Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 5 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đây là đề thi được thiết kế theo chuẩn cấu trúc và nội dung của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh làm quen với dạng đề mới và nâng cao kỹ năng giải quyết câu hỏi một cách chủ động.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao trùm các chuyên đề cốt lõi trong chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng của di truyền học trong đời sống. Đề được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực, có tính phân loại rõ rệt, giúp học sinh rèn luyện cả kiến thức nền tảng và kỹ năng vận dụng thực tiễn. Đặc biệt, nhiều câu hỏi được tích hợp theo ngữ cảnh gần gũi, tăng cường khả năng phân tích và tư duy hệ thống.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức với đề số 5 và sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I (4,5 điểm): Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm.
Câu 1. Quá trình tổng hợp protein trên mạch khuôn của mRNA được gọi là quá trình
A. phiên mã.
B. nhân đôi.
C. hoạt hóa amino acid.
D. dịch mã.
Câu 2. Sự điều hòa biểu hiện của gen nhằm
A. tổng hợp ra protein cần thiết cho tế bào.
B. ức chế sự tổng hợp protein vào lúc cần thiết.
C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp protein.
D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà.
Câu 3. Sinh vật biến đổi gene là những sinh vật
A. chứa gene ngoại lai trong hệ gen, được tạo ra nhờ kĩ thuật chuyển gen.
B. có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là biến đổi gene có sẵn của loài.
C. có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là chỉnh sửa gene có sẵn của loài.
D. có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là bất hoạt một số gene của loài.
Câu 4. Nguyên lí chung của việc tạo thực vật, động vật biến đổi gene là dựa trên
A. hoạt động enzyme.
B. quá trình kết hợp của gene giữa hai loài.
C. nguyên lí biểu hiện gene.
D. nguyên lí DNA tái tổ hợp.
Câu 5. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- carotene (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
A. phương pháp cấy truyền phôi.
B. công nghệ gene.
C. phương pháp lai xa và đa bội hóa.
D. phương pháp nhân bản vô tính.
Câu 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới một
A. hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
B. số cặp nhiễm sắc thể.
C. số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
Câu 7. Đối tượng nghiên cứu của Mendel là
A. đậu hà lan.
B. ruồi giấm.
C. hoa phấn.
D. vi khuẩn.
Câu 8. Nhà khoa học nào sau đây là người đầu tiền đưa ra giả thuyết: “Nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau; Mỗi cơ thể con nhận 1 nhân tố di truyền của bố và 1 nhân tố di truyền của mẹ”?
A. Morgan.
B. Đarwin.
C. Mendel.
D. Monod và Jacob.
Câu 9. Phương pháp nghiên cứu của Mendel gồm các nội dung sau:
(1) Phân tích và giải thích kết quả lai qua ba thế hệ F1, F2, F3.
(2) Kiểm chứng giả thuyết.
(3) Lai các dòng thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản.
(4) Đề xuất giả thuyết mới.
(5) Đề xuất quy luật di truyền.
(6) Tạo các dòng thuần chủng bằng cách tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
Trình tự các bước thí nghiệm trong nghiên cứu là:
A. 6 → 3 → 1 → 4 → 2 → 5.
B. 6 → 1→ 2 → 3 → 4 → 5.
C. 6 → 3 → 2 → 4 → 1 → 5.
D. 6 →1 → 2 → 4 → 3 → 5.
Câu 10. Ở đậu hà lan, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ không thuần chủng có kiểu gen nào sau đây
A. aa.
B. AA.
C. AA và Aa.
D. Aa.
Câu 11. Di truyền liên kết giới tính là sự di truyền các tính trạng
A. thuộc về giới tính đực, cái của sinh vật.
B. thường do các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
C. do các gen nằm trên nhiễm sắc thể X quy định.
D. do các gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định.
Câu 12. Các gen sẽ di truyền liên kết khi các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên
A. các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
B. cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. một cặp nhiễm sắc thể thường.
D. cặp nhiễm sắc thể giới tính XX.
Câu 13. Hiện tượng liên kết gene có ý nghĩa
A. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gene và hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, tăng tính đa dạng của sinh giới.
C. tạo điều kiện cho các gene quý trên hai NST tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.
D. cho phép thiết lập bản đồ gene của sinh vật, giúp rút ngắn thời gian chọn giống.
Câu 14. Trong công tác gống, người ta có thể dựa vào bản đồ di truyền để
A. rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối, rút ngắn thời gian chọn giống.
B. xác minh thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide trên một gene.
C. chứng minh độ thuần chủng của giống đang nghiên cứu.
D. xác định mối quan hệ trội, lặn giữa các gene trên một NST.
Câu 15. Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?
A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống bố.
B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau.
C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ.
D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau.
Câu 16. Một số đột biến ở DNA ty thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Các nhận định về bệnh LHON dưới đây nhận định nào sai?
A. Bệnh LHON là bệnh di truyền theo dòng mẹ.
B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh.
C. Cả nam và nữ có thể mắc bệnh LHON.
D. Mức độ biểu hiện bệnh phụ thuộc vào lượng gene đột biến được nhận từ mẹ.
Câu 17. Cho phép lai sau:
P : ♀ Lợn móng cái x ♂ Lợn rừng
F1 : Lợn rừng lai
Phép lai trên thuộc thành tựu tạo giống vật nuôi nào sau đây?
A. chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên.
B. con lai sinh ra trong phép lai giữa các cá thể khác giống trong nước.
C. con lai sinh ra trong phép lai giữa giống trong nước với giống nhập nội.
D. nhập nội và nhân nuôi giống năng suất cao.
Câu 18. Trong một quần thể lớn, ngẫu phối ,nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì
A. thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi nhưng tần số các alen duy trì không đổi.
B. thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. thành phần kiểu gen của quần thể duy trì không đổi nhưng tần số các alen luôn thay đổi.
D. tỉ lệ thành phần các kiểu gen đồng hợp giảm, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng.
PHẦN II (4 điểm): CÂU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh sẽ chọn câu trả lời đúng hoặc sai. (Nếu đúng 1 ý = 0,1đ; 2 ý = 0,25đ; 3 ý = 0,5đ; 4ý = 1,0đ)
Câu 1: Cho sơ đồ thể hiện quá trình truyền đạt thông tin di truyền như sau:
a. (4) là cơ chế dịch mã.
b. (1) và (4) là cơ chế di truyền từ nhân ra tế bào chất quy định đặc điểm cho sinh vật.
c. (1) là một quá trình tự sao thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ sau.
d. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở (1), (2) và (3). Còn (4) không thể hiện nguyên tắc bổ sung.
Câu 2. Hình 2 mô tả cơ chế hình thành thể 3n và 4n của loài A (chú thích: AA là kí hiệu bộ NST 2n của loài A). Nhận định sau đây là đúng hay sai?
a. Đây là thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
b. Cơ chế hình thành các thể đột biến này là do không hình thành được thoi phân bào trong giảm phân.
c. Thể đột biến đa bội 3n thường không phát sinh giao tử nên không hạt và không có khả năng sinh sản.
d. Thể đột biến đa bội là con đường hình thành loài nhanh chóng thường thấy ở động vật.
Câu 3. Quan sát hình 3 dưới đây, cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai khi trồng cây cẩm tú cầu có cùng kiểu gene?
a. Hoa cẩm tú cầu trồng ở môi trường đất chua cây ra hoa màu hồng; Hoa cẩm tú cầu trồng ở môi trường đất kiềm cây ra hoa màu xanh.
b. Các cây cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng khi trồng trong đất có độ pH khác nhau sẽ cho màu hoa khác nhau. Độ pH của đất có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene.
c. Khi trồng loài hoa này trên đất có độ pH trung tính, chỉ cần bón thêm 1 ít vôi (CaO) và tưới nước khi thu hoạch sẽ có màu hồng.
d. Đem tất cả các loài hoa khác chỉ cần trồng ở môi trường đất chua cũng sẽ ra hoa màu xanh.
Câu 4. Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời,… Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a. Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời vì đề phòng sinh ra đời con bị bệnh, tật di truyền làm giảm sức sống.
b. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời làm tăng tỉ lệ kiểu gene dị hợp.
c. Giao phối cận huyết dẫn đến tỉ lệ kiểu gene đồng hợp tăng, trong đó các kiểu gene đồng hợp lặn có hại (quy định tính trạng xấu) có cơ hội được biểu hiện thành kiểu hình. Do đó, những ngườii con sinh ra từ kết quả giao phối cận huyết giữa bố và mẹ xuất hiện các tính trạng yếu, bị bệnh, tật di truyền làm giảm sức sống.
d. Cứ kết hôn gần trong vòng 3 đời sau đó nên đến cơ sở tư vấn di truyền trước khi kết hôn và thực hiện sàng lọc trước sinh để tránh sinh con mang các bệnh tật di truyền.
PHẦN III (1,5 điểm): CÂU TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 bằng số. Mỗi đáp án đúng: 0,25 điểm
Câu 1. Trong các sản phẩm sau : (1) DNA; (2) lipid; (3) carbohydrat; (4) polypeptid; (5) protein; (6) rRNA. Có bao nhiêu sản phẩm do quá trình phiên mã tổng hợp ra?
Câu 2. Cà chua có bộ NST là 2n = 24. Theo lí thuyết, tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội ở loài này có số lượng NST là bao nhiêu?
Câu 3. Trong trường hợp các gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBbddEe sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?
Câu 4. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen $\frac{Ab}{aB}$ tạo ra giao tử $\underline{AB}$ có tỉ lệ bao nhiêu % (biết tần số hoán vị gene là 20%)?
Câu 5: Một đoạn đầu của vùng mã hóa gene cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotide trên mạch gốc như sau: 3’TAC – AAG – AAT – GTT – TTA – CCT – CGG – GCG – GCC – GAA – AAT… 5′
Nếu đột biến thay thế nucleotide thứ 16 là C thay bằng A, thì số amino acid trong phân tử protein do gen đột biến tổng hợp là bao nhiêu?
Câu 6: Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối $I^A, I^B, I^O$. Kiểu gen $I^A I^A, I^A I^O$ quy định nhóm máu A. Kiểu gen $I^B I^B, I^B I^O$ quy định nhóm máu B. Kiểu gen $I^A I^B$ quy định nhóm máu AB. Kiểu gen $I^O I^O$ quy định nhóm máu O.
Trong một quần thể người, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỉ lệ nhóm máu A là bao nhiêu? (đáp án số thập phân).
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học