Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 11

Làm bài thi

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 11 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi được biên soạn dựa trên định hướng và cấu trúc của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh làm quen với hình thức đề thi mới và tăng cường khả năng xử lý câu hỏi đa dạng.

Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao phủ toàn bộ các chuyên đề trọng tâm của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền, quy luật di truyền, di truyền quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng công nghệ sinh học. Các câu hỏi trong đề được sắp xếp hợp lý, mang tính phân loại rõ ràng, phù hợp với nhiều mức độ học sinh từ trung bình đến khá – giỏi. Đây là nguồn tài liệu hữu ích để học sinh rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và củng cố kiến thức một cách bài bản.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn chinh phục đề số 11 để tiến gần hơn tới mục tiêu điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!

  • Số trang: 6 trang
  • Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cho các động lực sau đây:
1. Lực đẩy do áp suất của rễ.
2. Sự chênh lệch gradient nồng độ của các chất vận chuyển.
3. Lực kéo do thoát hơi nước của lá.
4. Lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Trong cây, nước và các chất khoáng được vận chuyển trong dòng mạch gỗ từ rễ lên thân lên lá nhờ sự phối hợp của các động lực nào dưới đây?
A. 1,2,3.
B. 1,3,4.
C. 2,3,4.
D. 1,2,4.

Câu 2. Ở thực vật, quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O đồng thời giải phóng O2, được gọi là gì?
A. Dinh dưỡng.
B. Hô hấp.
C. Quang hợp.
D. Vận chuyển các chất.

Câu 3. Carbohydrate là phân tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào dưới đây?
A. C, H, N.
B. C, O, N.
C. H, O, N.
D. C, H, O.

Câu 4. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gene, có thể liên quan đến một cặp nucleotide hoặc một số cặp nucleotide, được gọi là gì?
A. Đột biến gene.
B. Đột biến số lượng NST.
C. Đột biến NST.
D. Đột biến điểm.

Câu 5. Một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với quần thể khác, được gọi là gì?
A. Cách li sinh sản.
B. Loài sinh học.
C. Cách li sau hợp tử.
D. Cách li trước hợp tử.

Câu 6. Ở tế bào nhân sơ, thành phần nào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào?
A. Thành tế bào.
B. Màng sinh chất.
C. Vỏ nhầy.
D. Lông.

Câu 7. Nhân tố tiến hóa nào chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp mà không làm thay đổi tần số allele của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Phiêu bạt di truyền.

Câu 8. Trong các bằng chứng dưới đây, đâu là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới?
A. Bằng chứng hóa thạch.
B. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
C. Bằng chứng tế bào học.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 9. Tất cả những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật, được gọi là gì?
A. Nhân tố sinh thái.
B. Môi trường sống.
C. Nhịp sinh học.
D. Giới hạn sinh thái.

Câu 10. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là gì?
A. Kích thước quần thể.
B. Mật độ cá thể.
C. Kích thước tối đa.
D. Kích thước tối thiểu.

Câu 11. Trong quần xã, mối quan hệ nào một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại?
A. Kí sinh.
B. Cộng sinh.
C. Hợp tác.
D. Hội sinh.

Câu 12. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật tại một địa điểm xác định theo thời gian tương ứng với sự biến đổi của môi trường, được gọi là gì?
A. Diễn thế nguyên sinh.
B. Diễn thế sinh thái.
C. Diễn thế thứ sinh.
D. Hệ sinh thái.

Câu 13. Ở một loài thực vật, xét một tế bào bị đột biến NST như hình ảnh dưới đây. Các chữ cái í hiệu cho các gene trên NST. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đây là dạng đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến này xảy ra do 2 NST tương đồng trao đổi đoạn cho nhau.
C. Đây là dạng đột biên đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D. Dạng đột biến này chắc chắn gây chết cho thể đột biến.

