Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 2

Làm bài thi

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 2 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đây là đề được xây dựng dựa trên định hướng và cấu trúc chính thức của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh rèn luyện tư duy khoa học và làm quen với định dạng đề thi mới.

Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, được phân bổ theo các chuyên đề trọng tâm trong chương trình Sinh học lớp 12: từ di truyền học, biến dị, quy luật di truyền, tiến hóa, cho đến sinh thái học và ứng dụng di truyền học trong đời sống. Nội dung đề bám sát thực tế, có tính phân hóa cao, phù hợp cho cả mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh luyện tập kỹ năng làm bài, củng cố kiến thức, và nâng cao khả năng phân tích – tổng hợp thông tin trong thời gian ngắn.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn bắt đầu luyện tập với đề số 2 này và kiểm tra trình độ của bạn ngay hôm nay!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. $NO_3^-$ thành $NH_4^+$.
B. $NO_3^-$ thành $NO_2^-$.
C. $NH_4^+$ thành $NO_2^-$.
D. $NO_2^-$ thành $NO_3^-$.

Câu 2: Quang hợp có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật?
A. Cung cấp năng lượng và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể thực vật.
B. Cung cấp carbon dioxide là nguồn nguyên liệu trong pha sáng của quá trình quang hợp.
C. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
D. Cung cấp oxygen là nguồn nguyên liệu trong pha tối của quá trình quang hợp.

Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
B. mã mở đầu
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin

Câu 4: Điều hòa hoạt động của gen là:
A. Điều hòa lượng sản phẩm của gen
B. Điều hòa lượng protein được tạo ra
C. Điều hòa lượng ARN, AND được tạo ra.
D. Điều hòa hoạt động gen

Câu 5: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại
A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc vài cặp nucleotit
B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc một vài nucleotit
C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit
D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit

Câu 6:  Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
A. nghiên cứu tế bào học.
B. nghiên cứu di truyền phân tử.
C. nghiên cứu phả hệ.
D. nghiên cứu di truyền quần thể.

Câu 7: Khi nói về nhiệm vụ của Di truyền y học tư vấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Góp phần chế tạo ra 1 số loại thuốc chữa bệnh di truyền
B. Định hướng sinh đẻ để dự phòng và hạn chế hậu quả xấu của các bệnh di truyền
C. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp
D. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên và khả năng mắc 1 loại bệnh di truyền nào đó ở thế sau

Câu 8: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là
A. liệu pháp gen.
B. thêm chức năng cho tế bào.
C. phục hồi chức năng của gen.
D. khắc phục sai hỏng di truyền.

Câu 9: Bệnh pheniketo niệu và bệnh bạch tạng ở người do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen này dự định sinh con. Xác suất họ sinh 2 đứa con trong đó có 1 đứa mắc 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?
A. 1/8
B. 3/8
C. 3/64   
D. 1/4

Câu 10. Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống
A. lúa       
B. cà chua
C. dưa hấu
D. nho

Câu 11. Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.
B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
C. những biến đổi do tập quán hoạt động
D. biến dị di truyền

Câu 12. Theo  Đacuyn, kết quả  của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên lòai sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường
B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.

Câu 13.  Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
B. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
C. Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.
D. Đột biến gen và di nhập gen.

Câu 14.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. Di – nhập gen

Câu 15. Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 17. Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các  quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời

Câu 18: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI (GV soạn: Nguyễn Thị Loan)

Câu 1. Dựa trên hình mô tả hệ tuần hòan và kiến thức đã học, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?

a. Hình 1 là hệ tuần hòa hở.(đúng)
b. Hình 2 là hệ tuần hòa kín.(đúng)
c. Hình 1: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.(sai)
d. Hình 2:  Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.(sai)

