Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 13 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi này được biên soạn dựa theo chuẩn định hướng của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh củng cố kỹ năng làm bài, phát triển tư duy và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho kỳ thi.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao phủ các chuyên đề trọng tâm của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền quần thể, tiến hóa, sinh thái học, và ứng dụng công nghệ sinh học. Các câu hỏi được xây dựng theo hướng phân hóa, phù hợp để đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh từ mức cơ bản đến nâng cao. Nhiều câu hỏi thực tiễn được lồng ghép giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức với đề số 13 để tăng tốc ôn luyện và sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi THPT 2025!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Cấu trúc nào sau đây giúp vi khuẩn tổng hợp protein?
A. Vỏ nhầy.
B. Ribosome.
C. Thành tế bào.
D. Màng sinh chất.
Câu 2: Chức năng của nhân tế bào nhân thực là
A. điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
B. giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
C. giúp tế bào thu nhận thông tin.
D. thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
Câu 3: Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa $CO_2$ và $H_2O$ thành hợp chất hữu cơ X đồng thời giải phóng Y. Chất X và Y lần lượt là
A. $CH_2O$ và $C_6H_{12}O_6$.
B. $C_6H_{12}O_6$ và $CH_2O$.
C. $C_{12}H_{22}O_{11}$ và $O_2$.
D. $C_6H_{12}O_6$ và $O_2$.
Câu 4: Tác nhân bên trong gây bệnh cho cơ thể là
A. đột biến gene.
B. virus.
C. vi khuẩn.
D. hóa chất độc hại.
Câu 5: Phiên mã ngược là hiện tượng
A. từ protein tổng hợp ra DNA.
B. từ RNA tổng hợp ra DNA.
C. từ DNA tổng hợp ra RNA.
D. từ protein tổng hợp ra RNA.
Câu 6. Toàn bộ lượng vật chất di truyền trong tế bào của sinh vật được gọi là
A. đột biến gene.
B. nhân tế bào.
C. nhiễm sắc thể.
D. hệ gene.
Câu 7. Quy trình kĩ thuật dựa trên nguyên lí tái tổ hợp DNA và nguyên lí biểu hiện gene, tạo ra các phân tử DNA tái tổ hợp và protein tái tổ hợp được gọi là
A. công nghệ DNA tái tổ hợp.
B. công nghệ di truyền.
C. công nghệ gene.
D. công nghệ tế bào.
Câu 8. Năm 1909, Correns đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau:
Lấy hạt phấn cây F1 của phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 của phép lai nghịch thì kiểu hình thu được ở đời con là
A. 50% cây lá xanh : 50% cây lá đốm.
B. 75% cây lá xanh : 25% cây lá đốm.
C. 100% cây lá xanh.
D. 100% cây lá đốm.
Câu 9. Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Kiểu gene của những người bị bệnh trong phả hệ trên đều giống nhau.
B. Kiểu gene của những người bị bênh ở thế hệ thứ II đều là đồng hợp lặn.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định
Câu 10. Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Gai hoa hồng và tua cuốn mướp.
B . Cánh bướm và cánh dơi.
C. Tay người và cánh dơi.
D. Gai xương rồng và gai tre.
Câu 11. Nhóm quần thể gồm các cá thể có tiềm năng giao phối trong tự nhiên và sinh con sống sót, có khả năng sinh sản nhưng sinh con không có khả năng sống sót hoặc không sinh sản được với các cá thể của các nhóm quần thể khác được gọi là
A. quần xã sinh vật.
B. loài sinh học.
C. hệ sinh thái.
D. quần thể.
Câu 12. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể mang allele mới cho quần thể?
A. Di – Nhập gen.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 13. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 14. Theo hình 2 thì loài nào có quan hệ tiến hóa gần gũi với người nhất?
A. Vượn Gibbon.
B. Gôrila.
C. Tinh tinh.
D. Đười ươi.
Câu 15. Sự sống trên Trái Đất được phát sinh và phát triển lần lượt qua các giai đoạn:
A. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
B. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.
C. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
Câu 16. Nhiều loài động vật kiếm ăn vào ban ngày và ngủ vào ban đêm nhằm mục đích nào sau đây?
A. Kiếm được nhiều thức ăn hơn.
B. Trốn tránh kẻ thù tốt hơn.
C. Tăng khả năng sinh sản.
D. Giúp động vật thích nghi với môi trường.
Câu 17. Quần xã có đặc trưng nào sau đây?
A. Tỉ lệ nhóm tuổi.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Mật độ cá thể.
D. Thành phần loài.
Câu 18. Mối ăn gỗ nhưng không tiêu hóa được gỗ mà phải nhờ trùng roi sống trong ruột mối tiêu hóa giúp. Mối quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối là gì?
A. Hợp tác.
B. Cộng sinh.
C. Kí sinh.
D. Hội sinh.
Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Quan sát hình ảnh về hoạt động của hệ dẫn truyền tim như sau
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Tim có thể hoạt động tự động nhờ hệ dẫn truyền tim.
b) Để phòng bệnh hệ tuần hoàn chỉ cần chú ý tới chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học.
c) Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp hệ tim mạch dần thích nghi với mức độ hoạt hoạt động thể lực cao.
d) Rượu, bia có thể làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ.
Câu 2. Khi nói về nhiễm sắc thể, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
b) Nhiễm sắc thể gồm hai loại: nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.
c) Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào soma ở trạng thái lưỡng bội (2n) luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
d) Ở các giao tử, số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
Câu 3. Quan sát hình 10.3, cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai khi trồng cây cẩm tú cầu có cùng kiểu gene?
a) Hoa cẩm tú cầu trồng ở môi trường acid cây ra hoa màu hồng.
b) Màu sắc hoa cẩm tú cầu chịu ảnh hưởng của độ pH của đất.
c) Các cây cẩm tú cầu khác kiểu gene nhưng khi trồng trong đất có độ pH giống nhau sẽ cho màu hoa giống nhau.
d) Có thể sử dụng các biện pháp hóa học để thay đổi màu sắc của hoa cẩm tú cầu.
Câu 4. Khi nghiên cứu về diễn thế sinh thái tại một khu rừng đã bị khai thác trước đó, các phát biểu sau về diễn thế sinh thái tại khu rừng này đúng hay sai?
a) Đây là diễn thế nguyên sinh.
b) Nguyên nhân gây ra diễn sinh thái trên là do sự thay đổi đột ngột về khí hậu.
c) Nếu khu rừng này không được phủ xanh nhanh chóng có thể dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở.
d) Nếu khu rừng này được bảo vệ tốt sau một thời gian có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 2. Hình 5 mô tả một giai đoạn của quá trình phiên mã xảy ra trong vùng mã hóa của một gene ở sinh vật nhân sơ. Vị trí nucleotide 1-2-3 là bộ ba mở đầu; các nucleotide còn lại của gene không được thể hiện trên hình.
Nếu nucleotide [?] trên hình là U thì phân tử mRNA này khi làm khuôn để dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polipeptide có bao nhiêu amino acid (kể cả amino acid mở đầu)?
Câu 3. Ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46. Trong tế bào sinh dưỡng của người bị hội chứng Turner có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Câu 4. Một quần thể thực vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ của kiểu gen AA bằng 9 lần tỉ lệ của kiểu gen aa. Hãy xác định tần số allele a trong quần thể này?
Câu 5. Cho các dữ kiện sau:
(1) Cây gỗ mục.
(2) Cây tầm gửi bám trên thân cây gỗ.
(3) Nhiệt độ.
(4) Hơi ẩm
(5) Ánh sáng.
(6) Gió.
(7) Phân bón.
(8) Con người.
Trong các dữ kiện trên, có bao nhiêu nhân tố sinh thái vô sinh?
Câu 6. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể có kích thước lớn nhất có bao nhiêu cá thể?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học