Câu 14. Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai allele của gen quy định:
Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
A. 5,56%.
B. 12,50%.
C. 8,33%.
D. 3,13%.

Câu 15. Một số đột biến ở DNA ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.
B. Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh.
C. Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
D. Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.

Câu 16. Thalassemia (còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh), là một bệnh lý huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxygen). Ở bệnh nhân Thalassemia các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thalassemia là một bệnh di truyền lặn ở gene a – globin hoặc b – globin gây ra trên NST thường. Do đó, Thalassemia gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân và cả cộng đồng. Trong thực tế có một số gia đình bố mẹ bình thường, nhưng con sinh ra vẫn mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Khi nói về bệnh Thalassemia, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh được phát hiện dựa trên xét nghiệm NST lấy từ dịch ối hoặc nhau thai.
B. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh Thalassemia thì hkoong được sinh con vì con sẽ bị bệnh.
C. Bệnh được xác định dựa trên các kỹ thuật phân tử giúp xác định các gene gây bệnh.
D. Bệnh chỉ gặp ở nữ giới.

Câu 17. Cho các đặc điểm sau đây:
I. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên(CLTN) trong một hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp
II. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.
III. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định các đột biến và biến dị tổ hợp cũng không ngừng phát sinh, CLTN vẫn không ngừng tác động làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi liên tục hoàn thiện.
IV.Đặc điểm thích nghi của loài này có thể bị khống chế bởi đặc điểm thích nghi của kẻ thù
Có bao nhiêu đặc điểm giải thích vì sao nói các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 18. Gene p53 hoạt động ở pha G1 dẫn đến ức chế phân chia tế bào, khi gene p53 bị đột biến không còn khả năng kiểm soát sự phân chia tế bào, tế bào phân chia vô hạn dẫn đến hình thành khối u. Sử dụng adenoviral vector và gene p53 có khả năng điều hòa phân chia tế bào làm liệu pháp để chữa trị ung thư, biện pháp được ứng dụng trong liệu pháp gene đối với gene p53 là
A. gây ức chế hoặc bất hoạt gene p53.
B. làm biến đổi gene p53 có sẵn trong tế bào nhằm thay đổi chức năng điều hòa phân chia tế bào.
C. tiêm adenoviral vector trưc tiếp vào khối u kết hợp với thuốc hóa trị để gây ức chế khối u.
D. loại bỏ gene p53 đột biến khỏi hệ gene.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.
Câu 1. Hãy quan sát và cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Cấu tạo tim người có 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất), van hai lá nối tâm nhĩ và tâm thất.
b) Khi tâm thất phải co đẩy máu vào động mạch phổi, khi tâm thất trái co đẩy máu vào động mạch chủ.
c) Ở hình b) kết quả đo như sau: huyết áp tâm thu (186), huyết áp tâm trương (116) và nhịp tim (69). Kết quả đo cho thấy người này bị huyết áp thấp. Người này cần phối hợp giữa điều chỉnh lối sống với thuốc hạ huyết áp, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát huyết áp.
d) Rượu bia là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận đtrư, do đó người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia dễ gây ra tai nạn. Vì vậy, nhà nước tăng cường xử phạt đối với người lái xe có nồng độ cồn nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người khi tham gia giao thông.

Câu 2. Hình ảnh dưới đây mô tả bộ nhiễm sắc thể người bình thường và bộ nhiễm sắc thể người bệnh.
Hãy quan sát và cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Người mắc hội chứng này thuộc dạng đột biến thể một (2n – 1).
b) Cơ chế gây hội chứng này có thể do sự kết hợp giữa giao tử chứa 2 NST ở cặp 21 của mẹ với giao tử bình thường từ bố.
c) Người bị hội chứng này ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ, với những khó khăn trong học tập và kỹ năng xã hội.
d) Người bệnh này mắc hội chứng Turner và chỉ gặp ở nữ.