Câu 2: Một phân tử DNA của vi khuẩn được đánh dấu nguyên tử nitrogen phóng xạ $N^{15}$ ở cả hai mạch. Người ta đem vi khuẩn này nuôi trong môi trường chỉ có $N^{14}$ cho nó nhân đôi 5 lần. Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a. Số phân tử DNA con được tạo thành sau nhân đôi là 64. [S]
b. Số phân tử DNA có cấu trúc 2 mạch polynucleotide được xây dựng từ $N^{15}$ là 32. [S]
c. Số phân tử DNA có cấu trúc 1 mạch polynucleotide được xây dựng từ $N^{15}$ và 1 mạch polynucleotide được xây dựng từ $N^{14}$ là 2. [Đ]
d. Ở thế hệ thứ 3, chỉ có dạng phân tử DNA được xây dựng từ $N^{14}$. [S]

Câu 3. Khi nói về di truyền gene ngoài nhân, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a) Mọi di truyền tế bào chất đều là di truyền theo dòng mẹ.[Đ]
b) Gene nằm trong tế bào chất có khả năng bị đột biến nhưng không thể biểu hiện thành kiểu hình. [S]
c) Di truyền qua tế bào chất xảy ra ở nhiều đối tượng như ngựa đực giao phối với lừa cái tạo con la.[S]
d) Ứng dụng hiện tượng bất thụ đực, người ta tạo ra hạt lai mà không cần tốn công hủy phấn hoa cây mẹ.[Đ]

Câu 4: Hai loài cá hồi sinh sống trong các suối ở một vùng núi. Kết quả nghiên cứu hoạt tính của một loại enzyme ở hai loài dưới tác động của nhiệt độ được trình bày ở Hình 10.

Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a) Loài 1 có khả năng chịu lạnh tốt hơn loài 2.[Đ]
b) Nếu nuôi chung 2 loài với số lượng tương tương ở 12,50C, loài 2 có khả năng bị loại bỏ nhanh hơn do cạnh tranh loại trừ. [S]
c) Ở môi trường tự nhiên, tần số bắt gặp hai loài cá này sống tách biệt cao hơn chúng cùng sống trong một khu vực. [Đ]
d) Vùng núi này có nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng thấp do biến đổi khí hậu. Trong một số thập niên tới, loài 2 sẽ thay đổi khu vực phân bố. [Đ]

PHẦN III: TRẢ LỜI NGẮN (GV soạn: Phạm Văn Tùng)
CÂU 1_Biết: Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của các cơ thể như sau: 2n, 3n, 4n, 2n+1, 2n-1, 2n-1-1, 2n+1+1. Có bao nhiêu cơ thể thuộc dạng dị bội (lệch bội)? Đáp án: 4

CẦU 2_Vận dụng: Cho biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai: AaBbDd × AaBbDd, đời con có kiểu gene dị hợp về cả 3 cặp gene chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? Đáp án: 12,5% (0.125)

CÂU 3 _ Hiểu: Ở loài chuột đồng người ta thống được:
Biết allele A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với allele a quy định lông trắng, cá thể mang gene dị hợp về 2 allele này cho lông xám. Tổng tần số allele A quần thể 1 và tần số allele a quần thể 2 là: Đáp án: 1.45 (Tần số alellele A của quần thề 1 là 0,85 và tần số allele a quần thể 2 là 0,6)

CÂU 4_ Biết: Quá trình tiến hóa hóa học diễn ra theo một trình tự gồm mấy giai đoạn chính? Đáp án: 2

CÂU 5_ Hiểu: Diện tích khu vực nghiên cứu là 100 mét vuông được chia thành 100 ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn gồm 16 cá thể của một loài đang xét. Vậy kích thước quần thể của loài đang xét là bao nhiêu? Đáp án: 1600

CÂU 6_Hiểu: Trong một quần xã ruộng lúa có các sinh vật sau: Cây lúa, cỏ lồng vực, cá lóc, cá rô, chim ăn hạt, sâu ăn lúa. Trong quần xã này dựa vào cấu trúc chức năng dinh dưỡng thì nhóm sinh vật tiêu thụ có bao nhiêu loài sinh vật? Đáp án: 4

—————————-

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: