Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 4

Làm bài thi

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 4 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đây là đề thi được xây dựng dựa theo khung chuẩn của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, phù hợp để học sinh lớp 12 luyện tập và nâng cao năng lực trước kỳ thi chính thức.

Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao quát đầy đủ các chuyên đề trọng tâm như: cơ chế di truyền, quy luật di truyền, biến dị, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng di truyền học trong thực tiễn. Đề có sự phân hóa hợp lý, giúp học sinh rèn luyện từ mức độ nhận biết – thông hiểu đến vận dụng – vận dụng cao. Mỗi câu hỏi không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn giúp học sinh phát triển kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu và tư duy phản biện.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá ngay đề số 4 và rèn luyện thật vững vàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!

  • Số trang: 5 trang
  • Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

 

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LƯA CHỌN (GV soạn: Đinh Quang Tuấn)
Câu 1: $NH_4^+$ trong đất chuyển hóa thành $NO_3^-$ là do nhóm vi sinh vật nào?
A. Vi khuẩn cố định nitrogen.
B. Vi khuẩn Nitrate hóa.
C. Vi khuẩn kí sinh.
D. Vi khuẩn phản nitrate.

Câu 2: Khí oxygen được giải phóng qua quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. $CO_2$.
B. $H_2O$.
C. $N_2O$.
D. $C_6H_{12}O_6$.

Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 4: Điều hoà hoạt động của gen là:
A. Điều hoà lượng sản phẩm của gen
B. Điều hoà lượng protein được tạo ra
C. Điều hoà lượng ARN, AND được tạo ra.
D. Điều hoà hoạt độn gen điều hoà

Câu 5: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.

Câu 6:  Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
A. nghiên cứu tế bào học.
B. nghiên cứu di truyền phân tử.
C. nghiên cứu phả hệ.
D. nghiên cứu di truyền quần thể.

Câu 7: Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử?
A. Bệnh hồng cầu hình liềm.
B. Bệnh bạch tạng.
C. Bệnh máu khó đông.
D. Bệnh mù màu đỏ-lục.

Câu 8: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là
A. liệu pháp gen.
B. thêm chức năng cho tế bào.
C. phục hồi chức năng của gen.
D. khắc phục sai hỏng di truyền.

Câu 9: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?
A. P: Aa x Aa
B. P: Aa x AA
C. P: AA x AA
D. P: $X^A X^a$ x $X^A Y$

Câu 10: Người ta thường sử dụng nguồn nguyên liệu nào để chọn tạo giống
A. Nguồn tự nhiên và nhân tạo.
B. Chỉ dùng nguồn nhân tạo
C. Nguồn lai giống và đột biến.
D. Chỉ dùng nguồn tự nhiên

Câu 11: Theo ĐacuyN, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.

Câu 12. Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên lòai sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường
B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C.sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.

Câu 13.Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.

Câu 14.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. Di – nhập gen

Câu 15. Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 17. Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian

Câu 18: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI (GV soạn: Nguyễn Thị Loan)
Câu 1. Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:

Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a. Những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm[Đ]
b. Những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng chậm. [S]
c. Những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì nhu cầu oxy thấp. [S]
d. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể[Đ]

Câu 2. Hình bên dưới mô tả một cơ chế gây nên bệnh một loại bệnh nguy hiểm ở người. Quan sát hình và cho biết các phát biểu bên dưới phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Người mang đột biến này sẽ bị ung thư bạch cầu dòng tủy mãn tính [Đ]
b) Khi quan sát dưới kính hiển vi ta thấy NST 22 dài hơn bình thường. [S]
c) Đây là kết quả chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 9 và NST số 22. [Đ]
d) Kết quả sẽ làm cho NST số 9 bị lặp đoạn và NST số 22 bị mất đoạn. [S]

Câu 3. Trong thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng liên kết gene, khi bố trí thí nghiệm, Morgan đã cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thu được F1 sau đó lai phân tích ruồi giấm đực F1 thu được Fa. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a. 100% F1 biểu hiện tính trạng trội. [Đ]
b. F2 phân tính với tỉ lệ xấp xỉ 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. [S]
c. Gene quy định màu thân và gene quy định độ dài cánh có xu hướng di truyền cùng nhau. [Đ]
d. Trong số các cá thể biểu hiện kiểu hình trội ở F2, có 1/3 số cá thể có kiểu gene đồng hợp tử trội. [S]

Câu 4. Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo sinh sản nhanh với số lượng nhiều trong nước. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HABs). Vào trung tuần tháng 7 năm 2002, thảm họa “thủy triều đỏ” ở Bình Thuận (Việt Nam) từng làm khoảng 90% sinh vật trong vùng triều, kể cả cá, tôm trong các lồng, bè bị tiêu diệt; môi trường bị ô nhiễm nặng (theo khoahoc.tv). Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai về hiện tượng trên?
a) Tảo nở hoa gây hại cho các sinh vật biển là ví dụ về mối quan hệ ức chế. [Đúng]
b) Sự tồn tại của các loại tảo là hoàn toàn không có lợi cho hệ sinh thái. [Sai]
c) Loại bỏ các loài tảo ra khỏi hệ sinh thái sẽ đảm bảo sự phát triển cân bằng của hệ sinh thái. [Sai]
d) Việc kiểm soát hợp lý nguồn chất thải, nhất là ở vùng nuôi trồng thủy, hải sản là một trong những biện pháp quan trọng hạn chế HABs. [Đúng]

PHẦN III: TRẢ LỜI NGẮN (GV soạn: Phạm Văn Tùng)
CÂU 1_Biết: Khi nói về vai trò của đột biến nhiễm sắc thể có các phát biểu sau:
1. Đột biến nhiễm sắc thể cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống.
2. Đột biến đảo đoạn tạo ra những nòi mới từ loài là cơ sở hình thành loài mới.
3. Lai xa và đột biến đa bội là cơ chế dẫn đến hình thành loài mới.
4. Đột biến nhiễm sắc thể là con đường hình thành loài mới nhanh nhất.
Có bao nhiêu phát biểu trên đây là đúng? ĐÁP ÁN: 3

CÂU 2 _ VD: Bệnh máu khó đông hay còn gọi là Hemophilia
Ở người, bệnh máu khó đông do 1 đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST X. Một người phụ nữ bình thường có gen gây bệnh, lấy 1 người chồng bình thường. Tỉ lệ % con gái của họ bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu. Đáp án: 0%

CÂU 3_ Hiểu: Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ của kiểu gene AA bằng 9 lần tỉ lệ của kiểu gene aa. Biết không xảy ra đột biến, tần số allele A của quần thể là bao nhiêu? Đáp án: 75%

CÂU 4_ Biết: Quan sát hình 19.2 về sự tiến hóa của loài người theo thời gian và sự thay đổi cấu tạo hộp sọ, hãy cho biết có bao nhiêu dạng vượn người hóa thạch?

Đáp án: 3 (Homo habilis, Homo erectus, Homo neanderthalensis)

CÂU 5_ Hiểu: Khi khảo sát về diện tích khu phân bố (tính m2), và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm thu được kết quả như sau:
Xét tại thời điểm khảo sát, quần thể nào có mật độ lớn nhất. Đáp án: Quần thể số 4

CÂU 6_Hiểu: Trong một quần xã ruộng lúa có các sinh vật sau: Cây lúa, cỏ lồng vực, cá lóc, cá rô, chim ăn hạt, sâu ăn lúa. Trong quần xã này dựa vào cấu trúc chức năng dinh dưỡng thì nhóm sinh vật sản xuất có bao nhiêu loài sinh vật? Đáp án: 2

—————————-

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: