Sai
Câu 6. Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ Điều chỉnh.
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Đối tượng tác động của một tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
Á Đông
B. Sai
Câu 9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 11. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 12. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
A. Đúng
B. Sai
Câu 13. Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 14. Mục đích phạm tội có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.
A. Đúng
B. Sai
Câu 15. Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 16. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
A. Đúng
B. Sai
Câu 17. Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
A. Đúng
B. Sai
Câu 18. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 19. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình
su.
A. Đúng
B. Sai
Câu 20. Mỗi tội phạm chi trực tiếp xâm hại đến 1 quan hệ xã hội cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
Câu 21. Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của người
phạm tội..
A. Đúng
B. Sai
Câu 23. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 24, Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
A. Đúng
B. Sai
Câu 25. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành trong mọi trường hợp đều là
đồng phạm.
A. Đúng
B. Sai

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.