Câu 3. Phần lớn tế bào của động vật và thực vật có 2 loại NST là NST thường và NST giới tính. NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính. Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính trong tế bào như: Ờ người, động vật có vú, ruồi giấm (♂: XY, ♀: XX), ở chim, cá, một số loài côn trùng (♂: ZZ, ♀: ZW), châu chấu, dế (♂: XX, ♀: XO). Dựa vào những hiểu biết về di truyền giới tính và liên kết với giới tính, con người có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái để nâng cao giá trị kinh tế; ở người nếu biết được những bệnh do đột biến gene trên NST X hoặc Y xuất hiện ở bố hoặc mẹ có thể dự đoán được kiểu hình ở đời con.
Khi nói về di truyền trên NST giới tính và di truyền NST giới tính, các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) NST giới tính là NST chỉ chứa gene qui định giới tính.
b) Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau ở giới đực và giới cái.
c) Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 1 hay tỉ lệ nam nữ xấp xỉ bằng nhau là vì sự phân ly của cặp nhiễm sắc thể XY trong phát sinh giao tử tạo ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ 1:1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng có mang NST X đã tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, có sức sống ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.
d) Ở người tật dính ngón tay thứ 2 và 3 do gene lặn trên nhiễm sắc thể Y quy định. Nếu bố bị tật dính ngón tay 2 và 3 kết hôn với mẹ bình thường, sinh con trai sẽ bị tật này còn gái thì không.

Câu 4. Hình ảnh dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái:
Hãy quan sát và cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Các chuỗi thức ăn trong hình trên được mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
b) Trong hình trên linh miêu chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
c) Trong lưới thức ăn trên, cây xanh là loài có tổng sinh khối lớn nhất.
d) Trong lưới thức ăn trên, nếu linh miêu bị chết làm cho sư tử bị suy giảm số lượng.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc của Operon Lac:
Hãy quan sát và cho biết khi môi trường không có lactosec thì cấu trúc số mấy là vị trí mà protein ức chế sẽ gắn vào và ngăn cản quá trình phiên mã?

Câu 2. Cho các đặc điểm sau:
1. Là những cơ quan có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nhưng thưc hiện chức năng khác nhau.
2. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
3. Là bằng chứng trực tiếp của quá trình tiến hóa.
4. Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có cấu tạo gồm các thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (vùng nhân).
5. Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền là DNA (trừ một số virus vật chất di truyền là RNA).
6. Mọi tế bào đều có các thành phần hóa học: DNA, RNA, protein, các phân tử sinh học khác.
Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm của bằng chứng tế bào học?

Câu 3. Một quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gene 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa. Tần số allele A của quần thể là bao nhiêu?

Câu 4. Khảo sát mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã sinh vật, người ta thu được bảng số liệu sau:
Ghi chú: +: loài được lợi; -: loài không được lợi; 0: loài không lợi cũng không hại
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Kiểu quan hệ thứ 1 có thể là quan hệ hợp tác giữa trâu rừng và chim sáo.
II. Kiểu quan hệ thứ 4 có thể là mối quan hệ kí sinh của giun trong cơ thể người.
III. Kiểu quan hệ thứ 2 và thứ 5 là kiểu quan hệ hội sinh.
IV. Con người có thể ứng dụng kiểu quan hệ thứ 4 vào việc phòng trừ sâu hại cây trồng.

Câu 5. Hình ảnh dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các loài trong một quần xã :
Hãy quan sát và cho biết có bao nhiêu loài thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?

Câu 6. Ở gà gene quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính W, allele A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với allele a quy định lông nâu. Trong chăn nuôi, cần phân biệt sớm giới tính để gia tăng năng suất thì thực hiện phép lai nào sau đây?
1. Gà trống lông nâu × gà mái lông nâu.
2. Gà trống lông nâu × gà mái lông vằn.
3. Gà trông lông vằn × gà mái lông vằn.
4. Gà trống lông vằn × gà mái lông nâu.

—————————-

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: