Đề thi trắc nghiệm Giải phẫu bệnh – Đề số 7

Năm thi: 2023
Môn học: Giải phẩu
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Giải phẩu
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi  trắc nghiệm Giải phẫu bệnh – Đề số 7 là bộ đề thi gồm những câu hỏi trọng tâm về môn Giải phẫu bệnh, được biên soạn dành cho sinh viên Y khoa. Bộ đề này tổng hợp các kiến thức cơ bản và nâng cao về các bệnh lý thường gặp, cách chẩn đoán thông qua các mẫu mô, tế bào, và các cơ chế bệnh sinh. Được biên soạn bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm từ trường Đại học Y Hà Nội, đề thi này đặc biệt hữu ích cho các sinh viên năm thứ 3 thuộc ngành Y đa khoa, giúp củng cố và kiểm tra kiến thức trước các kỳ thi quan trọng. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá phần 1 của bộ đề thi này và bắt đầu kiểm tra kiến thức của bạn ngay nhé!

Bộ Đề thi thử trắc nghiệm Giải phẫu bệnh – Đề số 7 (có đáp án)

Câu 1: Đặc điểm vi thể của Lymphôm Hodgkin dạng hỗn hợp:
A. Hiện diện nhiều tế bào Reed-Sternberg điển hình
B. Ít tế bào phản ứng
C. Tuổi mắc bệnh nhỏ tuổi
D. Loại mô học này chiếm đa bệnh Hodgkin

Câu 2: Đặc điểm không phải của lymphôm Hodgkin dạng ít lymphô bào:
A. Hiện diện các tế bào u rất dị dạng
B. Ít phản ứng lymphô bào
C. Tiên lượng tốt
D. Thường kèm với bệnh HIV

Câu 3: Xếp giai đoạn trong bệnh Hodgkin dựa vào:
A. Dựa trên số lượng hạch to và liên quan với cơ hoành
B. Tổn thương 1 hạch.
C. Tổn thương hai hay nhiều hạch
D. Bệnh có nhiều hạch toàn thân

Câu 4: Yếu tố tiên lượng tốt trong bệnh Hodgkin:
A. Bệnh Hodgkin loại ít lymphô bào
B. Nam giới, và > 40 tuổi, hạch to
C. Bệnh Hodgkin loại xơ cục
D. Sự hiện diện của triệu chứng “B”

Câu 5: Đặc điểm của bệnh lymphôm không Hodgkin:
A. Là ung thư hạch thứ phát
B. Đa số tế bào u có nguồn gốc từ tế bào lymphô B
C. Lymphôm loại tế bào T ngoại biên cũng thường gặp
D. Có tiên lượng tốt hơn lymphôm Hodgkin

Câu 6: Phân loại Bệnh lymphôm không Hodgkin dựa vào:
A. Nguồn gốc giải phẫu học (trung tâm, ngoại vi)
B. Kiến trúc mô học (lan tỏa hay khu trú)
C. Loại tế bào chiếm ưu thế (tâm bào, nguyên tâm bào, nguyên bào lymphô và nguyên bào miễn dịch)
D. Tất cả các yếu tố trên

Câu 7: Phân loại Bệnh lymphôm không Hodgkin được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam:
A. Rappaport (1966)
B. Working Formulation (1981)
C. Kiel và Lukes-Collins (1975)
D. R.E.A.L (1994)

Câu 8: Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng nhất của lymphôm không Hodgkin:
A. Xuất độ rất khác nhau tùy vào loại mô học
B. Nhóm hạch to không liên tục, điều trị không chỉ bằng phẫu thuật cắt hạch đơn thuần
C. Thường xuất hiện ở hạch và lách
D. Hầu hết các tế bào lymphôm không Hodgkin có nguồn gốc từ các tế bào lymphô B

Câu 9: Đặc điểm lâm sàng quan trọng nhất lymphôm không Hodgkin:
A. Có thể xảy ra ở tất cả các hạch trên cơ thể
B. Có thể xảy ra ngoài hạch
C. Thường lan xa, xâm nhập tủy, màng não tại thời điểm chẩn đoán
D. Hiếm gặp ở trẻ em

Câu 10: Tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng nhất lymphôm không Hodgkin:
A. Hạch to, không đau: hay gặp ở hạch cổ, bẹn, và hạch nách
B. Bệnh nhân có triệu chứng “B”
C. Cấu trúc của mô hạch bị phá vỡ
D. Xâm nhập mô xung quanh

Câu 11: Đặc điểm của lymphôm không Hodgkin dạng nang:
A. Thường gặp bệnh nhân trẻ tuổi
B. Nam nhiều hơn nữ
C. Xếp cấu trúc nang có kích thước khác nhau, xếp đè lưng nhau
D. Các nang có trung tâm mầm

Câu 12: Theo phân loại Working Formulation, lymphôm không Hodgkin có độ ác tính thấp:
A. Lymphôm loại tế bào lớn
B. Lymphôm loại lymphô bào
C. Lymphôm loại nguyên bào miễn dịch
D. Lymphôm loại Burkitt

Câu 13: Theo phân loại Working Formulation, lymphôm không Hodgkin có độ ác tính cao:
A. Lymphôm loại lymphô bào
B. Dạng nang, loại tế bào nhỏ có khía
C. Lymphôm Burkitt
D. Dạng nang, loại hỗn hợp tế bào

Câu 14: Đặc điểm lâm sàng không có trong lymphôm không Hodgkin dạng nang:
A. Hạch to, không đau
B. Sốt, đổ mồ hôi ban đêm, và mệt mỏi
C. Xâm nhập tủy xương 85% trường hợp
D. Thường được chẩn đoán sớm

Câu 15: Đặc điểm của lymphôm không Hodgkin loại lymphô bào:
A. Gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi
B. Chiếm hầu hết các trường hợp lymphôm không Hodgkin
C. Cấu trúc hạch bị xóa, không còn nang lymphô và các xoang
D. Tiên lượng xấu

Câu 16: Đặc điểm không có trong lymphôm không Hodgkin loại tế bào lớn:
A. Bệnh nhân lớn tuổi (>60 tuổi)
B. Chiếm 15% lymphôm trẻ em và 50% trường hợp lymphôm ở người lớn
C. Nam giới nhiều hơn nữ giới
D. Có độ ác tính thấp

Câu 17: Đặc điểm giải phẫu bệnh quan trọng của lymphôm không Hodgkin loại Burkitt:
A. Xảy ra hàng loạt ở châu Phi
B. Kèm với nhiễm EBV
C. Tạo nên hình ảnh vi thể “bầu trời sao”
D. Có độ ác tính thấp

Câu 18: Các biến chứng thường gặp nhất của lymphôm không Hodgkin loại Burkitt:
A. Hội chứng phân giải u
B. Đặc trưng bởi nhiễm toan chuyển hóa, tăng urê huyết, tăng kali máu, và tăng phosphate
C. Suy thận cấp tính
D. Kèm với nhiễm EBV

Câu 19: Đặc điểm không có trong lymphôm không Hodgkin loại nguyên bào lymphô:
A. Ác tính thấp
B. Thường gặp ở nam giới, tuổi từ 15-20
C. Thường gặp hạch ở trung thất
D. Vi thể các nguyên bào lymphô với bờ nhân không đều, hạt nhân nhỏ, và rất ít tế bào chất

Câu 20: Đặc điểm không có trong lymphôm không Hodgkin loại lymphôm Malt:
A. Lymphôm xuất phát từ mô lymphô ở niêm mạc
B. Liên quan đến nhiễm Helicobacter pylori ở dạ dày, viêm tuyến giáp Hashimoto, và hội chứng Sjögren
C. Lymphôm MALT có thể thoái triển
D. Tế bào u là loại tế bào lymphô dòng T

Câu 21: Đặc điểm của lymphôm tế bào lymphô dòng T:
A. Thường gặp hơn lymphôm loại tế bào B
B. Thường xảy ra ở hạch
C. Có hai bệnh thường gặp là Mycosis fungoides và hội chứng Sézary
D. Thường liên quan đến nhiễm EBV

Câu 22: Lymphôm Burkitt có đặc điểm:
A. Thường xuất hiện ở trẻ em
B. Tế bào u rất đa dạng
C. Có dạng cục
D. Không có tổn thương nội tạng

Câu 23: Lymphôm nguyên bào lymphô:
A. Chỉ gặp ở trẻ em
B. Có tiên lượng rất tốt
C. Có thể ở dạng cục
D. Chiếm khoảng 5% lymphôm không Hodgkin

Câu 24: Lymphôm tế nguyên bào miễn dịch KHÔNG CÓ đặc điểm:
A. Có độ ác tính thấp
B. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi
C. Tế bào có hạt nhân to nằm ở trung tâm
D. Có nhiều phân bào

Câu 25: Áp xe hạch có đặc điểm:
A. Giai đoạn cuối của viêm hạch cấp
B. Thường do viêm lao
C. Thường do virus
D. Chất hoại tử hạch chứa vi khuẩn và bạch cầu đa nhân

Câu 26: Bọc nhầy không có đặc điểm?
A. Là tổn thương thường gặp của tuyến nước bọt
B. Thường do chấn thương hay tắc nghẽn tuyến nước bọt
C. Vi thể hiện diện chất tiết, đại thực bào, mô đệm thấm nhập nhiều tế bào viêm
D. Dễ nhầm với carcinôm nhầy – bì tuyến nước bọt

Câu 27: U Warthin không có đặc điểm?
A. Thường gặp ở tuyến mang tai
B. Nam giới nhiều hơn nữ giới
C. Vi thể lót hai lớp tế bào thượng mô, và mô đệm lymphô, có thể có các trung tâm mầm
D. Thường hóa ác

Câu 28: Carcinôm nhầy – bì không có đặc điểm?
A. Là u ác tính hiếm gặp của tuyến nước bọt
B. Khoảng 65% xảy ra ở tuyến mang tai
C. Chiếm khoảng 15% của tất cả các khối u tuyến nước bọt
D. Vi thể bao gồm các hỗn hợp các tế bào gai, và tế bào tiết chất nhầy, và các tế bào trung gian

Câu 29: Tiên lượng Carcinôm nhầy – bì chủ yếu dựa vào?
A. Độ mô học
B. Vị trí tuyến nước bọt bị tổn thương
C. Giai đoạn lâm sàng của bệnh
D. Mức độ xâm nhập mô đệm

Câu 30: Bệnh lao được gọi tên như vậy (tuberculosis) vì dựa trên tổn thương cơ bản là:
A. Hang lao
B. Nang lao
C. Chất bã đậu
D. Củ lao

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)